Lý do Luật giá đã đến lúc cần phải sửa đổi

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Luật giá số 11/2012/QH13 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013. Tuy nhiên, sau 9 năm thi hành Luật bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn cũng đã phát sinh một số tồn tại, hạn chế cần phải sửa đổi.

Phạm vi và biện pháp bình ổn giá chưa hiệu quả

Theo Bộ Tài chính, nội dung một số Điều, Khoản tại Luật giá còn có cách hiểu khác nhau, gây khó khăn cho áp dụng thực hiện; hoặc một số quy định không còn phù hợp với thực tiễn; hoặc hiện đã có một số vấn đề mới phát sinh đòi hỏi phải được thể chế tại Luật.

Cụ thể, theo Bộ này, đối với danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá được quy định cụ thể tại Luật để thể hiện rõ quan điểm trong công tác quản lý, điều hành giá, công khai, minh bạch, tránh sự lạm dụng phát sinh các trường hợp chưa thật sự cần thiết, tuy nhiên trong thực tiễn hiện đã phát sinh tồn tại, hạn chế như:

Trong trường hợp đặt ra vấn đề phải sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá, định giá thì các thủ tục trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định phải có đủ thời gian để thực hiện quy trình hiện hành; Do đó, sẽ khó đáp ứng được ngay yêu cầu quản lý phát sinh từ thực tiễn.

Hơn nữa, đối với công tác bình ổn giá, tính đến thời điểm hiện nay có những mặt hàng chưa hoặc không phát sinh yêu cầu thực hiện bình ổn giá. Theo đánh giá cho thấy việc không có phát sinh cũng là phù hợp, phản ánh kết quả công tác điều hành giá, kiểm soát lạm phát đã phát huy hiệu quả; tuy nhiên, với điều kiện kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn qua và tầm nhìn đến giai đoạn tiếp theo thì một số mặt hàng không thể phát sinh bình ổn giá (do cung cầu luôn được đảm bảo với nền kinh tế Việt Nam) nên được xem xét đưa ra khỏi danh mục thực hiện bình ổn giá.

Bên cạnh đó, gắn với danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì việc phân công, phân cấp trong quản lý giá được giao cho Chính phủ quy định chi tiết. Trong thực tiễn cho thấy việc phân công, phân cấp cần phải được thực hiện nhất quán, bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ quản lý ngành lĩnh vực để nâng cao trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong từng khâu; việc phân cấp định giá Nhà nước từ trung ương xuống địa phương còn thiếu tính đồng bộ,

Cũng theo Bộ Tài chính, về phạm vi và biện pháp bình ổn giá chưa linh hoạt, hiệu quả chưa cao khi có phát sinh biến động giá của những mặt hàng thiết yếu, quan trọng đối với đời sống nhân dân và toàn xã hội, nhất là trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh, khó khăn trong việc quyết định triển khai bình ổn giá.

Phát triển quá “nóng” doanh nghiệp thẩm định giá

Theo Bộ Tài chính, đối với hoạt động định giá Nhà nước, việc định giá theo 2 phương pháp chủ đạo hiện hành là phương pháp so sánh và phương pháp chi phí còn khó khăn khi áp dụng đối với một số trường hợp định giá các dịch vụ (như dịch vụ khám chữa bệnh, giáo dục...); việc định giá trong một số trường hợp cũng cần tính đến các yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội hoặc đời sống nhân dân nên cần thiết phải bổ sung nguyên tắc về lộ trình triển khai cơ chế giá thị trường tại Luật.

Một mặt khác là các hình thức định giá (giá cụ thể, khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu) chưa đáp ứng được những phát sinh trong thực tiễn gần đây; như đối với giá xăng dầu, gas, than, một số mặt hàng nông sản, dịch vụ viễn thông... vẫn chưa hoàn toàn có sự cạnh tranh hoàn hảo cần phải có biện pháp quản lý, điều hành gián tiếp.

Đối với công tác hiệp thương giá mặc dù đã góp phần khắc phục những khuyết tật của thị trường đối với các hàng hóa, dịch vụ độc quyền, cạnh tranh hạn chế, cả 2 bên mua – bán phụ thuộc lẫn nhau nhưng vẫn còn có bất cập về phạm vi áp dụng và giá trị pháp lý của mức giá hiệp thương.

Trong khi đó, biện pháp kê khai giá thể hiện rất rõ chủ trương quản lý, điều hành giá gián tiếp, phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý Nhà nước. Theo quy định hàng hóa thuộc diện kê khai do Doanh nghiệp tự định và gửi bản kê khai đến cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện là phù hợp với thực tiễn hiện nay. Tuy nhiên, thực tế là chưa phát huy được hết hiệu quả đối với cả cơ quan quản lý và cả phía đơn vị thực hiện. Theo quy định tại Luật Giá và các văn bản hướng dẫn thi hành thì việc kê khai chỉ là cung cấp thông tin về giá để có ngay các giải pháp điều hành, bình ổn giá, vì vậy cần tiếp tục củng cố khâu tổ chức thực hiện linh hoạt, hiệu quả.

