Lý Nhân nỗ lực trở thành cực phát triển quan trọng phía Đông tỉnh Hà Nam

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - "Huyện Lý Nhân trong nhiều năm qua luôn quan tâm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quy hoạch, kịp thời rà soát, điều chỉnh, bổ sung, cập nhật đồng bộ các quy hoạch phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm phát huy hiệu quả tiềm năng lợi thế và các nguồn lực của địa phương", ông Nguyễn Đức Nhương, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam) cho biết.

Ngày 20/7/2021, UBND tỉnh Hà Nam đã có Quyết định số 1269/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng huyện Lý Nhân đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Triển khai quy hoạch, diện mạo kinh tế - xã hội huyện Lý Nhân đã có nhiều thay đổi.

Tiềm năng trở thành khu vực điểm sáng về Công nghiệp – Công nghệ cao

Quy hoạch xây dựng vùng huyện Lý Nhân đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt tại Quyết định số 2276/QĐ-UBND ngày 31/10/2019. Tuy nhiên, do có sự điều chỉnh mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, chiến lược ngành, lĩnh vực tác động lớn đến mục tiêu sử dụng đất, môi trường, bố cục không gian của vùng làm thay đổi mục tiêu của quy hoạch. Bởi vậy, UBND tỉnh Hà Nam đã điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Lý Nhân bằng quyết định số 1269/QĐ-UBND. Việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Lý Nhân là vô cùng cần thiết để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội và phù hợp với các quy hoạch cấp trên có liên quan.

Quyết định số 1269/QĐ-UBND hướng tới mục tiêu chung là khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của huyện Lý Nhân trong vùng Vùng Thủ đô, vùng đồng bằng Nam sông Hồng và vai trò cửa ngõ phía Đông của tỉnh Hà Nam. Nhằm hình thành Lý Nhân trở thành khu vực điểm sáng về lĩnh vực Công nghiệp – Công nghệ cao trong giai đoạn tới. Lý Nhân sẽ kết hợp phát triển hài hòa và bền vững giữa đô thị và nông thôn; bảo vệ môi trường tự nhiên, sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu; đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Mục tiêu trên được đặt ra dựa trên những lợi thế về vị trí địa lý, quỹ đất, nguồn nhân lực... của huyện Lý Nhân. Cụ thể, Lý Nhân được tự nhiên ưu ái cho quỹ đất nông nghiệp dồi dào, phù sa màu mỡ, giúp địa phương phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển “công nghiệp trong nông nghiệp” khi nằm giữa hai dòng sông Hồng và Châu Giang.

Tuyến đường bộ nối cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình đã chính thức đi vào hoạt động. (Ảnh UBND huyện Lý Nhân cung cấp)

Tuyến đường bộ nối cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình đã chính thức đi vào hoạt động. (Ảnh UBND huyện Lý Nhân cung cấp)

Đặc biệt, tuyến nối 2 đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Cầu Giẽ - Ninh Bình và cầu Hưng Hà từ khi chính thức đi vào hoạt động đã giúp thay đổi lợi thế vị trí của huyện Lý Nhân. Huyện Lý Nhân có được tiềm năng kép khi không chỉ là một huyện trọng điểm về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh, mà đã trở thành địa phương có tiềm năng phát triển về công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp.

Hiện tại, toàn huyện lý nhân đã có gần 500 doanh nghiệp, 22 làng nghề, góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn từ đó nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, giảm nghèo bền vững. Thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt 64,2 triệu đồng/người/năm, năm 2023 phấn đấu đạt 75,5 triệu đồng/người/năm.

Huyện Lý Nhân đang dần “thay da đổi thịt”

Trao đổi với Báo Pháp luật Việt Nam, ông Nguyễn Đức Nhương, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Lý Nhân cho biết, huyện Lý Nhân trong nhiều năm qua luôn quan tâm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quy hoạch, kịp thời rà soát, điều chỉnh, bổ sung, cập nhật đồng bộ các quy hoạch phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm phát huy hiệu quả tiềm năng lợi thế và các nguồn lực của địa phương.

Để thúc đẩy phát triển kinh tế, cụ thể hóa quy hoạch được phê duyệt, huyện Lý Nhân đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống hạ tầng góp phần thu hút đầu tư. Các tuyến đường huyện và xã đều cơ bản đảm bảo theo tiêu chuẩn nông thôn mới. Đặc biệt, Lý Nhân đã triển khai hàng loạt dự án giao thông trọng điểm đi qua địa bàn huyện đã đáp ứng nhu cầu đi lại thuận tiện của nhân dân, góp phần kết nối giao thương, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn như Dự án đường bộ nối 2 đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, Cầu Giẽ- Ninh Bình; Dự án xây dựng cầu Thái Hà, cầu Hưng Hà…

Ông Nguyễn Đức Nhương, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam). (Ảnh Vũ Lành)

Ông Nguyễn Đức Nhương, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam). (Ảnh Vũ Lành)

Hiện nay, huyện Lý Nhân đang tập trung phối hợp thực hiện một số dự án trọng điểm là các tuyến đường liên kết vùng, khu công nghệ cao… Trong đó, huyện Lý Nhân đã hoàn thiện quy hoạch xây dựng đồng bộ hạ tầng Khu công nghiệp Thái Hà giai đoạn 1 với diện tích 100ha và đang triển khai giải phóng mặt bằng (GPMB) Khu công nghiệp Thái Hà Giai đoạn 2. Huyện Lý Nhân cũng đã quy hoạch, xây dựng 4 cụm công nghiệp với tổng diện tích 174 ha góp phần thu hút đầu tư trên địa bàn huyện trong thời gian tới...

