Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ: Cần làm rõ khái niệm “vũ khí quân dụng”

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Xung quanh khái niệm “vũ khí quân dụng”, phá hủy kết cấu vật chất tương tự” trong Luật số 50/2019/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, ý kiến chuyên gia cho rằng cần làm rõ, cụ thể hơn nữa để tránh kẽ hở pháp luật.

Cần loại bỏ những kẽ hở có thể bị lợi dụng

Luật số 50/2019/QH14 được ban hành nhằm khắc phục khoảng trống pháp lý trong việc xử lý hình sự đối với các hành vi chế tạo, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự vũ khí quân dụng (VKQD).

Qua thực tiễn công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm cho thấy, các loại vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự VKQD (súng ổ xoay, súng bút, súng tự chế bắn đạn hoa cải…) có tính sát thương cao, có khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của con người. Nếu các hành vi này không được luật hóa để xử lý về hình sự có thể làm tình hình tội phạm phức tạp, dẫn tới việc lợi dụng kẽ hở của pháp luật để chế tạo, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép, chiếm đoạt vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự VKQD.

Mặt khác những nội dung sửa đổi, bổ sung tại Luật số 50/2019/QH14 chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Trước hết, quay trở lại khái niệm “Vũ khí quân dụng” tại điểm a khoản 1, Điều 1 của Luật số 50/2019/QH14 quy định:

“2. Vũ khí quân dụng bao gồm:

a) Vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ, bao gồm: Súng cầm tay: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu; Vũ khí hạng nhẹ: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân; Vũ khí hạng nặng: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, tên lửa; Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí quy định tại điểm này;

b) Vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như vũ khí quy định tại điểm a khoản này, không được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác quy định tại Điều 18 của Luật này để thi hành công vụ.”

Căn cứ vào nội hàm của khái niệm trên, nếu giả thuyết: “Vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như vũ khí quy định tại điểm a khoản này, không được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác quy định tại Điều 18 của Luật này để thi hành công vụ”.

Ví dụ: một khẩu súng X hay một tên lửa Y được sản xuất công nghiệp, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp (bán trên thị trường súng đạn của nước M) được đưa trái phép vào lãnh thổ Việt Nam, các loại vũ khí này không được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác quy định tại Điều 18 của Luật, có uy lực phá hủy kết cấu vật chất hơn cả loại súng K, tên lửa F của chúng ta thì có là VKQD hay không? VKQD thuộc điểm a hay b?

Luật ban hành nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền con người, quyền công dân và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhưng với khái niệm hiện tại thì mới chỉ xử lý được những đối tượng sử dụng súng vãng lai, tự chế trong nội địa. Những loại vũ khí nguy hiểm cao cho an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội như ví dụ trên nếu các đối tượng xấu đưa vào Việt Nam để hoạt động nhằm mục đích xấu làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự của đất nước thì liệu có bị xử lý được theo Điều 304 của BLHS hay không?

“Phá hủy kết cấu vật chất tương tự” như thế nào?

Về những vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự VKQD được quy định bổ sung vào điểm b khoản 2 Điều 3 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ như sau: “b) Vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như vũ khí quy định tại điểm a khoản này, không được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác quy định tại Điều 18 của Luật này để thi hành công vụ”.

Với khái niệm trên thì yếu tố mấu chốt để kết luận VKQD thuộc điểm này là điều kiện “phá hủy kết cấu vật chất tương tự như vũ khí quy định tại điểm a”, điều kiện khác thực sự là không quan trọng, thậm chí khi quy định như vậy lại tạo ra “lỗ hổng” pháp lý như đã phân tích, lấy ví dụ ở trên.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 và khoản 2 Điều 73 của Luật cho thấy yêu cầu khi kết luận một vũ khí thuộc điểm b thì buộc phải dẫn chiếu về vũ khí nào trong danh mục VKQD tại điểm a. Bài toán đặt ra là nếu trong trường hợp chưa kịp ban hành danh mục VKQD tại điểm a theo quy định của Luật thì sẽ giải quyết vấn đề tính năng, tác dụng tương tự mà cụ thể là “phá hủy kết cấu vật chất tương tự” như thế nào? Có cần chỉ ra vũ khí cần giám định có khả năng sát thương, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như loại vũ khí nào thuộc danh mục VKQD tại điểm a hay không?

