Luật pháp & Y đức

Luật pháp & Y đức
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - . Không thể cứ chỉ mong chờ toàn bộ vào luật, mà cần đặt vấn đề làm sao để y đức ngày càng được nâng cao; đừng để tái diễn những vụ án đau đớn “kiếm ăn trên dịch bệnh, trên nỗi đau đồng bào”...

Sáng 13/6, thảo luận về dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (KCB - sửa đổi), một đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng “ngành Y tế đang trải qua khủng hoảng”. Dịch bệnh COVID-19 chưa hoàn toàn chấm dứt, công tác KCB, chăm sóc sức khỏe nhân dân đang rất khó khăn thì tình trạng thiếu thuốc, sinh phẩm, trang thiết bị, vật tư y tế đang diễn ra ở nhiều nơi. Nhiều người trong hệ thống y tế không dám đấu thầu mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế bởi sợ sai, sợ vi phạm. Vị ĐBQH này cho rằng “thể chế pháp luật không rõ ràng là nguyên nhân của mọi nguyên nhân”.

Phải thừa nhận, không chỉ ở Việt Nam, mà ở cả thế giới, luật pháp đương nhiên luôn thay đổi cho phù hợp với cuộc sống. Việc sửa đổi Luật KCB cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Ở Việt Nam, còn có những điểm quy định có thể chưa thực sự phù hợp như kiêm nhiệm giữa chuyên môn và điều hành bệnh viện (BV) công.

Giám đốc BV công trước hết phải giỏi chuyên môn y khoa, trải qua quá trình phấn đấu lâu dài, từ bác sĩ cấp khoa phòng đi lên. Tuy nhiên, họ lại không được đào tạo bài bản về kỹ năng quản lý, điều hành, quản trị hoạt động BV. Điều này dẫn đến bất cập trong quản lý nguồn nhân lực, hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị y tế, khiến chất lượng dịch vụ kém, hoạt động KCB thiếu chuyên nghiệp.

Thế nhưng, thực tế cũng cho thấy chúng ta đã nhìn ra vấn đề này. Hiện ở một số trường đại học đã có những chuyên ngành như quản lý BV. Có thể tới đây, bác sĩ có thể sẽ chỉ cần làm chuyên môn, khi vào phòng mổ chỉ tập trung chuyên môn cứu chữa người bệnh; không còn nỗi lo bị phân tâm bởi những gói thầu A, hợp đồng B.

Nhiệm kỳ trước, Bộ Y tế đã đề xuất Chính phủ điều chỉnh cơ chế tự chủ với các đơn vị sự nghiệp, y tế công lập. BV công sẽ được tự chủ tài chính, thành lập bộ máy quản lý là Hội đồng điều hành, quản lý BV. Các BV có thể thuê CEO (giám đốc điều hành), không cần giỏi chuyên môn mà giỏi về quản lý, điều hành để tạo đột phá nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo cơ chế minh bạch, phù hợp với xu thế thế giới. Cơ chế này sẽ trả lại sứ mệnh thiêng liêng của bác sĩ là chăm sóc, cứu chữa người bệnh. Tất nhiên, điều quan trọng là thực hiện cơ chế này làm sao cho hiệu quả, có những quy định cụ thể chi tiết ra sao, có giải pháp nào để vượt qua những rào cản như nhận thức đã “thâm căn cố đế” trong một số người, như lợi ích nhóm của một số người...

Trở lại với “cơn bão Việt Á”, có thể nói vì luật bị thiếu, sơ hở, còn lỏng lẻo nên mới xảy ra đại án này hay không? Đại dịch COVID-19 trăm năm mới có một lần, lẽ ra cán bộ y tế và bác sĩ phải thực hiện thiên chức cứu người; nhưng một số người đã không làm như vậy. Lúc đó, lòng tham của một số ít người là cán bộ y tế có cơ hội trỗi dậy. Họ “trục lợi, xà xẻo, chấm mút, chia chác” như lời một ĐBQH. Trong tất cả các vụ án liên quan đã được công bố, vụ án nào cán bộ y tế cũng được quà, được “lại quả”, được “hoa hồng”, không chỉ nhiều mà rất nhiều. Vì vậy, không thể nói vì “luật bị thiếu, sơ hở, còn lỏng lẻo”. Khi người ta cố tình sai phạm thì dù luật có kín kẽ bao nhiêu, người ta cũng có thể “biến báo” ít nhiều.

Sửa đổi Luật KCB là điều cần phải làm ngay, nhưng cũng nên nhìn nhận ở góc độ nêu trên, để có những sửa đổi cho phù hợp. Không thể cứ chỉ mong chờ toàn bộ vào luật, mà cần đặt vấn đề làm sao để y đức ngày càng được nâng cao; đừng để tái diễn những vụ án đau đớn “kiếm ăn trên dịch bệnh, trên nỗi đau đồng bào”.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Bạn đọc phản ánh liên quan vụ án “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”: VKSND tỉnh Lạng Sơn cung cấp thông tin

Bạn đọc phản ánh liên quan vụ án “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”: VKSND tỉnh Lạng Sơn cung cấp thông tin
(PLVN) - Liên quan đến đơn phản ánh của ông Đồng Duy Hòa gửi Báo PLVN cho rằng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lạng Sơn có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm trong vụ án hình sự “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, mới đây, VKSND tỉnh đã thông tin về việc giải quyết đơn.