Cũng theo Bộ Tài chính, đối với công tác kiểm tra, thanh tra giá: Tại Luật giá chưa có các quy định cụ thể về công tác kiểm tra chấp hành pháp luật về giá; một số chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực giá và thẩm định giá vẫn còn chưa đủ chặt chẽ, đảm bảo theo kịp với sự phát triển, thay đổi không ngừng của kinh tế xã hội nói chung cũng như từng ngành nghề nói riêng.

Do vậy, công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá luôn gặp khó khăn nhất định; nhất là khi phát sinh các yêu cầu về đánh giá nắm bắt chi phí giá thành, công tác định giá của doanh nghiệp để phục vụ triển khai các giải pháp điều hành, bình ổn giá thị trường. Trong bối cảnh quản lý giá bằng các biện pháp vĩ mô, trao nhiều quyền chủ động cho doanh nghiệp thì việc tăng cường công tác hậu kiểm là cần thiết được chú trọng hơn nữa.

Về thẩm định giá, việc phát triển nóng về số lượng các doanh nghiệp

thẩm định giá trong thời gian gần đây dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp

thay đổi người đại diện theo pháp luật liên tục trong thời gian ngắn hoặc thẩm định viên về giá có hiện tượng không làm toàn thời gian tại doanh nghiệp dẫn đến khó khăn cho công tác quản lý nhà nước cũng như làm giảm hiệu quả hoạt động, trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp.

Hiện Luật giá chưa có quy định chặt chẽ để đảm bảo tính ổn định về nhân sự của doanh nghiệp thẩm định giá, nhất là người đại diện theo pháp luật; chưa có quy định định tính về chất lượng hành nghề của thẩm định viên trong trường hợp phải đình chỉ hành nghề khi không đảm bảo chất lượng. Các quy định về đình chỉ, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá của doanh nghiệp chưa bao quát đầy đủ các trường hợp trong thực tiễn phát sinh hoặc chưa cụ thể. Các quy định về đình chỉ, thu hồi Thẻ thẩm định viên còn thiếu và chưa rõ nên khó khăn cho khâu thực hiện.

Ngoài các lý do nói trên, cũng theo Bộ Tài chính, Luật giá 2012 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành tuy đã tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý, điều hành giá nhưng thực tế thị tại một số Bộ Luật, Luật khác cũng có quy định về giá. Trong đó có những quy định trùng lặp nhưng cũng có những quy định mở rộng hơn, thậm chí một số quy định gây ra chồng chéo, mâu thuẫn với Luật giá.

Đọc thêm

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả
(PLVN) - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an (C06) đã có hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng công chứng cách để phân biệt ứng dụng VNeID thật, giả và Căn cước công dân (CCCD) thật, giả nhằm góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, giả mạo, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Cần quy định cụ thể về trừ điểm giấy phép lái xe

Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe được đánh giá là sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN).
(PLVN) -  Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (dự thảo Luật) là quy định về trừ điểm giấy phép lái xe. Tán thành với nội dung này nhưng nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ràng hơn để tránh việc lợi dụng, lạm dụng khi thực thi.

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in
(PLVN) - Khi xuất tiền mới in từ Quỹ dự trữ phát hành sang Quỹ nghiệp vụ phát hành tại NHNN chi nhánh và ngược lại, thủ kho bên giao lập bảng kê seri của các loại tiền theo quy định. Thủ kho bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu nội dung bảng kê với thực tế giao nhận...

Ban hành Danh mục quy định về 9 loại hàng nguy hiểm

Một vụ vận chuyển trái phép hơn 50kg thuốc nổ, 60m dây cháy chậm, hơn 150 kíp nổ . (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Hàng nguy hiểm (hàng hóa nguy hiểm) là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 4/2024

Ảnh minh hoạ
(PLVN) -  Quy chuẩn quốc gia về phương tiện phòng cháy, chữa cháy có hiệu lực, thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của ngành y tế… là một trong những chính sách mới sẽ có hiệu lực trong tháng 4/2024.

Nhiều chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2024

Nhiều thay đổi trong Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2024. (Ảnh: laodong.vn)
(PLVN) - Trong tháng 4/2024, một số chính sách mới sẽ có hiệu lực như: Chứng chỉ ngoại ngữ được miễn thi THPT năm 2024; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện phòng cháy, chữa cháy; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng…

Người bị giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng

Các phạm nhân đang đọc kinh sách.
(PLVN) -  Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3/2024; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.