Trường hợp đã ban hành danh mục VKQD tại điểm a thì sẽ kiểm nghiệm khả năng “phá hủy kết cấu vật chất tương tự” như thế nào? Về cơ sở khoa học, có hai cách cơ bản là dựa trên các tham số động lực học của loại súng so sánh, tiến hành bắn thực nghiệm súng cần giám định, sử dụng các phương tiện đo các tham số động lực học để đối chiếu xem có đạt được thông số kỹ thuật như súng được so sánh hay không hoặc thực nghiệm bắn so sánh trực tiếp 2 loại súng với cùng điều kiện về khoảng cách tới vật cản, kết cấu vật cản như tiêu chuẩn kiểm nghiệm của nhà sản xuất hoặc của cơ quan nghiên cứu chuyên sâu về vũ khí để kiểm chứng khả năng phá hủy kết cấu vật chất, tầm bắn, độ tản mát…

Câu hỏi đặt ra là các loại súng như: súng ổ xoay, súng bút, súng tự chế bắn đạn hoa cải, súng săn tự chế cưa nòng… có khả năng “phá hủy kết cấu vật chất” tương tự như súng ở danh mục VKQD tại điểm a hay không? Điều kiện kiểm nghiệm về khả năng phá hủy kết cấu vật chất tương tự là như thế nào? Có cần cùng điều kiện kiểm nghiệm của nhà sản xuất hoặc của cơ quan nghiên cứu chuyên sâu về vũ khí hay không?

Trung tá Đỗ Văn Hoàn

(Cục Điều tra hình sự, Bộ Quốc phòng)

Đọc thêm

“Lùm xùm” tại dự án Dinh I Đà Lạt: UBND tỉnh và nhà đầu tư chưa thống nhất được số tiền bồi thường

Toàn cảnh Dinh I nhìn từ trên cao.
(PLVN) - Ngày 25/4/2024, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản yêu cầu Cty CP Hoàn Cầu Đà Lạt ngừng hoạt động khai thác kinh doanh, không tổ chức đón khách tại dự án King Palace (Dinh 1, đường Trần Quang Diệu, TP Đà Lạt). Đây là diễn biến mới nhất liên quan vụ “lùm xùm” tại dự án Dinh I kéo dài nhiều năm nay.

Long An: Bốn năm chờ bồi thường 2 tài sản bị bỏ sót khi kiểm đếm

Trạm trộn bê tông và trạm điện (nằm sát nhau, bên trái) của Cty Lực Tấn đến nay vẫn chưa được bồi thường. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Nhận được quyết định bồi thường, Cty TNHH Đầu tư - Xây dựng - Thương mại Lực Tấn (địa chỉ lô LG12, đường số 2, khu công nghiệp (KCN) Xuyên Á, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) khiếu nại, kiến nghị vì bị bỏ sót 2 tài sản. Bốn năm qua, Cty vẫn chờ kết quả từ cơ quan chức năng.

Nộp phạt muộn có bị thu hồi giấy phép lái xe không?

Ảnh minh họa (Nguồn: laodong.vn).
(PLVN) - Tôi bị vi phạm giao thông lỗi quá tốc độ, bị áp dụng hình thức là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng. Sắp tới tôi bận việc ở xa không trực tiếp để nộp phạt theo đúng thời hạn quy định được. Vậy tôi đến nộp phạt muộn có thể nhận lại bằng lái xe không?

Sau bài viết một số khu tái định cư tại TP Huế chưa có nước sạch: Lãnh đạo Thừa Thiên Huế yêu cầu cấp nước trước ngày 10/5

Các bên đã thống nhất sẽ bảo đảm cung ứng nước cho dân trước ngày 10/5/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Báo Pháp luật Việt Nam - PLVN đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (TP Huế) tới đây sinh sống từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi báo đăng, chiều 23/4, ông Phan Ngọc Thọ (Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế) đã tới địa phương kiểm tra thực tế, gặp người dân và cơ quan liên quan.

Hiệu quả từ những cơ chế đúng đắn

Cao tốc Bắc Nam (Ảnh: Báo Chính phủ)
(PLVN) - Sau một thời gian các đoạn cao tốc đi vào vận hành và nhận được những phàn nàn từ những người đi trên cao tốc về vấn đề không có trạm dừng nghỉ, cơ quan chức năng đã quyết liệt vào cuộc. Đại diện Cục Đường cao tốc cho biết, bảo đảm trong năm 2024, các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đều có trạm dừng nghỉ.

Doanh nghiệp đề xuất tặng công trình vi phạm cho địa phương: UBND tỉnh Hải Dương đưa ra hướng xử lý

Công trình vi phạm trên đất của BV Y học cổ truyền tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Hoàng Giang)
(PLVN) - Tỉnh sẽ tiếp nhận công trình xây dựng vi phạm trên diện tích đất của Bệnh viện (BV) Y học cổ truyền để tránh gây lãng phí, thất thoát tiền. Ý kiến được ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đưa ra, tại cuộc họp Hội đồng thẩm định các dự án đầu tư công do cấp tỉnh quản lý.