Lúng túng khái niệm “doanh nghiệp nhà nước”

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Viện Nghiên cứu Kinh tế TW (CIEM) đã phải tổ chức một hội thảo để lấy ý kiến chuyên gia một vấn đề trong Luật Doanh nghiệp (DN) (sửa đổi) đó là: “Thế nào là doanh nghiệp nhà nước (DNNN)?”. Thế nhưng kết thúc hội thảo, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng CIEM cho biết, ông còn thấy khó khăn hơn để đưa ra khái niệm này trong dự thảo Luật sắp phải trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp tháng 10 tới.

Số DNNN sẽ tăng lên

Theo TS Phan Đức Hiếu, trước đây Luật Doanh nghiệp quy định DNNN là 100% vốn nhà nước. Nhưng Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII (NQ TW 5) lại có những định hướng khác, bao gồm cả những doanh nghiệp chiếm phần vốn chi phối. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải sửa đổi các quy định để thể chế hóa quan điểm ấy.

“Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải sửa đổi các quy định để thể chế hóa quan điểm đó. Nhưng mục tiêu quan trọng nhất là phải làm rõ DN nào được gọi là DNNN, để từ đó có mô hình quản lý, quản trị phù hợp, tránh tình trạng áp đặt, cứ có vốn nhà nước là bị quản lý như DNNN giai đoạn trước…”- ông Hiếu bày tỏ quan điểm.

Trong khi đó, ông Phạm Đức Trung, Trưởng ban Ban nghiên cứu cải cách và phát triển DN (CIEM) cho rằng, nếu điều chính khái niệm DNNN (theo tinh thần NQTW 5- PV) thì lập tức DNNN tăng lên. “Số DN tăng lên này sẽ phải chịu sự điều chỉnh của nhiều luật mà trước đây không bị chi phối. Ngoài ra còn các văn bản, quy định khác dưới luật…”- ông Trung lo ngại.

Đại diện CIEM liệt kê có đến 9 luật hiện hành đều quy định về chủ thể là “DNNN”. Đó là Luật Ngân sách nhà nước (NSNN), Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Quản lý Tài sản công, Luật Tiếp cận thông tin, Bộ luật Dân sự, Luật Thủy lợi. Luật Lâm nghiệp, Luật Kiểm toán nhà nước. Trong  đó có 3 luật gây tác động trực tiếp nếu DN được xác định là “DNNN” là Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng và Luật NSNN. 

Theo CIEM, trong trường hợp mở rộng tối đa khái niệm DNNN thì ít nhất có thêm khoảng 1.282 Công ty cổ phần được gọi là DNNN và trở thành đối tượng điều chỉnh của pháp luật về DNNN.

Đề xuất 3 phương án cổ phần chi phối

Cái khó của Ban soạn thảo là quy định như thế nào là cổ phần chi phối? Theo đề xuất của CIEM có 3 phương án: Trên 65% vốn điều lệ; Trên 50% vốn điều lệ; Và trên 35% vốn điều lệ.

Cùng với đó là một loạt những băn khoăn: Chủ thể nào được xác định là Nhà nước? Công ty con cấp I, cấp II, cấp III của Tập đoàn, Tổng công ty, nhóm Công ty mẹ- Công ty con có được xác định là DNNN không? DN do một DNNN giữ cổ phần chi phối (ví dụ SCIC) có phải là DNNN  không? Nếu không thì là DN gì?

Dưới góc độ chuyên gia, ông Hoàng Trường Giang, Ban Kinh tế TW cho biết, sở dĩ NQTW 5 đưa ra khái niệm DNNN bao gồm cả DN có cổ phần nhà nước chi phối là do mục tiêu của Nghị quyết là cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN, cơ bản Nhà nước thoái vốn, do đó, sau năm 2020, kể cả tập đoàn và tổng công ty sẽ đa sở hữu, không còn DN 100% vốn nhà nước nữa. “Nghị quyết đến nay chưa cụ thể hóa thành Luật. Nhiều trường hợp DN hỏi ý kiến, Ban Kinh tế TW cũng chỉ giải thích theo… Nghị quyết (!?)”- ông Giang chia sẻ.

Theo quan điểm cá nhân, ông Giang cho rằng cần bàn 2 phương án vốn điều lệ trên 65% và trên 50%. Nếu  phương án trên 65% thì số lượng DNNN giảm đi và tập trung vào những lĩnh vực quan trọng mà Nhà nước cần nắm giữ. 

Nguyên Viện trưởng CIEM, ông Lê Xuân Bá nhắc lại khái niệm DNNN theo NQTW5 và nhấn mạnh từ “hoặc”  (DNNN là DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc cổ phần, vốn góp chi phối). Theo ông, “hoặc” và “và” là 2 khái niệm khác nhau. “Giờ sửa luật có bắt buộc theo NQTW 5 hay không? Nếu bắt buộc thì miễn bàn. Còn TW bảo cho phát biểu ý kiến thì cần có sự tổng kết, đánh giá…”- ông Bá thẳng thắn. Bày tỏ quan điểm cá nhân, ông Bá khẳng định: “Về mặt bản chất, DNNN ở khắp nơi trên thế giới là kém hiệu quả, không cần chứng minh” vì vậy, không nên mở rộng, phát triển khu vực kinh tế nhà nước.

Băn khoăn với các phương án mà CIEM đưa ra, ông Đặng Đức Đạm, nguyên Phó viện trưởng CIEM đề nghị dứt khoát: Không nên sửa, có sửa cũng đừng mở rộng khái niệm DNNN. “Chỉ cần nói DNNN là DN có vốn nhà nước chi phối là đủ, không cần nói 100% hay 51% vốn nhà nước. 100% vốn nhà nước cũng là chi phối chứ?”- ông Đạm nói.

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh khu công nghiệp tại Bắc Ninh.

Bắc Ninh: 3 mũi nhọn đột phá tạo ra sự hấp dẫn với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế

(PLVN) - 9 tháng đầu năm 2024, Ban quản lý các khu công nghiệp (Bắc Ninh) cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 129 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD (101 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.483,54 triệu USD; 28 dự án trong nước với tổng vốn 7.965,6 tỷ VNĐ tương đương 332,64 triệu USD). Tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh trong các KCN, kể từ đầu năm đến nay đạt 3,4 tỷ USD, (đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI).

Đọc thêm

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).
(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản: Quyết tâm 'cán' mốc kỷ lục 60 tỷ USD

Tăng tốc XK nông, lâm, thủy sản cán mốc 60 tỷ USD vào cuối năm 2024. (Ảnh minh họa: DNTT).
(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch XK cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.

Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc: Cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ ký kết 7 biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) của các DN hai nước trên nhiều lĩnh vực. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sáng 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và thăm, làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc. Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác, đầu tư kinh doanh, phát huy vai trò kết nối hai nền kinh tế, cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng.