Luật sư nêu quan điểm xử lý công trình xây dựng trái phép trên Mã Pí Lèng

Thạc sĩ. Luật sư. Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH THGS – Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội.
Thạc sĩ. Luật sư. Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH THGS – Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội.
(PLVN) -Luật sư cho rằng Mã Pí Lèng là di tích danh lam thắng cảnh Quốc gia, thuộc khu vực Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn (được UNESCO công nhận) cơ quan chức năng cần áp dụng các quy định của pháp luật để xử lý công trình xây dựng trái phép này.

Mới đây, báo chí phản ánh về việc một công trình xây dựng trên đèo Mã Pí Lèng (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) gây bức xúc dư luận. 

Cụ thể, công trình này cao 7 tầng, lấy tên PANORAMA, mục đích để kinh doanh ăn uống, nhà nghỉ, nhà hàng.

Đề cập rõ về nội dung trên, ông Ma Quốc Trưởng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc thừa nhận, công trình này của một phụ nữ tên V. T. A. (ở thành phố Hà Giang) chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất, dự án chưa được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, cũng chưa được cấp phép xây dựng, nó đồng nghĩa với việc đây là công trình xây trái phép.

Liên quan đến vấn đề này, Thạc sĩ. Luật sư. Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH THGS – Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội cho rằng;

Khu vực đèo Mã Pí Lèng là di tích danh lam thắng cảnh Quốc gia, thuộc khu vực Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn (được UNESCO công nhận). Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Quyết định số 2057/QĐ-TTg ngày 21/12/2017 về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du Khu du lịch Quốc gia Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Do đó, việc xây dựng các công trình tại khu vực đèo Mã Pí Lèng phải tuân thủ đúng quy hoạch đã được phê duyệt, các quy định của Luật Di sản văn hóa và UNESCO, cũng như các quy định pháp luật khác có liên quan, trên nguyên tắc bảo tồn và phát triển những giá trị về cảnh quan tự nhiên, vật chất và văn hóa của di tích danh lam thắng cảnh này.

Luật sư Hùng cho biết, theo thông tin trên báo chí, công trình xây dựng tại đèo Mã Pí Lèng là khá đồ sộ và được xây dựng trên đất nông nghiệp khi chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng đất, dự án đầu tư chưa được cấp giấy chứng nhận đầu tư, chưa được cấp phép xây dựng và chưa có văn bản thỏa thuận đồng ý của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

Nếu các thông tin này là chính xác thì chủ đầu tư công trình đã vi phạm rất nghiêm trọng nhiều quy định tại các Điều 12 và Điều 57 Luật đất đai năm 2013, Điều 89 Luật xây dựng, Điều 13 và Điều 36 Luật Di sản văn hóa.v.v..

Trong trường hợp này, chủ đầu tư có thể bị xử phạt về các hành vi vi phạm như sau: “Tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng” theo Khoản 5 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP, với hình thức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng và “chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang đất phi nông nghiệp”, với hình thức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP.

Ngoài ra, chủ đầu tư còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là: Buộc tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm (Khoản 11 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP), khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm (Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP).

Cũng theo luật sư Hùng, nội dung và bản chất của vụ việc ra sao? Các sai phạm (nếu có) là như thế nào thì còn phải đợi kết quả thanh kiểm tra, xác minh của các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, khu vực đèo Mã Pí Leng là di tích danh lam thắng cảnh nổi tiếng, có nhiều giá trị rất quý giá về cảnh quan thiên nhiên, vật chất và văn hóa của đất nước ta.

Do đó, các hành vi xây dựng trái phép hoặc sai quy hoạch trong khu vực này đều phải được ngăn chặn, xử lý kịp thời và triệt để. Có như vậy, chúng ta mới có thể bảo vệ và giữ gìn được những giá trị của cảnh quan thiên nhiên nơi đây.

Đồng thời, qua vụ việc này, các cơ quan chức năng cũng phải xem xét và xử lý trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân có liên quan, chấn chỉnh công tác quản lý, không để xẩy ra các vụ việc tương tự./.

Đọc thêm

Hành vi hủy hoại đất bị xử phạt thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Thế Bình (Bắc Giang) hỏi: Nắm bắt được nhu cầu mua đất màu để trồng trọt của nhiều hộ gia đình, một số hộ dân tại xã tôi đang sinh sống đã tự hạ thấp bề mặt đất bãi trồng màu để lấy đất màu bán kiếm tiền, làm thay đổi lớp mặt của đất không thể trồng cây được. Xin hỏi, hành vi hủy hoại đất của các hộ dân nêu trên bị xử phạt như thế nào? Có bị thu hồi đất không?

Đặt cọc mua nhà bằng ngoại tệ có hợp pháp ở Việt Nam?

Luật sư Nguyễn Quang Tâm.
(PLVN) - Bạn Thế Anh (Hà Nội) hỏi: Gia đình tôi có người nhà định cư tại nước ngoài và thường xuyên gửi ngoại tệ về cho gia đình. Tới đây, gia đình tôi dự định mua một căn nhà mới. Xin hỏi, khi mua nhà, tôi đặt cọc bằng ngoại tệ thì có được pháp luật cho phép không?

Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn: Nỗ lực bảo vệ trẻ em, phụ nữ bị xâm hại, bạo hành

Luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn.
(PLVN) - Trên con đường thực hiện ước mơ của mình, luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng Luật sư Hạnh Nguyễn luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình. Có những vụ án, dù đã “đóng sổ” song luật sư Hạnh vẫn là chỗ dựa tinh thần, là “người mẹ”, giúp đứa trẻ bị tổn thương “chữa lành”.

"Bạn xứng đáng được an toàn và hạnh phúc”

"Bạn xứng đáng được an toàn và hạnh phúc”
(PLVN) - Hơn 20 năm làm luật sư, cơ duyên của nghề đã đưa tôi đến với nhiều thân chủ là phụ nữ. Mỗi người có cuộc đời và hoàn cảnh khác nhau, nhưng chung một nỗi đau từ sự bạo hành trong hôn nhân

Thi tuyển công chức bao lâu thì có kết quả?

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Lâm Bảo (Hà Nội) hỏi: Tôi vừa thi vòng 2 kỳ thi tuyển công chức. Xin hỏi, thời hạn thông báo công khai kết quả tuyển dụng công chức là bao lâu? Nếu nhận được kết quả trúng tuyển thì tôi cần phải nộp hồ sơ gồm những gì?

Xả chất thải ra môi trường bị xử lý thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trên cả nước thời gian vừa qua xảy ra nhiều vụ lén lút xả chất thải ra môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân. Hành vi trên nếu bị phát hiện sẽ xử lý như thế nào?

Những hành vi nào được coi là bạo hành trẻ em?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo quy định hiện hành, trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.

Vi phạm quy định về an toàn cung cấp thực phẩm bị xử lý thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Vũ Khiêm (Nam Định) hỏi: Vừa qua tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội xảy ra sự việc sinh viên phải ăn cơm canh thừa, thức ăn xuất hiện dị vật gây mất an toàn vệ sinh gây bức xúc dư luận. Vậy, hành vi vi phạm quy định về an toàn trong cung cấp thực phẩm sẽ bị xử lý như thế nào?

Hàng xóm lắp camera sang nhà mình, phải xử lý ra sao?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Một bạn đọc trong quá trình sinh sống đã bị một người sống cùng xóm trọ cố tình quay lại các video về đời sống riêng tư từ camera an ninh cá nhân (hành vi diễn ra nhiều lần), sau đó chia sẻ qua mạng xã hội cho các cá nhân khác nhằm bôi nhọ nhân phẩm, danh dự. Bạn đọc đặt câu hỏi: "Hành vi của cá nhân trên có vi phạm pháp luật không và nếu vi phạm sẽ bị xử lý như thế nào?"