Lý giải một số "điều chưa biết rõ" về biến thể Omicron

Kỹ thuật viên Công nghệ sinh học phân tử, Sarah Corcoran, tại Đại học Bang Ohio (Columbus, Ohio, Hoa Kỳ) chuẩn bị các mẫu virus SARS-CoV-2 để tiến hành quy trình giải trình tự RNA ngày 13/12/2021. Ảnh: Reuters
Kỹ thuật viên Công nghệ sinh học phân tử, Sarah Corcoran, tại Đại học Bang Ohio (Columbus, Ohio, Hoa Kỳ) chuẩn bị các mẫu virus SARS-CoV-2 để tiến hành quy trình giải trình tự RNA ngày 13/12/2021. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Các nhà nghiên cứu cho biết những khác biệt chính về mức độ phát triển của Omicron so với các biến thể khác của virus corona có thể giúp dự đoán tác động của Omicron đối với cơ thể con người.

Một số nghiên cứu gần đây về COVID-19 (chưa được đánh giá đồng đẳng) cho biết, Omicron nhân lên nhanh hơn trong đường thở, chậm hơn trong phổi.

So với biến thể Delta trước đó, Omicron tự nhân lên nhanh hơn 70 lần trong các mô lót đường thở, điều này có thể tạo điều kiện lây lan từ người sang người. Nhưng trong các mô phổi, Omicron sao chép chậm hơn 10 lần so với phiên bản gốc của virus corona nên có thể góp phần làm cho bệnh ít nghiêm trọng hơn.

Trong một bản tin do Đại học Hồng Kông phát hành, trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Michael Chan Chi-wa cho biết, "Điều quan trọng cần lưu ý là mức độ nghiêm trọng của bệnh ở người không chỉ được xác định bởi sự nhân lên của virus" mà còn bởi phản ứng miễn dịch của mỗi người đối với virus, đôi khi tiến triển thành viêm đe dọa tính mạng. Tiến sĩ Chan nói thêm, "Bằng cách lây nhiễm cho nhiều người hơn, mối đe dọa tổng thể từ biến thể Omicron có thể là rất đáng kể".

Ngoài ra, sử dụng các mô hình máy tính của protein đột biến trên bề mặt của Omicron, các nhà nghiên cứu đã phân tích các tương tác phân tử xảy ra khi gai bám vào một protein trên bề mặt tế bào có tên là ACE2, cửa ngõ của virus vào tế bào.

Nói một cách ẩn dụ, virus ban đầu có sự bắt tay với ACE2, nhưng cách "cầm" của Omicron "trông giống như một cặp đôi đang nắm tay nhau với các ngón tay đan vào nhau", Joseph Lubin của Đại học Rutgers ở New Jersey (Mỹ) cho biết. "Giải phẫu phân tử" của "sự bắt tay" này có thể giúp giải thích cách các đột biến của Omicron hợp tác để giúp nó lây nhiễm các tế bào, ông Lubin nói thêm.

Tiến sĩ Lubin cũng cho biết: mũi vaccine tăng cường làm tăng mức độ kháng thể, dẫn đến "nhiều người bảo vệ hơn", điều này có thể bù đắp ở một mức độ nào đó cho "sự bám chặt của một kháng thể riêng lẻ yếu hơn".

Các phát hiện, được đăng trên trang web bioRxiv trước khi đánh giá đồng đẳng cần được xác minh thêm, "đặc biệt là với các mẫu thực tế từ con người," Lubin nói. "Mặc dù những dự đoán về cấu trúc phân tử của chúng tôi hoàn toàn không phải là kết luận cuối cùng đối với Omicron, nhưng (chúng tôi hy vọng) chúng cho phép phản ứng nhanh hơn và hiệu quả hơn từ cộng đồng toàn cầu."

Cứ 10 người bị nhiễm thì có 4 người có thể vô tình lây lan virus

Theo một nghiên cứu khác được công bố trực tuyến trên tạp chí JAMA, những người bị nhiễm bệnh không có triệu chứng có thể góp phần đáng kể vào việc lây truyền SARS-CoV-2.

Các nhà nghiên cứu đã tổng hợp dữ liệu từ 77 nghiên cứu trước đó liên quan đến tổng số 19.884 người bị nhiễm SARS-CoV-2 và phát hiện ra rằng, trong số những người bị nhiễm bệnh trong cộng đồng nói chung, khoảng 40% không có triệu chứng, 54% là phụ nữ mang thai, 53% là khách du lịch, 48% người trong viện dưỡng lão và 30% người chăm sóc sức khỏe bị nhiễm bệnh từ nhiên viên cơ sở y tế hoặc bệnh nhân đang điều trị.

Tỷ lệ tổng hợp các ca nhiễm trùng không có triệu chứng là khoảng 46% ở Bắc Mỹ, 44% ở châu Âu và 28% ở châu Á. "Tỷ lệ nhiễm trùng không triệu chứng cao làm nổi bật nguy cơ lây truyền tiềm ẩn", Min Liu và các đồng nghiệp tại Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc viết.

Các quan chức nên sàng lọc các trường hợp nhiễm virus không có triệu chứng để "cách ly và theo dõi tiếp xúc".

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.