Lưu ý để sĩ tử tránh ‘trượt oan’ tốt nghiệp THPT

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, các sĩ tử cần lưu ý 4 trường hợp để tránh nguy cơ bị trượt tốt nghiệp, bỏ lỡ cơ hội xét tuyển vào các trường đại học.

Vắng mặt tại các buổi thi không có lý do chính đáng

Theo quy chế thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh đăng ký môn thi nào, tổ hợp nào bắt buộc phải dự thi đầy đủ các môn đó. Nếu thí sinh không có mặt hoặc đến phòng thi muộn quá 15 phút kể từ khi bắt đầu làm bài thi sẽ bị coi là vắng mặt trong buổi thi. Các bài thi trong buổi thi thí sinh vắng mặt, đánh giá không có lý do chính đáng phải nhận điểm 0, khiến thí sinh trượt tốt nghiệp THPT.

Bị điểm liệt ở bài thi tốt nghiệp

Điểm liệt tức là điểm giới hạn thí sinh có đủ điều kiện để được công nhận tốt nghiệp hay không. Theo quy chế hiện hành, điểm liệt là mức điểm từ 1 điểm trở xuống.

Nếu có bất cứ môn học nào bị điểm liệt, thí sinh sẽ bị đánh giá thi trượt ngay lập tức và không còn đủ điều kiện để tốt nghiệp. Do đó, tất cả các bài thi và môn thi thành phần tổ hợp lấy điểm xét công nhận tốt nghiệp đều phải đạt trên 1,0 điểm. Nếu đạt điểm 1,0 hoặc nhỏ hơn 1 điểm, sẽ được coi là điểm liệt.

Cụ thể, tại khoản 1 Điều 42 Quy chế thi tốt nghiệp THPT quy định:

Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật hủy kết quả thi, tất cả các bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp ĐKDT để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1,0 điểm theo thang điểm 10 và có ĐXTN từ 5,0 (năm) điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp THPT.

Các kỳ thi tốt nghiệp THPT những năm trước đều ghi nhận trường hợp bị điểm liệt, nguyên nhân có 3 khả năng chính:

+ Khoanh toàn bài 1 đáp án

+ Điền đáp án tùy hứng

+ Chủ động không điền đáp án

Thí sinh bị hủy bài thi

Có 3 trường hợp hủy bài thi thường gặp trong kì thi THPT Quốc gia:

Một là vi phạm quy chế thi: Nếu thí sinh đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi bài thi đó vẫn tiếp tục vi phạm Quy chế thi ở mức khiển trách hoặc cảnh cáo thì sẽ bị hủy bài thi.

Các hành vi sau cũng có thể khiến bài thi bị hủy: mang vật dụng trái phép theo quy định vào phòng thi, đưa đề thi ra ngoài phòng thi hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi, có hành động gây gổ, đe dọa những người có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe dọa thí sinh khác.

Hai là có bài thi bị cho điểm 0 (không): Bài thi bị cho điểm 0 là bài thi được chép từ tài liệu mang trái phép vào phòng thi; hoặc có hai bài làm trở lên đối với một bài thi; bài thi có chữ viết của hai người trở lên; viết vẽ bậy lên bài thi, giấy nháp, chỉnh sửa, thêm bớt vào bài thi sau khi hết giờ làm bài; lấy bài thi của người khác để nộp.

Ba là thi hộ: Nếu thí sinh bị phát hiện đang đi thi hộ người khác hoặc nhờ người khác đi thi hộ mình thì sẽ bị hủy bỏ bài thi.

Ngoài ra, theo Điều 14 Nghị định 04/2021/NĐ-CP, người đi thi hộ có thể bị phạt tiền lên tới 16 triệu đồng, và chịu nhiều loại tội hình sự liên quan đến làm giả giấy tờ, con dấu của cơ quan nhà nước.

Do đó, các thí sinh nên nghiêm túc và tuân thủ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra. Nếu mắc những lỗi nghiêm trọng trên và một số lỗi khác theo quy định, thí sinh sẽ bị trừ điểm hoặc đình chỉ thi. Thí sinh bị đình chỉ thi sẽ bị hủy kết quả toàn bộ môn thi đã thực hiện và sẽ bị xét rớt tốt nghiệp lớp 12.

Điểm xét tốt nghiệp của thí sinh dưới yêu cầu tối thiểu

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết quả xét tốt nghiệp được tính theo 2 cách khác nhau cho hệ trung học phổ thông (THPT) và hệ giáo dục thường xuyên (GDTX).

Đối với hệ THPT, kết quả được tính như sau:

Trong đó: Tổng điểm 4 bài thi = Toán + Văn + Ngoại ngữ + Điểm trung bình của bài thi tổ hợp.

Điểm trung bình cả năm lớp 12 = (Điểm trung bình học kỳ 1 + Điểm trung bình học kỳ 2)/2

Đối với hệ giáo dục thường xuyên, cách tính điểm là:

Trong đó: Tổng điểm 3 bài thi = Toán + Văn + Điểm trung bình của bài thi tổ hợp.

Các giá trị còn lại và cách tính điểm tốt nghiệp tương tự như cách tính điểm tốt nghiệp hệ THPT (bên trên).

Điểm ưu tiên và khuyến khích cũng là những yếu tố quan trọng, đối với các trường hợp khác nhau sẽ được tính theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, gồm:

+ Điểm ưu tiên đối tượng: Thí sinh thuộc các đối tượng ưu tiên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ được cộng thêm điểm ưu tiên đối tượng.

+ Điểm ưu tiên khu vực: Thí sinh thuộc khu vực ưu tiên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ được cộng thêm điểm ưu tiên khu vực.

+ Điểm khuyến khích: Thí sinh đạt thành tích cao trong các cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức (phân theo diện tốt nghiệp) sẽ được cộng thêm điểm khuyến khích.

Để có đủ điều kiện tốt nghiệp, thí sinh cần có điểm xét tốt nghiệp từ 5.0 trở lên. Nếu không vi phạm các quy chế ở trên và có điểm xét tốt nghiệp đạt yêu cầu, thí sinh có thể xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng trên cả nước.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...