Lực lượng luôn đi đầu trong xử lý, khắc phục sự cố hóa chất độc - xạ

Bộ đội Hóa học xử lý chất độc CS tồn lưu tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Bộ đội Hóa học xử lý chất độc CS tồn lưu tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
(PLO) - 60 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành (19/4/1958-19/4/2018), Bộ đội Hóa học không chỉ là lực lượng nòng cốt về phòng chống vũ khí hủy diệt lớn cho lực lượng vũ trang và nhân dân trong chiến tranh mà còn là lực lượng sẵn sàng chiến đấu, tham gia giữ gìn an ninh chính trị; làm nòng cốt trong xử lý, khắc phục sự cố hóa chất độc, xạ, bảo vệ môi trường.

Đại tá Trịnh Thành Đồng - Chủ nhiệm Chính trị Binh chủng Hóa học cho biết: “Kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Hóa học, Binh chủng Hóa học đã tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm bao gồm: Hội thảo khoa học “Bộ đội Hóa học với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; Tổ chức Thi tìm hiểu 60 năm truyền thống Bộ đội Hóa học và phát động phong trào sáng tác truyện, ký, thơ, ca, nhạc, họa, biểu tượng 60 năm về Bộ đội Hóa học cùng với nhiều đợt phát động thi đua cao điểm; Tổ chức gặp mặt tuyên dương “60 gương mặt đoàn viên thanh niên, hội viên phụ nữ, công đoàn viên tiêu biểu” cấp binh chủng và hội trại tổ chức quần chúng “Chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Hóa học” và Liên hoan Nghệ thuật quần chúng cấp binh chủng”. 

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Bộ đội Hóa học đã hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ làm nòng cốt trong công tác phòng hóa cho lực lượng vũ trang và nhân dân; chỉ đạo, hướng dẫn bộ đội và nhân dân cách phòng chống, khắc phục hậu quả chất độc hóa học; đồng thời trực tiếp tham gia chiến dấu tiêu diệt nhiều sinh lực và vũ khí, phương diện chiến tranh của địch.

Trong quá trình chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, cán bộ, chiến sỹ Binh chủng Hóa học đã xây dựng nên truyền thống “Phòng chống tốt, chiến đấu giỏi”. Bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Bộ đội Hóa học vẫn thường xuyên có mặt ở những nơi độc hại nguy hiểm, thu gom, xử lý hàng trăm tấn chất độc tồn lưu sau chiến tranh. Bộ đội Hóa học không chỉ là lực lượng nòng cốt về phòng chống vũ khí hủy diệt lớn cho lực lượng vũ trang và nhân dân trong chiến tranh mà còn là lực lượng sẵn sàng chiến đấu, tham gia giữ gìn an ninh chính trị; làm nòng cốt trong xử lý, khắc phục sự cố hóa chất độc, xạ, bảo vệ môi trường.

Binh chủng Hóa học luôn thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về phòng chống vũ khí hủy diệt lớn. Đồng thời tham mưu cho Đảng, Nhà nước chỉ đạo về quản lý, kiểm soát lưu thông, sử dụng, cảnh báo sự cố hóa chất độc, xạ và xây dựng các biện pháp phòng chống, khắc phục hậu quả; tham gia các hoạt động đối ngoại trong việc khắc phục hậu quả sau chiến tranh, thực hiện Công ước cấm vũ khí hóa học. Ngoài ra, Bộ đội Hóa học còn tham gia xử lý nhiều vấn đề liên quan đến môi trường như: Tiêu tẩy các tác nhân độc hại, nguy hiểm trong sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, góp phần giữ gìn môi trường an toàn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Chiến tranh đã lùi xa 40 năm, song hậu quả của chất độc hóa học vẫn còn rất nặng nề đối với con người và môi trường sinh thái. Binh chủng Hóa học được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ làm nòng cốt trong việc điều tra, thu gom, xử lý chất độc tồn lưu sau chiến tranh. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng thời bình của Bộ đội Hóa học. Từ năm 1996 đến nay, Binh chủng Hóa học đã đề xuất nhiều đề tài, dự án và các giải pháp để thực hiện việc xử lý chất độc hóa học tồn lưu sau chiến tranh. 

Cụ thể, Binh chủng Hóa học đã trực tiếp và tham gia thực hiện 19 dự án, 3 đề tài nghiên cứu cấp Bộ Quốc phòng và cấp Nhà nước liên quan đến công tác xử lý chất độc hóa học tồn lưu sau chiến tranh. Ngoài ra còn có các nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan trong và ngoài quân đội để thực hiện các nhiệm vụ điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm cũng như các giải pháp chống lan tỏa ô nhiễm ra môi trường xung quanh. Kết quả đã tiến hành thu gom, chôn lấp, cô lập được hơn 160.000m3 đất nhiễm chất độc hóa học da cam/dioxin tại sân bay Biên Hòa.

Binh chủng Hóa học đã phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự 34 tỉnh, thành thuộc các quân khu 4, 5, 7, 9 tiến hành điều tra tại 293 huyện, thị, đã phát hiện, thu gom và xử lý gần 500 tấn chất độc và đạn dược chứa chất độc CS, 15 tấn hóa chất độc các loại. Với những kết quả đã thực hiện trên, Binh chủng đã góp phần làm trong sạch môi trường, ổn định đời sống và phát triển kinh tế - xã hội cho nhân dân trên địa bàn các khu vực bị ô nhiễm. Kết quả trên mới chỉ đáp ứng được một phần so với hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh hóa học do Quân đội Mỹ gây ra cho nhân dân Việt Nam. 

Mặt khác, ngoài chất dioxin có nguồn gốc từ chất da cam, còn phát hiện phát thải và tồn lưu dioxin có nguồn gốc từ sản xuất công nghiệp hóa chất,xử lý rác thải; một số nơi có nồng độ dioxin trong không khí, đất, thực phẩm cao hơn nồng độ cho phép, rất nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của nhân dân.

Thực hiện nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn, Binh chủng Hóa học đã giao nhiệm vụ cho các đơn vị tham gia cứu giúp người bị nạn tại xã Thái Học (Nguyên Bình, Cao Bằng) tháng 12/2011, khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường sau sự cố cháy nổ, tổ chức tiêu độc toàn bộ khu vực sản xuất, tiêu độc khoảng 60.000m2 bề mặt diện tích hiện trường cho Nhà máy Z121 vào tháng 10/2013, tham gia tìm kiếm nạn nhân bị tử vong trong khai thác vàng trái phép tại Bá Thước, Thanh Hóa tháng 6/2016.

Xử lý hóa chất cháy nổ tại Nhà máy Nhiệt điện số 2, Hải Phòng (năm 2010); tham gia khảo sát, lấy mẫu, phân tích đánh giá chất lượng môi trường, làm cho cá chết hàng loạt tại khu vực miền Trung và hồ Tây  - Hà Nội năm 2016…, xử lý ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật; chế tạo các thiết bị lọc nước phục vụ đồng bào các vùng lũ lụt, các đồn biên phòng; xử lý chất thải y tế, chất thải  công nghiệp; lấy mẫu phân tích, kết luận và xử lý mẫu lạ; truy tìm, đánh giá mức độ nguy hiểm của các nguồn phóng xạ, hóa chất  độc hại… được Bộ Quốc phòng và các địa phương đánh giá cao. 

Đọc thêm

Dành ưu tiên hàng đầu cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký LHQ về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sáng 6/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 trụ cột để Gia Lai phát triển sâu sắc, toàn diện

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Tấn Lực
(PLVN) - Tại buổi làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh Gia Lai ngày 6/1, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Gia Lai cần bám sát vào các Nghị quyết của Trung ương, các quy hoạch và chiến lược đã được duyệt, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế Gia Lai một cách sâu sắc, toàn diện dựa trên 3 trụ cột chính: Nông nghiệp, công nghiệp và du lịch.

Có hơn 5 nghìn văn bản liên quan đến điều chỉnh, sắp xếp bộ máy hành chính

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 41. (Ảnh: Nghĩa Đức)
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và quyết định một số nội dung quan trọng, cấp bách khác theo thẩm quyền liên quan tới việc sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi), Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và gần 300 luật liên quan đến chuyên ngành, đến tổ chức. Bộ Tư pháp cũng đã tổng kết có khoảng 4.922 văn bản nghị định, thông tư liên quan tới việc điều chỉnh, sắp xếp bộ máy hành chính.

Báo Pháp luật Việt Nam giành giải Báo chí Diên Hồng

Trao bằng khen của Văn phòng Quốc hội tặng 20 tập thể có nhiều đóng góp cho giải Diên Hồng lần thứ ba.
(PLVN) - Tối 5/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - 2025. Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được trao hai giải tại sự kiện. 

Tối nay - 5/1 diễn ra Lễ trao Giải Diên Hồng năm 2025

Khung cảnh tổng duyệt Lễ trao Giải Diên Hồng lần thứ Ba, 2025. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - 2025 được tổ chức vào tối nay tại Hà Nội, đúng dịp kỷ niệm 79 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam.

Thủ tướng: Quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn

Thủ tướng: Quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn
Chiều 4/1, dự Hội nghị công bố Quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn. Việc triển khai thực hiện Quy hoạch không phải là nhiệm vụ của riêng TP Hồ Chí Minh mà là nhiệm vụ của cả vùng, cả nước.

Xây dựng hệ thống nhà trường Quân đội tinh, gọn, mạnh

Đại tướng Nguyễn Tân Cương tặng Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc.
(PLVN) - Với mục đích gắn nhà trường với đơn vị, đào tạo gắn với sử dụng, sau 3 năm thực hiện phương châm “Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị”, chất lượng đào tạo của các nhà trường Quân đội được nâng lên; học viên tốt nghiệp ra trường có phẩm chất, năng lực cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Thủ tướng: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền

Thủ tướng: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền
(PLVN) - Sáng 2/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ bảy của Ban Chỉ đạo.

Giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh bước vào kỷ nguyên mới

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại Hội thảo “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, để bảo đảm giai cấp công nhân Việt Nam vượt qua những thách thức, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc, cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh.