Lý do phải xem xét lại hồ sơ giáo sư của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến

Lý do phải xem xét lại hồ sơ giáo sư của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến
Giáo sư, tiến sỹ Phạm Gia Khánh, Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư ngành Y trao đổi thông tin xung quanh việc hồ sơ xét chức danh giáo sư của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phải nằm trong diện xem xét lại.

- Thưa giáo sư, trong số 129 hồ sơ thuộc diện phải xem xét lại sau rà soát, có 19 hồ sơ thuộc ngành y tế. Ông có thể lý giải nguyên nhân vì sao?

Giáo sư Phạm Gia Khánh: Năm 2017, Hội đồng giáo sư ngành Y học được 219 hồ sơ của các ứng viên xét chức danh giáo sư, phó giáo sư. Trong số này, có 192 hồ sơ đủ tiêu chuẩn, gồm 173 hồ sơ xét phó giáo sư và 19 hồ sơ xét danh hiệu giáo sư.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ yêu cầu rà soát, Hội đồng chức danh giáo sư ngành Y đã rà soát đợt một, tập trung vào ba đối tượng. Thứ nhất là ứng viên có đơn thư khiếu nại. Thứ hai là các hồ sơ mà trong quá trình làm việc tổ thanh tra thấy chưa chặt chẽ. Thứ ba là các ứng viên thuộc diện cán bộ quản lý.

Trong ba đối tượng đó chúng tôi lọc ra 19 hồ sơ. 19 hồ sơ này trong quá trình rà soát chúng tôi vẫn thấy đều đảm bảo tiêu chí cả nên vẫn đề nghị Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước bảo lưu kết quả.

Ngày 27/2 vừa qua Hội đồng giáo sư nhà nước họp, chúng tôi đề xuất phương án là những hồ sơ không có vấn đề gì thì công bố trước, còn để lại những hồ sơ rà soát lại sau là những hồ sơ trên và công bố sau.

Vì vừa rồi làm thời gian ngắn quá, lại đúng dịp Tết nên sợ rà soát chưa đảm bảo. Nhưng có thực hiện như trên hay không thì hôm nay còn xin ý kiến Thủ tướng. Nếu Thủ tướng đồng ý thì sẽ triển khai.

- Giáo sư từng khẳng hồ sơ của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đủ, thậm chí thừa tiêu chuẩn để đạt chức danh giáo sư, điểm số rất cao. Vậy, vì sao hồ sơ này lại nằm trong diện phải xem xét lại?

Giáo sư Phạm Gia Khánh: Hồ sơ của Bộ trưởng Tiến rất đầy đủ những tiêu chuẩn của chức danh giáo sư hiện hành và ở mức độ cao.

Ở tiêu chí đào tạo, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đào tạo 3 tiến sĩ, 4 thạc sỹ lấy bằng và đang đào tạo 3 nghiên cứu sinh. Bà tham gia giảng dạy tại Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, kiêm chủ nhiệm 2 bộ môn, giảng dạy tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Bộ trưởng có 2 cuốn chuyên khảo, 3 giáo trình, 3 sách tham khảo và 2 sách hướng dẫn.

Về nghiên cứu khoa học, Bộ trưởng chủ trì 2 đề tài cấp Nhà nước, số đề tài cấp bộ đã nghiệm thu là 6, cùng 15 đề tài cấp cơ sở. Bà có trên 90 bài báo khoa học, 14 bài đăng trong tạp chí quốc tế ISI, tổng điểm quy đổi cao (34,38 điểm). Trong khi đó, chức danh giáo sư chỉ yêu cầu 20 điểm.

Tuy nhiên, hồ sơ của Bộ trưởng vẫn ở nhóm phải rà soát lại vì có đơn khiếu kiện. Hiện chúng tôi đang kết hợp các bên liên quan để xem xét giải quyết các đơn khiếu kiện này.

- Có ý kiến cho rằng cán bộ quản lý không cần chức danh giáo sư, phó giáo sư và nên tập trung cho công tác quản lý. Quan điểm của giáo sư về vấn đề này như thế nào?

