Lưu ý khi sử dụng bình oxy điều trị F0 tại nhà

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau đây là một số nguyên tắc khi sử dụng bình cung cấp oxy cho bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà.

GS.TS Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội Hồi sức Cấp cứu và Chống độc Việt Nam, nguyên Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, việc sử dụng bình oxy cần tuân thủ theo Hướng dẫn sử dụng bình oxy điều trị F0 tại nhà và lưu ý an toàn khi sử dụng bình oxy ( nguy cơ cháy, nổ) như bình gas.

Khi nào cần sử dụng bình oxy cho F0?

Theo các chuyên gia, thông thường với người có phổi khỏe mạnh, không khí thở có chứa khoảng 21% oxy là đủ. Nhưng ở một số người, có chức năng phổi suy giảm như: Người mắc COVID-19, người viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản, bệnh tim mạch… khi mắc bệnh, lượng oxy đạt được thông qua hô hấp bình thường là không đủ, do đó cần bổ sung lượng oxy để duy trì chức năng bình thường của cơ thể.

Chia sẻ về vấn đề F0 khi nào cần phải sử dụng bình oxy tại nhà, BS Dương Chí Lực- Trưởng khoa Ngoại Lồng ngực – Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam cho biết, theo phác đồ của Bộ Y tế, F0 có các dấu hiệu thiếu oxy như: Khó thở, SPO2 <93%, quan sát thấy F0 có màu sắc môi, ngón tay xanh tím, thở co rút xương sườn, cổ,…cần sử dụng bình oxy.

Nếu không có máy SpO2 thì có thể đếm nhịp thở của F0 bằng cách: đặt tay lên thành bụng đếm sự di động thành bụng khi thở trong 1 phút. Hoặc cũng có thể đếm mạch bằng cách đếm liên tục trong 1 phút bằng ngón 2 và 3. Nếu thở nhanh >24 lần/ phút, hoặc nếu mạch trên 100 lần/phút... nghĩa là F0 có dấu hiệu thiếu oxy.

Sử dụng bao nhiêu oxy là đủ?

Oxy là một liệu pháp điều trị y tế sẽ được bác sĩ chỉ định. Theo BS Lực, F0 điều trị tại nhà cần tuân thủ liều lượng oxy theo khuyến cáo của cán bộ y tế, vì nếu tự ý điều chỉnh lượng oxy quá nhiều hoặc quá ít có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

Thực tế cho thấy, thấy F0 khó thở nên nhiều người nhà sẽ điều chỉnh lượng oxy tăng quá mức chỉ định, điều này có thể dẫn đến mất cơ chế kích thích hô hấp của người bệnh.

Đối với người bệnh có vấn đề về hô hấp sẽ được sử dụng 3 lít -5 lít /phút nếu sử dụng nhiều sẽ dẫn đến xơ phổi.

BS Lực cho biết, tùy thuộc vào chỉ số SPO2 của người bệnh để sử dụng oxy hợp lý. Thông thường đối với F0 có SPO2 <90% thì thở oxy mức 6-10 lít trong 15 phút. Còn nếu khó thở tăng lên, SPO2 giảm thì cần có cán bộ y tế chỉ định- BS Lực khuyến cáo.

Nhiều người thắc mắc, F0 có thể sử dụng oxy trong bao lâu? Trả lời câu hỏi này theo chuyên gia việc sử dụng oxy bao lâu tuỳ thuộc vào tình trạng khó thở của F0, có thể dùng trong khoảng 15-30 phút hoặc có thể dùng 24 giờ trong ngày. Tuy nhiên cần đặc biệt lưu ý khi thở oxy lâu phải duy trì ở liều thấp nhất mà bệnh nhân không khó thở. Không thở ở liều quá cao hoặc tăng liều quá nhanh. Không được vừa thở oxy vừa đi vệ sinh hoặc đi làm chuyện gì khác, F0 chỉ nằm tĩnh dưỡng ở giường, hoặc ngồi nếu có thể.

Có thể giảm lượng oxy không và khi nào cần đưa F0 nhập viện?

Chia sẻ về vấn đề này GS. TS Nguyễn Gia Bình cho biết, có thể điều chỉnh liều oxy và điều này cần dựa vào các yếu tố như: Bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, không còn khó thở, lượng SpO2 tăng lên 95% với lưu lượng oxy 1-3 lít/ phút, nếu nhu cầu giảm thì giảm oxy xuống.

"Còn nếu khó thở nhiều hơn, nhu cầu oxy tăng lên thì nên cho F0 nhập viện, vì bệnh nặng lên cần phải làm nhiều xét nghiệm, chụp phim phổi… và nhiều thứ khác mà không thể làm ở nhà được" -TS. Bình khuyến cáo.

Còn theo BS. Dương Chí Lực, thở oxy là một biện pháp nhằm hỗ trợ hô hấp cho những người bệnh khó thở, có nồng độ oxy thấp và nó chỉ là điều trị triệu chứng, chứ không phải là phương pháp điều trị thực sự ở bệnh nhân mắc COVID-19. "Việc điều trị thực sự phải có chỉ định của bác sĩ"- BS Lực nhấn mạnh.

Những nguyên tắc sử dụng oxy an toàn tại nhà

Điều rất quan trọng, theo khuyến cáo, khi sử dụng bình oxy cần tuyệt đốituân theo các hướng dẫn về an toàn oxy nói chung.

Cụ thể là giữ bình ô xy cách xa ngọn lửa. Tránh để gần vật dụng có thể phóng tia lửa điện gây cháy nổ, không lưu trữ bình khí oxy gần bất kỳ loại nguồn nhiệt nào, gần bếp gas, hoặc gần nến thắp sáng.

Giữ bình oxy đứng trong thùng, hoặc giá. Đảm bảo thiết bị đựng oxy an toàn và sẽ không rơi đổ. Tắt oxy khi không sử dụng giảm nguy cơ bị cháy nổ.

Trước khi bắt đầu điều trị oxy tại nhà cần liên lạc với cán bộ y tế gần nhất để được giải đáp những thắc mắc, luôn để số điện thoại liên lạc ở vị trí dễ thấy. Ngoài ra cần ghi chép lại thời gian, liều lượng oxy sử dụng, tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Cách lắp đặt và sử dụng bình oxy tại nhà

Cách lắp đặt và sử dụng bình oxy tại nhà

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.