Lưu thông vốn chính sách giữa đại dịch COVID-19

Điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội tại xã Đồng Văn, huyện Quế Phong, Nghệ An.
Điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội tại xã Đồng Văn, huyện Quế Phong, Nghệ An.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Nguồn vốn tín dụng chính sách bấy lâu nay đã trở thành động lực, là “điểm tựa” chắc chắn để người dân miền núi cao Quế Phong (Nghệ An) vượt lên thoát nghèo, chủ động chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý, góp phần nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn.

Mặc dù thời gian qua tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên địa bàn nói riêng và cả nước nói chung, nhưng tập thể cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Quế Phong vẫn quyết tâm tổ chức các phiên giao dịch tại xã diễn ra bình thường để đưa đồng vốn đến với người dân, góp phần giúp người dân có thể phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, phục hồi kinh tế do đại dịch gây ra, đảm bảo mục tiêu kép do Chính phủ đề ra vừa chống dịch, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Tại Hội nghị họp Ban đại diện HĐQT huyện Quế Phong thường kỳ, ông Bùi Văn Hiền - Trưởng ban đại diện HĐQT, Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Phong - khẳng định: Tín dụng chính sách là một trong những cách làm phù hợp, hiệu quả, được đồng bào các dân tộc và nhân dân trên địa bàn hoan nghênh và ủng hộ.

Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 nhưng được sự hỗ trợ của các cấp ủy, chính quyền, NHCSXH huyện Quế Phong đã thực hiện nhiệm vụ “kép”, vừa phòng chống dịch an toàn, vừa đảm bảo tiến độ giải ngân nhanh gọn, kịp thời, khơi thông dòng vốn, tạo điều kiện giúp người nghèo và các đối tượng chính sách vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống.

Ông Nguyễn Khoa Văn - Giám đốc NHCSXH huyện Quế Phong - cho biết, là huyện còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao nên nhu cầu vay vốn chính sách của người dân Quế Phong rất lớn. Để thực hiện chỉ đạo của Tổng Giám đốc NHCSXH và Nghị quyết của địa phương, NHCSXH Quế Phong đã tích cực huy động nguồn vốn, chuyển tải kịp thời mọi đồng vốn đến tận nơi ở của hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

Đặc biệt, trong đại dịch COVID-19 từ đầu năm đến nay, đơn vị đẩy mạnh triển khai nhiều giải pháp phòng chống dịch thiết thực, thực hiện nghiêm quy định “5K” do Bộ Y tế hướng dẫn tại trụ sở làm việc và các điểm giao dịch. Nhờ vậy, toàn đơn vị luôn trong thế chủ động ngăn chặn dịch bệnh Covid-19. Tất cả các điểm giao dịch xã của NHCSXH đã đảm bảo an toàn cho người dân vay vốn và các cán bộ đoàn thể, Tổ trưởng Tổ TK&VV đến hội họp, vay vốn chính sách.

Có thể thấy, dòng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn vẫn “chảy” đều, doanh số cho vay từ đầu năm đến 31/5/2021 đạt 75 tỷ đồng, đưa tổng dư nợ đạt 399 tỷ đồng, tăng so với đầu năm 26,5 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 7,2%. Trong đó, nguồn vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân được trên 51,2 tỷ đồng, tăng 3,6 tỷ đồng so với năm 2020, nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách huyện, xã đạt 1.293 triệu đồng tăng so với đầu năm 315 triệu đồng, hoàn thành 105% kế hoạch năm.

Cùng với đó, chất lượng tín dụng cũng đảm bảo với số nợ quá hạn có chiều hướng giảm dần qua các năm. Hiện tại, số dư nợ quá hạn chỉ có 577 triệu đồng, giảm 49 triệu đồng so với đầu năm, chiếm 0,14% tổng dư nợ. Mạng lưới tổ vay vốn được củng cố, nâng cao chất lượng.

Kể từ khi được tiếp cận thuận lợi nguồn vốn chính sách, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc miền đất đồi Quế Phong đổi thay từng ngày. Xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả như mô hình chăn nuôi bò sinh sản, trồng cây chanh leo tại xã Tri Lễ, trồng keo nguyên liệu tại xã Thông Thụ, chăn nuôi lợn nít, trồng cây chè hoa vàng tại xã Châu Kim…

Đàn gia súc của gia đình chị Quang Thị Vân (bản Mường Phú, xã Thông Thụ, huyện Quế Phong) được phát triển từ nguồn vốn chính sách.

Đàn gia súc của gia đình chị Quang Thị Vân (bản Mường Phú, xã Thông Thụ, huyện Quế Phong) được phát triển từ nguồn vốn chính sách.

Nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo ở huyện Quế Phong có bước tiến mới trên con đường sử dụng vốn vay chính sách đúng mục đích, có hiệu quả, thoát cảnh nghèo khó, làm giàu chính đáng. Điển hình như gia đình chị Quang Thị Vân ở bản Mường Phú, xã Thông Thụ. Nhờ mạnh dạn vay vốn chương trình sản xuất kinh doanh từ NHCSXH để đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi theo hướng VAC, kết hợp trồng thêm cây keo, oan, lát, đến nay, gia đình chị có tổng đàn bò 16 con, hơn 20 con lợn bản, thu nhập mỗi năm của gia đình chị đạt trên 80 triệu đồng, cuộc sống gia đình thay đổi rõ rệt.

Với các giải pháp đồng bộ, sự vào cuộc, quan tâm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp cùng việc NHCSXH triển khai đa dạng các chương trình cho vay, tín dụng chính sách tiếp tục làm “điểm tựa”, “tiếp sức” trong công cuộc giảm nghèo, góp phần thúc đẩy tiến trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới ở vùng núi cao còn nhiều khó khăn như huyện Quế Phong, đồng thời còn là động lực quan trọng giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách vượt qua khó khăn về dịch bệnh, thiên tai nhằm giữ vững phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống mới.

Đọc thêm

Sẽ quy định cụ thể trách nhiệm và cách thức sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thay thuế

 Sẽ quy định cụ thể trách nhiệm và cách thức sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thay thuế
(PLVN) - Bộ Tài chính sẽ xây dựng nghị định quy định chi tiết về phạm vi trách nhiệm và cách thức các nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ đối với các giao dịch kinh doanh trên sàn của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Thay đổi nhân sự ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trao quyết định và chúc mừng ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
(PLVN) - 2 vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) và Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã được hoán đổi giữa ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…