Trong giai đoạn ngắn hạn đến năm 2025, huyện Lý Nhân phấn đấu phát triển hệ thống hạ tầng khung và các dự án trọng điểm như Tuyến đường 495B, đường nối 2 Đền Trần, đường ĐH 04 đảm bảo sự kết nối giữa các khu vực, các vùng, các huyện trên địa bàn tỉnh; trạm điện 110KV, 220KV đảm bảo phục vụ cho khu CNC và các khu công nghiệp; hệ thống mương SL23, CG2, CG4... đảm bảo việc tiêu thoát nước cho khu vực tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.

Huyện Lý Nhân cũng sẽ triển khai xây dựng các dự án đô thị mới hiện đại, đồng bộ. Lý Nhân đang thực hiện xây dựng hạ tầng 06 dự án đô thị mới và đã được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư 06 dự án, đang triển khai lập quy hoạch 17 dự án...

Trước những yêu cầu cao của quy hoạch, huyện Lý Nhân cũng gặp một số khó khăn nhất định, ông Nguyễn Đức Nhương cho biết, hiện nay, tỉnh Hà Nam đang trong giai đoạn hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050, do đó quy hoạch vùng huyện cần phải được rà soát, điều chỉnh, bổ sung, cập nhật đồng bộ phù hợp với quy hoạch tỉnh sau khi được phê duyệt.

Bên cạnh đó, huyện Lý Nhân là huyện nông nghiệp, các nguồn thu còn hạn chế, dẫn đến nguồn lực để đầu tư cho các dự án phát triển hạ tầng khung của huyện còn gặp khó khăn.

Lý Nhân cũng đã định hướng cho người dân thay đổi tư duy làm nông nghiệp. Hướng đến sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. (Nguồn ảnh UBND huyện Lý Nhân cung cấp).
Lý Nhân cũng đã định hướng cho người dân thay đổi tư duy làm nông nghiệp. Hướng đến sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. (Nguồn ảnh UBND huyện Lý Nhân cung cấp).

Dù gặp những khó khăn nhất định nhưng quy hoạch này được đa số người dân Lý Nhân đón nhận. Nổi bật là việc người dân Lý Nhân nhanh chóng nhận bồi thường GPMB, bàn giao đất để thực hiện các dự án kết nối khu công nghệ cao... Đồng thời, nhiều gia đình tại các khu dự án CNC đã định hướng cho con em lựa chọn học các trường vừa học vừa làm, trung tâm dạy nghề để chuyển đổi nghề nghiệp, sẵn sàng cung ứng các dịch vụ cần thiết khi hình thành các khu CNC.

Ông Nguyễn Đức Nhương nhận định, những điều chỉnh về quy hoạch tại Quyết định 1269/QĐ-UBND là rất kịp thời, cần thiết và có tác động tích cực tới sự phát triển của huyện Lý Nhân.

“Quyết định này đã giúp cho chính quyền huyện Lý Nhân thay đổi tư duy quản lý vùng khi có điểm sáng là công nghệ cao. Từ đây, lãnh đạo huyện Lý Nhân cũng đã định hướng cho người dân thay đổi tư duy làm nông nghiệp. Theo đó, từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, Lý Nhân sẽ dần chuyển sang công nghiệp – công nghệ cao”, ông Nguyễn Đức Nhương cho hay.

 Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Luật đất đai

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Luật đất đai

(PLVN) -  Ngày 15/10, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp với Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị Đối thoại giữa cơ quan soạn thảo luật, các chuyên gia, doanh nghiệp và báo chí về cách hiểu và vận dụng Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn thi hành vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp bất động sản.
Đồng Nai tiến hành tổng kiểm kê đất đai

Đồng Nai tiến hành tổng kiểm kê đất đai

(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi vừa tổ chức cuộc họp với Sở Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) và các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc, đề nghị thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) kiểm kê đất đai để tiến hành tổng kiểm kê đất đai trên toàn địa bàn.
Nhà ở, đất ở tại đô thị TP HCM. Ảnh minh họa

TP HCM cho áp dụng bảng giá đất hiện hành để tính thuế

(PLVN) - UBND TP HCM cho phép các cơ quan chức năng có thẩm quyền sử dụng Bảng giá đất được ban hành theo Luật Đất đai năm 2013 để giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai trong giai đoạn từ ngày 01/8/2024 cho đến khi ban hành bảng giá đất mới.
Thứ trưởng Lê Minh Ngân chủ trì hội nghị giải đáp những thắc mắc của các cán bộ ngành tài nguyên của 63 tỉnh, thành và tiếp thu những ý kiến đóng góp của các địa phương để hoàn thiện thể chế.

Các bất cập cần được kịp thời gửi về Bộ TN&MT để nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện thể chế

(PLVN) - Thứ trưởng Lê Minh Ngân đề nghị, các Sở TN&MT khẩn trương tham mưu UBND, HĐND tỉnh xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương đối với các nội dung đã được giao trong Luật Đất đai năm 2024 để việc triển khai thực hiện pháp luật đất đai được kịp thời và đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.
Tiến độ xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 của Chính phủ đang ở mức thấp so với đề án đưa ra. (Ảnh minh họa)

Mới có 79 dự án nhà ở xã hội hoàn thành

(PLVN) - Bộ Xây dựng vừa báo cáo Thủ tướng về tình hình triển khai đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021 - 2030. Theo đó, từ năm 2021 đến nay, cả nước đã hoàn thành khoảng 40.600 căn nhà ở xã hội, trong đó Bắc Ninh, Hà Nội, Bắc Giang, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Tây Ninh, Bình Dương… dẫn đầu cả nước.