Có được thế chấp nhà xưởng trên đất thuê không?

Có được thế chấp nhà xưởng trên đất thuê không?
(PLVN) - Bạn Minh Khoa (Nghệ An) hỏi: Việc thế chấp tài sản là một hình thức phổ biến để huy động vốn trong kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người sử dụng đất thuê để làm nhà xưởng. Vậy xin hỏi, nhà xưởng trên đất thuê có thế chấp vay ngân hàng được không?

TP Hồ Chí Minh: Sơ thẩm vụ kiện đòi tiền lương Kpi

Trụ sở Cty Fosco. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Ngày 17/4, TAND quận 3 (TP HCM) mở phiên sơ thẩm “tranh chấp đòi tiền lương và yêu cầu bồi thường thiệt hại” giữa một nhân viên đã nghỉ hưu và Cty TNHH MTV Dịch vụ cơ quan nước ngoài (Fosco, đơn vị trực thuộc UBND TP).

Xử phạt hành vi nghe, gọi điện thoại khi dừng đèn đỏ

 Luật sư Hoàng Tuấn Vũ.
(PLVN) - Bạn Hữu Anh (Hà Nội) hỏi: Hiện nay, vẫn có một số người đi xe máy tranh thủ lúc dừng đèn đỏ để nghe, gọi điện thoại. Theo quy định mới, khi điều khiển xe máy vào lúc dừng đèn đỏ có được sử dụng điện thoại không? Nếu không thì mức xử phạt thế nào?

Đề xuất bỏ án tử hình với một số tội danh: Bước tiến trong cải cách tư pháp

Trung tướng, PGS.TS Đồng Đại Lộc. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Trong phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Chính phủ đã xem xét một đề xuất quan trọng, mang tính lịch sử: Sửa đổi Bộ luật Hình sự theo hướng bỏ hình phạt tử hình, thay bằng hình phạt tù chung thân không giảm án đối với 8 tội danh. Đây là một dấu mốc tiến bộ trong tư duy pháp lý, thể hiện rõ bản chất nhân đạo và văn minh trong chính sách hình sự của Việt Nam.

Thủ tục về việc xét tặng danh hiệu 'Bà mẹ Việt Nam anh hùng'

Thủ tục về việc xét tặng danh hiệu 'Bà mẹ Việt Nam anh hùng'
(PLVN) - Bộ Quốc phòng vừa có Quyết định 1589/QĐ-BQP công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực khen thưởng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Quốc phòng, trong đó có thủ tục xét tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng".

Hành trình đáng khâm phục

Hành trình đáng khâm phục
(PLVN) - Hành trình tới công lý của nạn nhân trong vụ án này đã rất mất mát, tổn thương, nhưng kiên trì, bền gan và đúng quy định pháp luật. Nạn nhân trong vụ án từng là một thôn nữ nghèo miền Tây lên TP HCM cần mẫn nhiều năm mới tạo dựng nên thương hiệu...

Diễn biến sự việc công trình sai phạm của Công ty Trường Thoa (Nam Định): Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu kiểm tra báo cáo trước 21/4/2025

Một phần công trình sai phạm của Cty Trường Thoa. (Ảnh trong bài: Quốc Khải)
(PLVN) - Liên quan đến công trình xây dựng sai phạm nằm bên ngoài đê sông Đào (thuộc địa bàn phường Năng Tĩnh, TP Nam Định) của Cty TNHH Trường Thoa đã bị xử phạt hành chính, phải tháo dỡ, khắc phục hậu quả, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Xây dựng, Sở NN&MT, UBND TP Nam Định kiểm tra, xác minh, báo cáo trước ngày 21/4/2025.

TP Hồ Chí Minh: Vụ kiện hi hữu bên nói nông nghiệp, bên nói mặt sông

TP Hồ Chí Minh: Vụ kiện hi hữu bên nói nông nghiệp, bên nói mặt sông
(PLVN) -  TAND TP HCM vừa thụ lý đơn khiếu kiện hành vi hành chính về hành vi không ban hành các quyết định thu hồi, bồi thường với UBND quận 12. Đây là vụ kiện hi hữu vì trên giấy tờ, có thửa đất nông nghiệp đã được cấp sổ đỏ từ 1998, nhưng khi thu hồi thực hiện dự án, UBND quận cho rằng là “sông” nên không thực hiện bồi thường.

Hành vi bạo lực gia đình bị xử lý như thế nào?

Luật sư Chu Quỳnh Vương.
(PLVN) - Bạn Nguyễn Hiền (Hà Nội) hỏi: Chị tôi thường xuyên bị chồng bạo hành về thể chất lẫn tinh thần, mặc dù đã cố gắng nhẫn nhịn nhưng tình trạng này không thay đổi. Xin hỏi, người có hành vi bạo lực gia đình sẽ phải chịu hình phạt nào theo quy định pháp luật hiện nay? Các biện pháp để ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?