Luật Quản lý thuế (sửa đổi): Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người nộp thuế

Quang cảnh buổi họp báo
Quang cảnh buổi họp báo
(PLVN) - Tại cuộc họp báo chuyên đề công tác quản lý thuế (QLT) 5 tháng đầu năm 2019 tổ chức cuối tuần qua, đại diện Tổng cục thuế (TCT) khẳng định Luật QLT (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế (NNT), đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của NNT...

Thêm nhiều điều, thêm nhiều thuận lợi

Thực hiện Nghị quyết 57/2018/QH14 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, dự án Luật QLT (sửa đổi) được trình Quốc hội khoá XIV qua 2 kỳ họp: Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2018) và thông qua tại kỳ họp thứ 7 (sáng ngày 13/6/2019).

Luật QLT (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua với kết quả biểu quyết là 442 đại biểu tán thành trên 453 đại biểu có mặt, chiếm tỷ lệ 91,32% trên tổng số 484 đại biểu.

Luật QLT (sửa đổi) được thông qua có 152 điều, nhiều hơn 32 điều so với Luật QLT hiện hành (có 120 điều), với hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2020.

Theo đại diện TCT, Luật QLT (sửa đổi) sẽ tạo cơ sở pháp lý cho QLT hiện đại, tiếp cận tới những chuẩn mực, thông lệ quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho NNT, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của NNT; quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan QLT cũng như các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong QLT. 

Trong đó, tại Điều 16 đã quy định quyền của NNT. Ngoài các quyền (10 quyền) quy định tại Luật QLT cũ thì hiện nay Luật QLT đã bổ sung 04 quyền cho NNT để đảm bảo các quyền trong giao dịch điện tử, quyền được nhận các văn bản liên quan nghĩa vụ thuế của cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán...

Ngoài ra, Luật QLT (sửa đổi) sẽ tạo hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại cho công tác QLT, trong đó có việc áp dụng  rộng rãi phổ biến QLT điện tử, đặc biệt là tạo cơ sở để QLT đối với các hoạt động kinh tế mới phát sinh phát triển trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, như kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số... 

Luật QLT (sửa đổi) cũng sẽ đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính, trong đó có cải cách thủ tục QLT hướng tới hoạt động quản lý thống nhất, công khai, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, đồng thời tạo cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu quả công tác QLT để phòng chống trốn thuế, thất thu và nợ đọng thuế.

Theo đại diện TCT, sau khi Chủ tịch nước ký Lệnh công bố Luật QLT, TCT sẽ tổ chức buổi họp báo công bố chính thức về Dự án Luật QLT.

Các đề án khác đang triển khai theo tiến độ

Tại cuộc họp báo, TCT cho biết, hiện TCT đang triển khai theo tiến độ Đề án Mở rộng cơ sở thuế và chống xói mòn nguồn thu Ngân sách nhà nước (TCT đã xây dựng đề án và gửi lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức, Bộ, ngành, địa phương; tổ chức Hội thảo với chủ đề “QLT trong nền kinh tế số”).

Ngoài ra, TCT đang tiếp tục xây dựng các văn bản: Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư  44/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 về khung giá tính thuế Tài nguyên đối với nhóm, loại Tài nguyên có tính chất lý hóa giống nhau; Thông tư hướng dẫn quy định tại Khoản 4 Điều 24 Nghị định 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý Khu công nghiệp và Khu kinh tế; Thông tư hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 hướng dẫn về hóa đơn điện tử; Thông tư sửa đổi Thông tư 110/2015/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế; Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán thuế nội địa; Thông tư sửa đổi một số điều của Thông tư 95/2016/TT-BTC hướng dẫn về Đăng ký thuế; Thông tư thay thế các Thông tư hướng dẫn thuế TNDN hiện hành.

Một số công tác trọng tâm khác được TCT tích cực triển khai trong 5 tháng đầu năm như tiếp tục nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí, chỉ số và quy trình đánh giá tuân thủ pháp luật thuế đối với NNT; Xây dựng bộ tiêu chí, chỉ số và quy trình lựa chọn hồ sơ khai thuế; kiểm tra tại trụ sở cơ quan QLT. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý rủi ro. Trao đổi, cung cấp thông tin với Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Tổng cục Hải quan để tăng cường quản lý giám sát, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật…

Giảm hơn 100 Chi cục thuế trong 5 tháng đầu năm

Trong 5 tháng đầu năm, toàn ngành Thuế tiếp tục sắp xếp, sáp nhập các Chi cục Thuế theo yêu cầu của Nghị quyết 18-NQ/TW; theo đó đã trình Bộ Tài chính tiếp tục triển khai hợp nhất các Chi cục Thuế thành Chi cục Thuế khu vực tại 25 địa phương nâng tổng số địa phương đã thực hiện lên 31/63. Tính đến thời điểm này, số Chi cục thuế trong cả nước đã giảm từ 711 Chi cục xuống còn 608 Chi cục (giảm 103 Chi cục). Theo kế hoạch, đến hết năm 2019 giảm còn 420 Chi cục. Bên cạnh đó, toàn ngành đã sắp xếp tổ chức bộ máy mới theo Quyết định 41/2018/QĐ-TTg và các Quyết định của Bộ Tài chính, TCT.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba thăm và làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội

Bà Juanna Lilia Delgado Portal – Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba trao đổi tại buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội.
(PLVN) - Ngày 20/11, Đoàn lãnh đạo cấp cao Ngân hàng Trung ương Cuba do bà Juanna Lilia Delgado Portal - Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Đi cùng đoàn có đại diện một số Bộ, ngành, Chủ tịch một số Ngân hàng tại Cuba; đại diện Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam và đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cảng Hải Phòng đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, ông Nguyễn Hoàng Anh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trao Bằng khen cho Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng.
(PLVN) - Ngày 20/11, Công ty CP Cảng Hải Phòng tổ chức Lễ kỷ niệm 95 năm Ngày truyền thống Đảng bộ và Đội ngũ công nhân Cảng (24/11/1929-24/11/2024); 95 năm Ngày thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của Cảng Hải Phòng (28/11/1929-28/11/2024) và đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì.

Chỉ có 28% hồ thủy lợi được lập quy trình vận hành

Chỉ có 28% hồ thủy lợi được lập quy trình vận hành
(PLVN) - Sáng 19/11, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức diễn đàn “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, đảm bảo vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới". Sự kiện nêu ra những vấn đề cấp bách của hệ thống các hồ, đập thủy lợi đang “gánh” trên vai nhiều nhiệm vụ trọng yếu của quốc gia.

Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Pháp

Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Pháp
(PLVN) - Sáng 19/11, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã làm việc với đoàn đại biểu Nghiệp đoàn Giới chủ Pháp (MEDEF) do ông Francois Corbin làm trưởng đoàn, trong khuôn khổ hai nước thúc đẩy hợp tác kinh tế và đầu tư.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá: Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Toàn cảnh Toạ đàm "Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá – Những vấn đề đặt ra" diễn ra chiều nay, tại Hà Nội.
(PLVN) -  Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Ngành tôm bứt phá, dự báo đạt 4 tỷ USD trong năm 2024

Ngành tôm bứt phá, dự báo đạt 4 tỷ USD trong năm 2024

(PLVN) - Trong 10 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ và EU đều ghi nhận tăng trưởng tích cực. Với giá tôm cải thiện và nhu cầu nhập khẩu tăng cao, dự báo mục tiêu 4 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm nay là hoàn toàn khả thi.

Quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' IUU của EC

Việt Nam quyết tâm gỡ “thẻ vàng” IUU trong năm 2024. (Ảnh minh họa: CTV)
(PLVN) - Ngày 18/11, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã họp với các đơn vị liên quan để thực hiện kế hoạch của Chính phủ chỉ đạo làm việc với Đoàn thanh tra Ủy ban Châu Âu (EC) về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp (IUU) lần 5.

Chờ tỉnh và huyện để kéo dây giải tỏa công suất Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4

Đại diện NPTPMB báo cáo lãnh đạo EVNNPT về tiến độ Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái.
(PLVN) - Ban Quản lý Dự án truyền tải điện (NPTPMB) hạ quyết tâm hoàn thành Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái trong quý III/2025 để có thể cùng các đơn vị thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) thực hiện việc giải tỏa công suất Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4.

Tiềm năng huy động vốn tư nhân cho phát triển xanh

Quản lý nước là một trong những dự án được ưu tiên cho vay để bảo vệ môi trường. (Ảnh minh họa/Vneconomy)
(PLVN) - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh để cho vay các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường và dự án mang lại lợi ích về môi trường. Điều này cho thấy nhu cầu về trái phiếu xanh là rất lớn và là tín hiệu tích cực về tiềm năng trong việc huy động dòng vốn từ khối tư nhân cho quá trình chuyển đổi hướng đến phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam.

Ba kịch bản tăng trưởng điện trong năm 2025

Bảo đảm đủ điện trong mọi tình huống năm 2025. (Ảnh: EVN).
(PLVN) - Cuộc họp về Kế hoạch cung cấp điện năm 2025 đã thống nhất 3 kịch bản tăng trưởng điện năng, trong đó ở kịch bản cực đoan, tăng trưởng điện phải đạt từ 14 - 15% trở lên, các tháng mùa khô phải đạt 16% trở lên.

Bắc Ninh: 3 mũi nhọn đột phá tạo ra sự hấp dẫn với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế

Hình ảnh khu công nghiệp tại Bắc Ninh.
(PLVN) - 9 tháng đầu năm 2024, Ban quản lý các khu công nghiệp (Bắc Ninh) cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 129 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD (101 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.483,54 triệu USD; 28 dự án trong nước với tổng vốn 7.965,6 tỷ VNĐ tương đương 332,64 triệu USD). Tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh trong các KCN, kể từ đầu năm đến nay đạt 3,4 tỷ USD, (đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI).

VNPT giới thiệu hệ sinh thái số toàn diện tại Diễn đàn quốc gia Phát triển Kinh tế số & Xã hội số lần thứ II

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tham khu trình diễn các giải pháp số của VNPT tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II. (Ảnh: Chi Tưởng)
(PLVN) - Những “lát cắt” của các thành tựu bước đầu trên hành trình làm chủ công nghệ số và cung cấp hệ sinh thái số trong mọi lĩnh vực đời sống KTXH đã được Tập đoàn VNPT giới thiệu tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức.