“Luôn tập trung cao, quyết liệt xử lý văn bản“

“Luôn tập trung cao, quyết liệt xử lý văn bản“
(PLO) - Trải qua 15 năm xây dựng và trưởng thành, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ghi nhận, trở thành một “công cụ” mạnh của Bộ, ngành Tư pháp. Nhân dịp Cục tròn 15 năm tuổi, phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL Đồng Ngọc Ba (ảnh) về những hoạt động trong thời gian qua.

“Kịp thời, chính xác, quyết liệt”

Ông có thể chia sẻ một số kết quả đạt được trong công tác kiểm tra văn bản (VB) thời gian qua?

- Thời gian qua, kế thừa những thành tích đã đạt được của các thế hệ lãnh đạo, công chức của Cục gây dựng, Cục Kiểm tra VBQPPL không ngừng đổi mới về nhiều mặt. Hiện Cục đang triển khai đồng bộ các giải pháp đổi mới về tổ chức và hoạt động theo Đề án được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt, tạo được chuyển biến tích cực trên các mặt công tác về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất VB và pháp điển. Kết quả đạt được đã phản ánh chất lượng công tác kiểm tra VB từng bước được nâng lên, ngày càng đi vào thực chất, có chiều sâu. 

Về quản lý nhà nước, chúng tôi chú trọng thực hiện vai trò đầu mối của Cục trong tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc sát sao các bộ, ngành, địa phương thực hiện trách nhiệm tự kiểm tra và kiểm tra VB theo thẩm quyền. Trong hoạt động nghiệp vụ, chúng tôi có nhiều đổi mới về cách thức tổ chức công việc, phân công công việc hợp lý, rõ người, rõ việc theo hướng “chuyên sâu”, “chuyên quản”, đề cao trách nhiệm kiểm tra VB với tinh thần “kịp thời, thận trọng, chính xác, quyết liệt”. 

Nhờ đó, kết quả kiểm tra, xử lý VB nâng lên rõ rệt. Đơn cử năm 2017, Cục đã tiến hành kiểm tra 5.848 VB của các bộ, cơ quan ngang bộ và chính quyền cấp tỉnh (tăng 98% so với cùng kỳ năm 2015 và 69% so với cùng kỳ năm 2016); phát hiện 157 VB trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền (tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2016).

Số VB trái pháp luật được xử lý đúng thời hạn tăng từ 29% (năm 2015, 2016) lên 47% (năm 2017). Việc phát hiện, kiến nghị xử lý VB trái pháp luật đã đóng góp thiết thực vào việc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, khả thi của hệ thống pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cá nhân, tổ chức, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Vậy có những bất cập nào cần khắc phục không, thưa ông? 

- Bên cạnh những kết quả tích cực, công tác kiểm tra VB hiện nay vẫn còn những hạn chế như việc phát hiện một số VB trái pháp luật còn chưa kịp thời, vẫn còn trường hợp VB trái pháp luật được áp dụng gây hậu quả, báo chí phản ánh; một số bộ, ngành, địa phương chưa thực hiện đầy đủ thẩm quyền, trách nhiệm trong công tác kiểm tra, xử lý VB; việc xem xét, xử lý trách nhiệm của cơ quan, người đã ban hành VB trái pháp luật và khắc phục hậu quả do VB trái pháp luật gây ra còn gặp khó khăn, nhiều trường hợp chưa thực hiện được… Một thực tế rất đáng quan tâm là việc ban hành VB không bảo đảm tính hợp pháp tại các bộ, ngành, địa phương vẫn chưa có xu hướng giảm. 

Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Về chủ quan, nhận thức của một số cơ quan về công tác ban hành, tự kiểm tra VB còn chưa đầy đủ; việc thực hiện quy trình xây dựng, ban hành VB, nhất là đánh giá tác động, lấy ý kiến người dân, doanh nghiệp trong một số trường hợp còn chưa thực chất...

Về mặt khách quan, VB do cấp bộ và cấp tỉnh ban hành có xu hướng tăng cùng với nhiều vấn đề kinh tế - xã hội mới, phức tạp nảy sinh, nhất là trong lĩnh vực kinh tế; kiểm tra VB là công việc khó, phạm vi tác động rộng, trong khi các điều kiện bảo đảm về con người, kinh phí và cơ sở vật chất còn hạn chế; quy định về xem xét, xử lý trách nhiệm của cán bộ, công chức đã tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, ban hành VB trái pháp luật còn chưa đầy đủ, cụ thể.

Theo ông, giải pháp thời gian tới là gì?

- Để khắc phục những hạn chế, thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp sau:

Thứ nhất, thực hiện tốt vai trò đầu mối của Cục Kiểm tra VBQPPL trong việc kết nối hệ thống, hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan kiểm tra VB trong cả nước, nhất là tổ chức pháp chế các bộ, ngành và Sở Tư pháp các địa phương thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra VB; 

Thứ hai, tập trung nguồn lực để thực hiện kiểm tra kịp thời các VB thuộc trách nhiệm được giao. Xác định lĩnh vực trọng tâm ưu tiên kiểm tra VB gắn với giải pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tập trung vào các lĩnh vực như bảo vệ quyền con người, quyền công dân, hoàn thiện thể chế thị trường, tuân thủ điều ước quốc tế để thúc đẩy tiến trình hội nhập...; kiểm tra kịp thời, ưu tiên kiểm tra VB thuộc lĩnh vực trọng tâm ngay sau khi được ban hành, tiến tới các VB đều được kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất trước thời điểm có hiệu lực thi hành; 

Thứ ba, thực hiện tốt công tác phối hợp, bảo đảm gắn kết chặt chẽ công tác kiểm tra VB với công tác soạn thảo, thẩm định VB, kiểm soát thủ tục hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, hình thành cơ chế đồng bộ trong việc theo dõi, phát hiện, xử lý VB trái pháp luật, góp phần tăng cường năng lực phản ứng chính sách, nhất là những tình huống VB sai có tác động tiêu cực về kinh tế - xã hội; 

Và cuối cùng, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng hiệu quả Phần mềm hỗ trợ kiểm tra VB; khai thác hiệu quả tiện ích của Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, Công báo điện tử để cập nhật và thực hiện kiểm tra kịp thời các VB thuộc thẩm quyền, trách nhiệm được giao.

Không đơn thuần phát hiện và kiến nghị xử lý quy định trái luật

Với tư cách người đứng đầu đơn vị thực hiện nhiệm vụ “gác cổng” VB, ông có những trăn trở nào?

- Từ góc độ thực hiện nhiệm vụ của cơ quan kiểm tra VB, việc phát hiện được nhiều VB trái pháp luật là kết quả tích cực, nhất là đã kịp thời ngăn chặn, hạn chế được những tác động tiêu cực về kinh tế - xã hội. 

Tuy nhiên, kết quả kiểm tra VB thời gian qua cho thấy tình trạng ban hành VB trái pháp luật vẫn còn nhiều, thậm chí một số lĩnh vực, địa bàn có chiều hướng gia tăng. Đây là nỗi trăn trở lớn của những người làm công tác pháp luật, làm sao để không còn việc ban hành VB pháp luật sai, phải “tuýt còi”, phải xử lý. Việc này là hết sức cần thiết, cấp bách, nhưng với tình hình thực tế nước ta hiện nay, để làm được việc này vẫn còn nhiều khó khăn.

Nhận thức rõ vấn đề này, thời gian qua, chúng tôi luôn tiếp cận công việc kiểm tra VB không đơn thuần chỉ là phát hiện và kiến nghị xử lý những quy định trong VB cụ thể, mà đồng thời chú trọng việc giúp cơ quan có VB trái pháp luật nhận thức rõ sai sót để tự xử lý; cảnh báo những vi phạm thường gặp, phân tích rõ nguyên nhân để tránh việc tiếp tục ban hành quy định sai phạm.

Chúng tôi cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần quan tâm, nhận thức đầy đủ về nội dung, yêu cầu của công tác xây dựng, ban hành và kiểm tra VBQPPL; cần nhận thức rằng VBQPPL là bộ phận cốt lõi của thể chế, tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Từ đó cần ưu tiên bố trí các điều kiện bảo đảm chất lượng của VB, nhất là tăng cường năng lực đội ngũ công chức và kinh phí cho công tác VB; thực hiện đúng quy định và đảm bảo chất lượng quy trình xây dựng VB.

Có thể nói một trong những khía cạnh “nóng” của công tác kiểm tra VB  là việc xử lý những VB có dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhất là vi phạm về nội dung và thẩm quyền. Ông có thể đánh giá ra sao về việc xử lý những VB này thời gian qua?

- Đúng vậy, trong công tác kiểm tra VB, vấn đề có tính cốt lõi, cần phải chú trọng thường xuyên là xử lý VB trái pháp luật, nhất là đối với những VB trái pháp luật tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Thời gian qua, Lãnh đạo Bộ Tư pháp luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao vấn đề này. 

Cục Kiểm tra VBQPPL luôn tập trung cao, đôn đốc quyết liệt việc xử lý VB. Qua theo dõi cho thấy, thời gian qua đa số các bộ, ngành, địa phương đã nghiêm túc xem xét, xử lý nội dung trái pháp luật của VB theo đúng quy định. Tuy vậy, vẫn còn nhiều VB có nội dung trái pháp luật được xử lý không đúng hình thức hoặc chậm xử lý (theo quy định hiện hành, VB trái pháp luật phải được cơ quan, người ban hành xử lý trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của cơ quan kiểm tra VB). 

Để khắc phục hạn chế, tăng cường hiệu quả xử lý VB trái pháp luật, chúng tôi đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp theo Đề án được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt đã nêu ở trên. Trong đó tập trung theo dõi sát, đôn đốc quyết liệt, kiên quyết xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý VB trái pháp luật, nhất là những trường hợp nội dung VB trái pháp luật xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, lợi ích của Nhà nước, xã hội.

Đồng thời công khai kết quả kiểm tra, xử lý VB theo quy định; tăng cường kiến nghị việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cán bộ, công chức đã tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, ban hành VB trái pháp luật; kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tình hình, kết quả kiểm tra, xử lý VB trái pháp luật và kiến nghị biện pháp xử lý các khó khăn, vướng mắc phát sinh.

Cảm ơn ông và chúc công tác kiểm tra VB tiếp tục gặt hái nhiều thành công hơn nữa!

Tin cùng chuyên mục

Quyết tâm đổi mới tư duy trong xây dựng luật

Quyết tâm đổi mới tư duy trong xây dựng luật

(PLVN) - Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách thời gian tới nhằm tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Đọc thêm

Tổ chức đấu giá Quyền sử dụng đất tại Khu đất dịch vụ Đông Đạo, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Đồng chí Phùng Huy Thọ - Đấu giá viên, phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc điều hành cuộc bán đấu giá
(PLVN) - Căn cứ Quyết định số 22/QĐ-TNMT ngày 18/9/2024 của Phòng Tài nguyên và Môi Trường về việc phê duyệt kết quả lựa chọn đơn vị thực hiện đấu giá QSD đất đối với 05 thửa đất thuộc dự án: Khu đất dịch vụ Đông Đạo, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên; Hợp đồng dịch vụ đấu giá quyền sử dụng đất số 24/2024/HĐ-DVĐGQSDĐ ngày 23/9/2024 ký giữa Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc với Phòng Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Vĩnh Yên. Vừa qua, Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức bán đấu giá thành công 5/5 ô đất với tổng giá khởi điểm là 17.316.000.000 đồng.

Hơn 400 học sinh tham dự phiên tòa xét xử lưu động tại Lào Cai

Hơn 400 học sinh tham dự phiên tòa xét xử lưu động tại Lào Cai
(PLVN) -  Ngày 4/11/2024, tại Trường THCS Bắc Cường, Tòa án nhân dân Thành phố Lào Cai đã tổ chức phiên tòa xét xử lưu động vụ án hình sự mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy. Phiên tòa có sự tham dự của cán bộ, giáo viên và hơn 400 học sinh trường THCS Bắc Cường, thành phố Lào Cai.

