Lương tăng có kéo theo giá tăng?

Hệ thống siêu thị sẽ là kênh “giữ giá” khi lương tăng.
Hệ thống siêu thị sẽ là kênh “giữ giá” khi lương tăng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Từ ngày 01/7/2024, lương cơ sở chính thức tăng lên 30% - mức tăng cao nhất từ trước đến nay, từ đó kéo theo tâm lý e ngại của người tiêu dùng “lương tăng kéo theo giá tăng”. Làm sao để ngăn chặn “làn sóng” giá tăng theo lương?

Lường trước tác động ngược của tăng lương

Câu chuyện lo ngại giá cả các loại hàng hóa tăng theo lương luôn diễn ra trước mỗi kỳ tăng lương. Thực tế cũng đã phản ánh việc lo ngại này là có cơ sở, nhất là ở các chợ dân sinh, chợ truyền thống - nơi mà nhu cầu mua bán hàng hóa hàng ngày vẫn khá cao. Cụ thể, nhiều số liệu công bố cho thấy, hiện kênh bán lẻ hiện đại (hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại…) mới chiếm 25% thị phần, còn lại vẫn là của các chợ truyền thống, do đó, sức ép lo sợ tăng giá cũng sẽ là đáng kể.

Tuy nhiên, theo nhận định của chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, câu chuyện tăng giá khi tăng lương, thậm chí tăng giá khi mới có chủ trương tăng lương vẫn xảy ra nhưng chỉ thực trạng đáng lo ngại của hơn 10 năm trước đây khi thị trường chủ yếu ở dạng tự phát, tự do. Thời gian gần đây, tăng lương thường tạo ra kỳ vọng lạm phát, ít xảy ra chuyện tăng giá.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cũng đánh giá, trong nhiều năm trở lại đây, Chính phủ cũng như bản thân người dân và thị trường đã thích ứng nên không bị tác động nhiều bởi “thực tế đã nhiều lần tăng lương không tăng giá”.

“Tuy nhiên, vẫn phải lường trước tác động ngược của chuyện tăng lương”, chuyên gia Nguyễn Bích Lâm nói.

Và để lường tác động ngược này, ông Lâm dẫn yêu cầu của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, cho rằng, cần phải có giải pháp truyền thông để bãi bỏ việc kỳ vọng lạm phát do tăng lương và phải có cách quản lý để bất kể nơi nào bán hàng hóa đều phải có niêm yết giá, tránh hiện tượng tăng giá tùy tiện.

Đáng chú ý, ông Lâm cho rằng, hiện hệ thống phân phối hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại đang phát triển mạnh mẽ, nhiều cửa hàng tạp hóa hiện đại cũng chuyển mình. Đây là những nơi có thể quản lý được giá cả. Cộng thêm các đợt giảm giá, khuyến mại mạnh mẽ đang được tổ chức ở TP Hồ Chí Minh, đầu tháng 7/2024 Hà Nội cũng có một chương trình khuyến mại lớn; chưa kể các hệ thống phân phối lớn đều có siêu thị trên toàn quốc nên các địa phương khác cũng sẽ được hưởng các chương trình khuyến mại.

Cần kiểm soát giá các mặt hàng thiết yếu

Bà Lê Thị Tuyết Nhung - Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho rằng, điều hành quản lý giá là hoạt động thường xuyên, liên tục. Ban Chỉ đạo điều hành giá cũng như Bộ Tài chính đã phối hợp chặt chẽ với Bộ, ngành liên quan theo dõi sát diễn biến tình hình giá cả thị trường để đưa ra các kịch bản điều hành giá. Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá vừa qua Bộ Tài chính cũng đã xây dựng các báo cáo về điều hành giá, đưa ra các kế hoạch, tình huống sẽ triển khai trong quá trình điều hành như tăng lương cơ sở và một số vấn đề khác.

Về giải pháp điều hành giá, theo đại diện Cục Quản lý giá, cần theo dõi sát diễn biến cung - cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu để có biện pháp điều hành phù hợp; bảo đảm thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ, nhất là đối với các mặt hàng chiến lược; chú trọng, tăng cường công tác quản lý, điều hành giá trong dịp lễ; chuẩn bị sớm phương án điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá, các dịch vụ công theo lộ trình thị trường.

Bên cạnh đó, tiếp tục tổng hợp thông tin và cập nhật dự báo xu hướng giá các mặt hàng quan trọng thiết yếu kết hợp với kịch bản điều chỉnh giá một số mặt hàng Nhà nước định giá. “Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, xây dựng và cập nhật các kịch bản lạm phát để làm cơ sở kiến nghị, tham mưu các biện pháp quản lý, điều tiết giá phù hợp nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra”, Phó Cục trưởng Lê Thị Tuyết Nhung nói.

Trao đổi với PLVN, chuyên gia Nguyễn Bích Lâm cũng đồng tình rằng, điều quan trọng là cần kiểm soát chặt chẽ tỉ giá và giá các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện,... Tỉ giá và các mặt hàng này tăng thì sẽ tác động trực tiếp và mạnh mẽ lên giá cả hàng hóa.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm.

“Tăng lương khi có các đợt khuyến mại thì sẽ giúp tác động tăng giá ít đi, lại tác động đến kích cầu tiêu dùng. Khi người dân vào siêu thị để mua với giá niêm yết và có mức giá ổn định thì người dân sẽ tìm đến siêu thị để mua. Và chuyện tăng giá ngoài chợ không tác động đến túi tiền người tiêu dùng. Dần dần người dân sẽ hình thành thói quen mua sắm hàng hóa ở siêu thị thì các tiểu thương ở chợ dân sinh, chợ truyền thống cũng sẽ phải thay đổi cách bán hàng của mình”, chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm đánh giá.