Giáo sư Phạm Gia Khánh: Những người làm quản lý thì không cần chức danh giáo sư, nhưng nếu họ làm được thì đáng trân trọng và hoan nghênh. Nhiều người cho rằng bộ trưởng là quản lý cấp cao, trăm công nghìn việc thì thời gian đâu mà giảng dạy, nghiên cứu. 

Nhưng những người nói như vậy là những người chưa làm công tác quản lý hoặc đã làm quản lý nhưng là người quản lý ôm đồm, làm chưa tốt công tác quản lý điều hành. Bộ trưởng trăm công nghìn việc thật nhưng dưới bộ trưởng có hàng nghìn cánh tay, còn có các thứ trưởng, dưới thứ trưởng có các cục, vụ, các chuyên viên. Bộ trưởng không tham gia trực tiếp vào các việc mà biết điều hành, sử dụng các cán bộ giúp việc của mình. 

Trước đó, phó giáo sư Trần Thị Trung Chiến, khi làm Bộ trưởng Bộ Y tế vẫn đi giảng dạy rất say sưa.

Ví dụ như giáo sư Nguyễn Viết Tiến, khi làm Thứ trưởng Bộ Y tế vẫn làm Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Chủ nhiệm bộ môn Sản của Đại học Y Hà Nội. Ngày họp Chính phủ, chiều về khám bệnh, tối mổ đến 9 giờ đêm.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến vẫn viết đến trên 90 bài báo; 14 bài đăng trên các tạp chí ISI, là những tạp chí rất khó đăng; hướng dẫn nghiên cứu sinh, chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước… Hãy nhìn hồ sơ của Bộ trưởng để biết có đạt tiêu chuẩn hay không. Làm được điều đó là đáng trân trọng và khâm phục.

- Xin cảm ơn giáo sư!.

Tin cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ

(PLVN) - Ngày 10/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh và tặng quà các gia đình chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Phú Thọ.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh:VGP)
(PLVN) -  Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ chỉ đạo định hướng chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác chuyển đổi số 2024: Nhiều chuyển biến tích cực

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kết luận Hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, nhiều nội dung, nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC,CĐS) được thực hiện với quyết tâm cao. Công tác CCHC,CĐS trong Bộ Quốc phòng (BQP) có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung hoàn thành tốt, nổi bật là đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử.

Không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Hướng tới lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động trọng điểm như không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh và diễu hành. Các lực lượng tham gia đã bắt đầu huấn luyện chặt chẽ qua nhiều giai đoạn, với yêu cầu cao về sự phối hợp, kỷ luật và an toàn tuyệt đối.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật
Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo hội nghị. Báo CAND trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư. 

“Chìa khóa” để hưng thịnh, giàu mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Dành ưu tiên hàng đầu cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký LHQ về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sáng 6/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 trụ cột để Gia Lai phát triển sâu sắc, toàn diện

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Tấn Lực
(PLVN) - Tại buổi làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh Gia Lai ngày 6/1, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Gia Lai cần bám sát vào các Nghị quyết của Trung ương, các quy hoạch và chiến lược đã được duyệt, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế Gia Lai một cách sâu sắc, toàn diện dựa trên 3 trụ cột chính: Nông nghiệp, công nghiệp và du lịch.

Có hơn 5 nghìn văn bản liên quan đến điều chỉnh, sắp xếp bộ máy hành chính

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 41. (Ảnh: Nghĩa Đức)
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và quyết định một số nội dung quan trọng, cấp bách khác theo thẩm quyền liên quan tới việc sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi), Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và gần 300 luật liên quan đến chuyên ngành, đến tổ chức. Bộ Tư pháp cũng đã tổng kết có khoảng 4.922 văn bản nghị định, thông tư liên quan tới việc điều chỉnh, sắp xếp bộ máy hành chính.

Báo Pháp luật Việt Nam giành giải Báo chí Diên Hồng

Trao bằng khen của Văn phòng Quốc hội tặng 20 tập thể có nhiều đóng góp cho giải Diên Hồng lần thứ ba.
(PLVN) - Tối 5/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - 2025. Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được trao hai giải tại sự kiện.