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12
(PLVN) -Nhận lời mời của Bộ trưởng Lập pháp Chính phủ Hàn Quốc, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc, ngày 01/11/2024, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12 (ALES 12) tại Seoul, Hàn Quốc.

Bình Định ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Ảnh minh họa
(PLVN) - UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nhằm kịp thời giải quyết các yêu cầu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Khởi công xây dựng "Mái ấm Tư pháp" tại Lào Cai

Khởi công xây dựng "Mái ấm Tư pháp" tại Lào Cai

(PLVN) -  Ngày 1/11/2024, tại thôn Nậm Lòn, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà đã diễn ra lễ khởi công xây dựng nhà "Mái ấm Tư pháp" cho ông Hầu Seo Dỉ - Công chức Tư pháp - Hộ tịch xã Cốc Lầu bị sập và hư hỏng hoàn toàn căn nhà cấp 4 mới xây do ảnh hưởng của cơn bão số 3 gây ra.

Sửa đổi quy trình ban hành văn bản pháp luật, tạo thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội

TS. Đinh Văn Minh, Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế- Thanh tra Chính phủ
(PLVN) - Nên xem xét lại cách quy định như hiện nay chỉ cho phép Chính phủ quy định chi tiết những điều khoản được xác định ngay trong luật. Thực tế xây dựng các văn bản hướng dẫn đã gặp không ít khó khăn từ quy định này và để không bị “bó tay” trước yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình triển khai luật, các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành với tên gọi là “các biện pháp bảo đảm thi hành”. Điều này cần được cân nhắc, điều chỉnh trong thời gian tới để tránh tình trạng "tự trói tay" mình rồi lại phải cố gắng "tự giải thoát" như hiện nay

Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tuỵ với tư pháp cơ sở

Anh Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tụy với công việc tư pháp ở cơ sở.
(PLVN) - Anh Dương Chính Nghĩa, công chức tư pháp - hộ tịch xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã có gần 20 năm gắn bó với công việc tư pháp - hộ tịch ở cơ sở. Với địa bàn rộng, đông dân cư nhưng anh Nghĩa luôn tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và luôn là “lá cờ đầu” triển khai các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật tại Hà Tĩnh.

Bạc Liêu: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nghiệp vụ giám định tư pháp

Bạc Liêu: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nghiệp vụ giám định tư pháp
(PLVN) - Ngày 2/11, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tư pháp cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh, nắm rõ các quy định của pháp luật về giám định tư pháp, một số kỹ năng pháp lý cơ bản, cần thiết của người giám định viên tư pháp.

Chủ quyền nhân dân trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

GS.TS Trần Ngọc Đường, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
(PLVN) - Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền nhân dân xuyên suốt trong tư duy lý luận và quan điểm, đường lối của Đảng ta về xây dựng nhà nước, từ nhà nước dân chủ nhân dân, rồi nhà nước chuyên chính vô sản và hiện nay là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cốt lõi trong quan điểm về chủ quyền nhân dân là tư tưởng chính quyền thuộc về nhân dân.

Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội: Không ngừng đổi mới và phát triển

TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.
(PLVN) - Ngày 3/11/2024, Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức gặp mặt truyền thống 45 năm ngày thành lập (10 /11/1979 – 10/11/2024 ) và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Sau 45 năm thành lập, Khoa Pháp luật kinh tế đã chủ động, sáng tạo, phát triển không ngừng, có nhiều đóng góp trong thực hiện sứ mạng, tầm nhìn của Nhà trường. Nhân dịp này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Nhà trường.

Khánh Hòa tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024

Quang cảnh hội nghị tập huấn.
(PLVN) -  Ngày 1/11, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ PBGDPL năm 2024 cho khoảng 260 đại biểu là báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ lãnh đạo, chuyên viên các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương như: Nha Trang, Cam Ranh, Ninh Hòa.