Lực lượng nào là nòng cốt bắn rơi 29 máy bay B-52?

Bộ đội Tên lửa tham gia chiến dịch phòng không bảo vệ Hà Nội năm 1972
Bộ đội Tên lửa tham gia chiến dịch phòng không bảo vệ Hà Nội năm 1972
(PLO) -Trong Chiến dịch 12 ngày đêm cuối năm 1972, Bộ đội Tên lửa Phòng không là lực lượng nòng cốt đã chiến đấu anh dũng kiên cường, mưu trí, sáng tạo, lập công xuất sắc, bắn rơi 36 máy bay các loại của đế quốc Mỹ, trong đó có 29 máy bay B-52 (16 chiếc rơi tại chỗ), góp phần làm nên Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.
 

Ngày 20/12, Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) đã tổ chức Gặp mặt bạn chiến đấu Bộ đội Tên lửa anh hùng, chào mừng kỷ niệm 45 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (12/1972-12/2017). Tại buổi gặp mặt, các cựu chiến binh đã dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ của Quân chủng và cùng nhau ôn lại khí thế hào hùng của những ngày tháng Bộ đội PK-KQ cùng với quân và dân miền Bắc đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không bằng “pháo đài bay B-52” của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh lân cận.

Trong Chiến dịch này, Bộ đội Tên lửa Phòng không là lực lượng nòng cốt đã chiến đấu anh dũng kiên cường, mưu trí, sáng tạo, lập công xuất sắc, bắn rơi 36 máy bay các loại của đế quốc Mỹ, trong đó có 29 máy bay B-52 (16 chiếc rơi tại chỗ), góp phần làm nên Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.

Ngày 18/12/1972, từ 19h20 đến 20h18, nhiều tốp máy bay B-52 (mỗi tốp 3 chiếc) liên tiếp dội bom xuống các khu vực: sân bay Nội Bài, Đông Anh, Yên Viên, Gia Lâm,… Cuộc chiến đấu ác liệt của lực lượng phòng không ba thứ quân bảo vệ Hà Nội đã mở đầu chiến dịch 12 ngày đêm “Hà Nội - Điện Biên phủ trên không” lịch sử.

20h18, Tiểu đoàn 59 (Trung đoàn Tên lửa phòng không 261) phóng 2 quả tên lửa hạ ngay 1 máy bay B-52. Chiếc B52 đầu tiên trúng đạn bùng cháy sáng rực trên bầu trời Hà Nội, như một pháo đài khổng lồ lao xuống cánh đồng Chuôm (xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội). Trước đó, từ một trận địa ở Nghệ An, Tiểu đoàn 52 (Trung đoàn 267, Sư đoàn phòng không 365) bắn bị thương nặng 1 máy bay B-52, buộc máy bay phải hạ cánh bắt buộc xuống sân bay Đà Nẵng.

Trong đêm 18/12, Mỹ huy động 90 lượt máy bay B-52 ném 3 đợt bom xuống Thủ đô Hà Nội. Xen kẽ các đợt đánh phá của B-52 có 8 lượt máy bay F.111 và 127 lượt máy bay cường kích, bắn phá các khu vực nội, ngoại thành đã ném khoảng 6.600 quả bom xuống 135 địa điểm ở Thủ đô, làm 85 khu vực dân cư bị trúng bom, khoảng 300 người thiệt mạng,…

Ngày và đêm 19/12/1972, vào 4h30 sáng, địch ném bom các khu vực: Đài Tiếng nói Việt Nam (Mễ Trì), xã Nhân Chính, Nhà máy cao su Sao Vàng… Các trận địa tên lửa, pháo phòng không phối hợp với các đơn vị dân quân tự vệ Thủ đô tiêu diệt 1 máy bay F-4. Cùng thời gian, Tiểu đoàn 77 (Trung đoàn Tên lửa 257) bắn rơi tại chỗ 1 máy bay B-52. Bộ Chính trị biểu dương các lực lượng phòng không.

11h45 ngày 20/12/1972, Bộ Tổng Tư lệnh điện cho các đơn vị: “Chiều và đêm nay địch sẽ đánh lớn bằng máy bay B-52 và máy bay cường kích vào Thủ đô Hà Nội”. Từ 19h, địch huy động 78 lượt B-52 và hơn 100 lượt máy bay cường kích các loại đánh phá vào Hà Nội. Tiểu đoàn 93 (Trung đoàn Tên lửa 261) bắn rơi tại chỗ 1 máy bay B-52 ở khu vực ga Yên Viên; Tiểu đoàn 77 (Trung đoàn tên lửa 257) bắn rơi thêm 1 chiếc B-52 ở ngoại thành.

