Luồng gió mới trong công tác cán bộ

ảnh minh họa
ảnh minh họa
(PLVN) - Thời gian gần đây, với những gì được phản ánh công khai trên báo chí, cho thấy Bộ Công an đã đang thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt về công tác tổ chức.

Đó là bỏ cấp trung gian, thu gọn, sáp nhập nhiều đơn vị, hướng tới tinh gọn bộ máy; tinh lọc cán bộ ở tất cả các cấp; bố trí cán bộ theo hướng lãnh đạo công an tỉnh, huyện sẽ không là người địa phương.

Bộ không ngừng đổi mới về tư duy, tư tưởng chỉ đạo, từng bước chuẩn hóa quy trình, quy chế về công tác tổ chức cán bộ theo hướng mở rộng dân chủ, công khai, minh bạch. Bộ Công an đang quyết tâm xây dựng đội ngũ cán bộ tham mưu, nhất là những người giữ trọng trách quyết định về công tác cán bộ, là những người liêm chính, trong sạch, có bản lĩnh chính trị, không bị chi phối bởi quyền lực, lợi ích, bè cánh, êkip…. phòng ngừa tình trạng “quy trình đúng” nhưng chọn cán bộ vẫn sai.

Bộ trưởng, Đại tướng Tô Lâm từng nhấn nhấn mạnh để làm tốt công việc, nhiệm vụ đặt ra, các đơn vị cần tăng cường thanh tra, kiểm tra theo phương châm “chủ động, không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật về đảm bảo an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng, các quy chế phối hợp, quy chế làm việc, các quy định về phân công, phân cấp và công tác cán bộ...

Đây không chỉ do yêu cầu của việc xây dựng lực lượng công an theo Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” mà còn củng cố lòng tin của nhân dân đối với Công an nhân dân.

Cùng với ngành Công an, trong những năm qua, bằng việc tăng cường bố trí người đứng đầu không phải người địa phương (thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW năm 2002 về luân chuyển cán bộ và Kết luận 24-KL/TW của Bộ Chính trị (Khóa XI) về đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý), đã tạo ra “luồng gió mới” tại rất nhiều địa phương.

Bên cạnh nhiều hiệu ứng tích cực, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, tình trạng cục bộ địa phương... công tác điều động, luân chuyển này còn giúp đào tạo, rèn luyện, tạo điều kiện để nhiều cán bộ trưởng thành. Đồng thời, đã góp phần khắc phục đáng kể tư tưởng bảo thủ, bè phái, cục bộ địa phương, tạo những thay đổi tích cực trong tác phong, phương pháp, lề lối làm việc.

Thực tế, những người đứng đầu các cơ quan quyền lực ở một nơi quá lâu luôn dẫn đến tình trạng chuyên quyền, độc đoán, mất dân chủ, kéo bè kết cánh hình thành “lợi ích nhóm”… Do đó, việc bố trí người đứng đầu không phải là người địa phương là một trong những biện pháp ngăn ngừa những tiêu cực trên, nhất là tình trạng “cả họ làm quan” đã xảy ra ở một số địa phương, tạo ra “môi trường” tiêu cực, “tham nhũng kép”.

Hoan nghênh Bộ Công an và các địa phương đã đi đầu, quyết liệt bố trí, luân chuyển cán bộ đáp ứng yêu cầu của cuộc sống. 

Đọc thêm

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế
(PLVN) - Kết luận thanh tra (KLTT) của Thanh tra TP Thủ Đức (TP HCM) đã nêu rõ một số công trình xây dựng, trong đó có cơ sở kinh doanh Quê Nhà trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, là không phép, sai phép, phải cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng đến nay, một số cơ sở đã không chấp hành các quyết định xử phạt, cưỡng chế, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu vi phạm mới.

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời
(PLVN) - Liên quan sự việc Cty TNHH Sản xuất Tinh bột khoai mì Nhựt Phát - Chi nhánh Tây Ninh khiếu nại Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng mình không trốn thuế; mới đây, Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM, là đơn vị quản lý số hóa đơn liên quan vụ việc) đã có văn bản trả lời Báo PLVN.

Sắp phúc thẩm vụ “làm giả con dấu” tại Công ty Hoàng Long (Nam Định): Một số tình tiết cần làm rõ

Bản án 83/2024/HS-ST (bên trái) và Đơn của gia đình bị cáo Long gửi PLVN. (Ảnh: Hà Sơn)
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (9/1), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Lưu Văn Long (SN 1955, ngụ TP Nam Định, tỉnh Nam Định) “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Long bị TAND tỉnh Nam Định tuyên lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm 6 tháng tù về hai tội danh này.

Chuyển nơi cư trú có phải đổi đăng ký xe ô tô không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: "Trước đây tôi cư trú tại Hà Nội, hiện giờ tôi mới chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp của tôi có phải đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú không? Nếu phải đổi thì tôi phải làm những thủ tục gì?".

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 1/1/2025

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội) hỏi: Do nhiều lúc phải giải quyết công việc gấp nên tôi hay sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Xin hỏi, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?

Có nên đẩy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công tại Việt Nam?

Dịch vụ công và quản lý cung ứng dịch vụ công. (Ảnh nguồn Tạp chí Quản lý Nhà nước)
(PLVN) - Từ sau đổi mới đến nay, chủ trương khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công đã góp phần giảm ngân sách, nâng cao chất lượng dịch vụ và khơi dậy tiềm năng cạnh tranh. Dù vậy, việc phát triển còn gặp nhiều khó khăn do hệ thống chính sách tài chính (thuế, phí, tín dụng, quản lý giá, đất đai, bảo hiểm xã hội…) thiếu đồng bộ, chưa đủ khuyến khích kinh doanh nghiệp tư nhân tham gia. Để người dân tiếp cận tối đa những tiện ích công cộng, câu hỏi đặt ra, liệu có nên đẩy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công tại Việt Nam.