Lưu ý khi truyền dịch cho trẻ nhỏ

Việc truyền dịch phải được chính thầy thuốc chỉ định và theo dõi. Ảnh: Tấn Thạnh
Việc truyền dịch phải được chính thầy thuốc chỉ định và theo dõi. Ảnh: Tấn Thạnh
(PLO) - Các bác sĩ khuyến cáo đặc biệt lưu ý khi truyền dịch cho trẻ nhỏ phải căn cứ theo tình trạng mất nước. Việc đánh giá tình trạng mất nước ở trẻ không phải đơn giản, phải là những thầy thuốc chuyên khoa nhi mới đánh giá được tình trạng mất nước của trẻ và truyền dịch cho trẻ theo đúng phác đồ, qua đó khi truyền dịch cho trẻ, cần đưa trẻ đến bệnh viện, các cơ sở y tế để đảm bảo an toàn cho trẻ. 

Truyền dịch phải có chỉ định của bác sĩ 

Mới đây vụ việc bé trai 22 tháng tuổi (Long Biên, TP Hà Nội) tử vong sau khi được truyền dịch tại phòng khám tư đã gióng lên hồi chuông cảnh báo tình trạng người dân lạm dụng truyền dịch. 

Một trong những nguyên nhân khiến việc truyền dịch ngày càng phổ biến hiện nay, một phần do nhiều người vốn nghĩ những thứ được gọi là nước hoa quả, đạm đều lành tính, do đó mỗi khi thấy cơ thể mệt mỏi, người dân thường tự ý mua những chai nước truyền được bán phổ biến ở hầu khắp các hiệu thuốc về nhà tự truyền hoặc thuê đội ngũ y sĩ truyền.

Cứ thế, việc truyền dịch diễn ra khá dễ dàng và phổ biến. Vô tình chính sự thiếu hiểu biết, vô trách nhiệm mà nhiều người đang biến dịch truyền trở thành “con dao hai lưỡi” đe dọa sức khỏe, tính mạng con người. 

Những câu chuyện lạm dụng truyền dịch không chỉ xuất hiện ở thành phố, các khu đô thị mà dường như phổ biến hơn ở cả những khu vực nông thôn. Và từ chính sự thờ ơ, chưa làm tròn trách nhiệm của một số đội ngũ y, bác sĩ cũng góp phần làm gia tăng các nguyên cơ đáng tiếc xảy ra trong quá trình truyền dịch.

Trên thực tế, còn nhiều phòng khám tư nhân không có giấy phép, thậm chí ngay cả một số hiệu thuốc vẫn vô tư thực hiện truyền dịch tại nhà. Chưa kể, nhiều người có suy nghĩ truyền dịch là phương pháp nhanh, tốt và rẻ nhất giúp cơ thể phục hồi, bệnh tật nhanh khỏi.

Những phòng khám tư có được phép truyền dịch hay không? Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Quang Trung, Trưởng phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân - Sở Y tế Hà Nội cho biết, theo quy định, muốn truyền dịch phải có chỉ định của bác sĩ và chỉ được thực hiện ở bệnh viện, các cơ sở y tế đã qua thẩm định, được cấp phép, có đầy đủ phương tiện, thiết bị cấp cứu chống sốc phản vệ. 

Đối với các phòng khám thông thường, tuyệt đối không được thực hiện dịch vụ kỹ thuật truyền dịch. Ngoài ra, theo ông Nguyễn Quang Trung, các cơ sở y tế đủ điều kiện để được cấp phép thực hiện dịch vụ truyền dịch chủ yếu là các phòng khám đa khoa có phòng cấp cứu vì truyền dịch là một thủ thuật dễ gây sốc phản vệ, kể cả với những loại dịch truyền thông thường.

Từ những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra trong quá trình truyền dịch các bác sĩ khuyến cáo người dân không nên tự ý truyền dịch và tuyệt đối không được coi truyền dịch là biện pháp làm tăng sức khỏe. Truyền dịch chỉ thực hiện khi có chỉ định cần thiết của bác sĩ tại các cơ sở y tế.

Đặc biệt lưu ý truyền dịch cho trẻ nhỏ

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Oanh – Trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện đa khoa Đức Giang cho biết, truyền dịch thông thường được áp dụng trong những trường hợp mất nước cấp tính mà không thể bù lượng dịch đã mất bằng đường uống như: Bị tiêu chảy cấp, nôn nhiều, bỏng nặng, sốt cao kéo dài gây mất nước, say nắng, say nóng. Bên cạnh đó, những trường hợp sốc nhiễm khuẩn, sốc phản vệ nặng cũng cần được truyền dịch. 

“Chúng tôi đã cấp cứu một vài trường hợp như truyền nước hoa quả, truyền đạm và truyền một số các dung dịch, dinh dưỡng khác, người bệnh mẫn cảm, có thể dị ứng, nhạy cảm với bất cứ thành phần nào của dịch truyền.

Hoặc là những dịch truyền mà không được kiểm tra một cách kỹ lưỡng trước khi truyền, không lắc kỹ, không kiểm tra nút của chai dịch truyền xem có còn nguyên vẹn hay không. Người thầy thuốc quên hỏi tiền sử dị ứng của bệnh nhân trước khi truyền hoặc tiêm cho bệnh nhân thì nhiều nguy cơ cũng có thể xảy ra với người bệnh khi truyền dịch”, bác sĩ Oanh cho biết.

Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai cho rằng việc một số người cứ thấy sốt, mệt mỏi lập tức nghĩ đến truyền dịch là quan niệm sai lầm. Sốt, mệt chỉ là triệu chứng của rất nhiều loại bệnh khác nhau. Việc tiêm, truyền cho bệnh nhân phải có chỉ định của bác sĩ. Tức là bác sĩ sẽ phải xác định được biểu hiện mệt, sốt là do bệnh gì, bệnh ấy có cần phải truyền dịch không?

Trong trường hợp bắt buộc phải truyền, bác sĩ sẽ phải tính toán kỹ lưỡng truyền bao nhiêu, thời gian chảy giọt truyền như thế nào chứ không thể truyền bừa bãi. Việc tự ý truyền dịch sẽ vô cùng nguy hại đến sức khỏe. Ngay cả khi người bệnh bị mất nước, bác sĩ vẫn khuyên uống nước bồi phụ tốt hơn là truyền dịch. Ngoài ra trước khi truyền cần phải khám tim, phổi, đo mạch… để kiểm tra sức khỏe tổng thể. 

Các bác sĩ khuyến cáo đặc biệt lưu ý khi truyền dịch cho trẻ nhỏ phải căn cứ theo tình trạng mất nước. Việc đánh giá tình trạng mất nước ở trẻ không phải đơn giản, phải là những thầy thuốc chuyên khoa nhi mới đánh giá được tình trạng mất nước của trẻ và truyền dịch cho trẻ theo đúng phác đồ, qua đó khi truyền dịch cho trẻ, cần đưa trẻ đến bệnh viện, các cơ sở y tế để đảm bảo an toàn cho trẻ. 

Tin cùng chuyên mục

Bệnh nhân bị viêm phổi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh

Hàng loạt ca viêm phổi nặng nhập viện cấp cứu

(PLVN) - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục. Các ca bệnh viêm phổi được ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ người già, người có bệnh nền đến những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.