Sau đó, 3 tiểu đoàn Tên lửa (78, 79, 94) bắn rơi tại chỗ 1 chiếc B-52 nữa. Các đại đội pháo 100 ly của dân quân tự vệ Thủ đô đã hiệp đồng chặt chẽ với bộ đội tên lửa cao xạ bảo vệ vững chắc cho các trận địa tên lửa và các mục tiêu quan trọng khu vực nội, ngoại thành. Trong đêm 20 rạng ngày 21/12, bộ đội tên lửa phòng không bảo vệ Hà Nội đã bắn rơi 7 chiếc B-52. Tiêu biểu là trận của các tiểu đoàn 57, 77, 79, chỉ trong 9 phút với 6 tên lửa đã bắn rơi 4 chiếc B-52.

Đêm 21 rạng sáng 22/12, sau hàng trăm đợt đánh phá của địch, quân và dân ta bắn rơi 5 máy bay, trong đó bắn rơi tại chỗ 3 chiếc B-52, 1 chiếc F-4, 1 chiếc F-111.

Ngày 23/12/1972, ban ngày địch huy động 54 lượt máy bay chiến thuật đánh phá các khu vực ngoại thành Hà Nội, Mai Dịch, Trạm Trôi, Hoài Đức… Ban đêm, chúng sử dụng 33 lượt B-52 đánh Đồng Mỏ (Lạng Sơn), khu vực Bắc Giang và cho nhiều máy bay F-4, F-105, F-111 đánh Yên Viên, Giáp Bát, Đa Phúc, sân bay Nội Bài, Yên Bái, Uông Bí, Phà Rừng, Sở Dầu và sân bay Kiến An (Hải Phòng),… Quân ta bắn rơi 4 máy bay trong đó có 2 chiếc B-52, 1 chiếc F-1, 1 chiếc A-7. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tuyên dương công trạng quân dân miền Bắc, cán bộ, chiến sĩ Quân chủng Phòng không - Không quân. Đặc biệt tuyên dương quân dân Hà Nội đã chiến đấu oanh liệt và giành thắng lợi to lớn.

Ngày 24/12/1972, ban ngày, địch huy động 44 lượt máy bay chiến thuật đánh phá khu vực Thái Nguyên, Hà Bắc. Ban đêm, chúng dùng 33 lượt B-52 đánh phá ác liệt ga Kép, Bắc Giang, sân bay Yên Bái, Vĩnh Tuy (Hà Nội)… Quân và dân miền Bắc đã anh dũng chiến đấu, bắn rơi 5 máy bay, trong đó có 1 chiếc B-52, 2 chiếc F-4, 2 chiếc A-7. Do bị thất bại nặng nề và lấy cớ nghỉ lễ Nô-en, 24h ngày 24/12 địch tạm ngừng cuộc tập kích.

Ngày 25/12/1972, địch ngừng ném bom miền Bắc nhân dịp lễ Nô-en. Qua 7 ngày chiến đấu ngoan cường, bộ đội tên lửa, pháo phòng không hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ cùng bộ đội ra-đa, không quân và các lực lượng phòng không ba thứ quân đã bắn rơi 53 máy bay địch, trong đó có 18 chiếc B-52.

Ngày 26/12/1972, địch sử dụng 56 lượt máy bay cường kích ném bom dữ dội các khu vực trận địa tên lửa và trạm biến thế Đông Anh. Tiểu đoàn Tên lửa 72 (Trung đoàn 285) đã bắn rơi 1 máy bay F-4. Từ 22 giờ 5 phút, địch sử dụng 105 lượt B-52 và 110 lượt máy bay chiến thuật tấn công Hà Nội, Hải Phòng và Thái Nguyên. Máy bay B-52 ồ ạt ném bom rải thảm dữ dội ở cả nội, ngoại thành Hà Nội; trong đó, khu phố Khâm Thiên và khu Hai Bà Trưng bị tàn phá nặng nề…

Trận chiến đấu đêm 26/12 diễn ra hơn một giờ, lực lượng phòng không ba thứ quân của Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên đã đánh một trận lớn, bắn rơi 8 máy bay B-52, làm suy sụp tinh thần và ý chí của Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và bọn giặc lái Mỹ.

Từ ngày 27-29/12/1972, địch đánh phá dữ dội, Tiểu đoàn tên lửa 79 bảo vệ Hà Nội bắn rơi 1 máy bay B-52, 1 máy bay F-4 vào ngày 29/12. 7h sáng ngày 30/12/1972, Ních-xơn buộc phải tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra và đề nghị mở lại Hội nghị Pari về Việt Nam. Cuộc tập kích chiến lược quy mô lớn băng máy bay B-52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và một số khu vực ở miền Bắc kéo dài 12 ngày đêm đã bị thất bại hoàn toàn.

Tin cùng chuyên mục

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...