Đọc thêm

Để doanh nghiệp 'bắt kịp' chuyển đổi xanh

Cần ban hành sớm tiêu chuẩn phân loại xanh để doanh nghiệp có thể bắt kịp xu thế chuyển đổi xanh. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư).
(PLVN) -  Chuyển đổi xanh đang là xu hướng tất yếu trên toàn cầu. Doanh nghiệp Việt Nam đã ít nhiều biết đến xu thế này, nhưng để tiếp cận, bắt kịp và đáp ứng được chuyển đổi xanh thì đang còn gặp rất nhiều khó khăn.

'Đi trước một bước' trong quy hoạch

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Sự phát triển nhanh, bền vững, đồng bộ của quốc gia, vùng, địa phương và các ngành, lĩnh vực là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Muốn làm được điều này, trước hết phải bắt đầu từ quy hoạch và quản trị quy hoạch.

Ngân hàng nhà nước ban hành Chỉ thị hỗ trợ khó khăn do bão số 3

Ngân hàng nhà nước ban hành Chỉ thị hỗ trợ khó khăn do bão số 3
(PLVN) - Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Chỉ thị 04/CT-NHNN về các giải pháp của ngành ngân hàng nhằm góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi) khôi phục và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế.

Khuyến nông Hà Nội: Bứt phá sau 9 tháng, tạo đà phát triển nông nghiệp bền vững

Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Hà Nội kiểm tra mô hình Khuyến nông trồng trọt sau cơn bão số 3 tại huyện Phúc Thọ.
(PLVN) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã ghi dấu với nhiều kết quả quan trọng trong việc phát triển các mô hình nông nghiệp bền vững. Từ việc ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, đến liên kết tiêu thụ sản phẩm, các mô hình trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển nông nghiệp thủ đô.

Để có những doanh nghiệp 'đầu đàn' dẫn dắt nền kinh tế

Cần chính sách dài hơi để có không gian cho doanh nghiệp công nghiệp phát triển, dẫn dắt nền kinh tế. (Nguồn: TCTC)
(PLVN) - Việt Nam đã đặt vấn đề xây dựng được những doanh nghiệp dẫn đầu, có năng lực cạnh tranh, vươn tầm quốc tế, đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phải xây dựng chính sách như thế nào để tạo dựng được những doanh nghiệp dẫn đầu này?

Phát động 2 giải thưởng về sử dụng năng lượng hiệu quả

Phát động 2 giải thưởng về sử dụng năng lượng hiệu quả
(PLVN) -  Ngày 25/9, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam tổ chức phát động “Giải thưởng Hiệu quả năng lượng trong Công nghiệp - Công trình xây dựng năm 2024” và “Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”.

Chuyển đổi xanh trong lĩnh vực công nghiệp khí

PV GAS vận chuyển khí LNG từ Nam ra Bắc bằng đường sắt.
(PLVN) - Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) là doanh nghiệp dẫn dắt ngành công nghiệp khí Việt Nam, đang nỗ lực chuyển đổi năng lượng xanh, coi đây là động lực mới để phát triển trong hiện tại và tương lai.

Chung tay kết nối doanh nghiệp với các doanh nghiệp thương mại điện tử

Quang cảnh hội thảo.
(PLVN) - Ngày 24/9, tại TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo hướng dẫn, định hướng kết nối doanh nghiệp với các doanh nghiệp thương mại điện tử trong cả nước phát triển thị trường thông qua thương mại điện tử (TMĐT) cấp khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Vietjet và Honeywell thỏa thuận trị giá 1,1 tỷ USD - Dấu mốc phát triển xanh tiến tới sử dụng năng lượng sạch

Vietjet và Honeywell thỏa thuận trị giá 1,1 tỷ USD - Dấu mốc phát triển xanh tiến tới sử dụng năng lượng sạch
(PLVN) -  Hãng hàng không Vietjet và Tập đoàn Kỹ thuật Hàng không Vũ trụ Honeywell (Hoa Kỳ) vừa trao Thỏa thuận hợp tác trị giá 1,1 tỷ Đô la Mỹ về cung cấp các thiết bị điện tử và dịch vụ kỹ thuật hàng không cho đội tàu bay hiện đại, tiết kiệm nhiên liệu của hãng. Sự kiện diễn ra trang trọng trước sự chứng kiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhân chuyến thăm và công tác tại Hoa Kỳ.

Đề xuất áp chế tài trong việc sử dụng năng lượng hiệu quả

Đề nghị điều chỉnh mức sử dụng năng lượng của các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm. (Ảnh minh họa: TCCT).
(PLVN) - Bộ Công Thương đang xây dựng dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (gọi tắt là dự thảo). Theo đó, dự thảo sửa đổi quy định về kiểm toán năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm; bổ sung bắt buộc tiêu chí sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả (NLTK&HQ) với dự án đầu tư từ vốn nhà nước...

Thúc đẩy nghề nuôi trồng thủy sản trên biển

Quảng Ngãi đặt mục tiêu đến 2030 diện tích nuôi trồng thủy sản ven biển hơn 2.500 lồng nuôi. (Ảnh: Trọng Tùng)
(PLVN) - Có hơn 130km đường bờ biển cùng nhiều cửa sông, luồng lạch, tỉnh Quảng Ngãi có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển, ven đảo thuộc TP Quảng Ngãi, TX Đức Phổ, huyện Bình Sơn, Mộ Đức, Lý Sơn; nuôi cá bớp, cá mú, cá chim, cá bè, hàu, tôm…