Luật mới không còn tội “cố ý làm trái…”, ông Đinh La Thăng có được miễn trách nhiệm hình sự?

Luật mới không còn tội “cố ý làm trái…”, ông Đinh La Thăng có được miễn trách nhiệm hình sự?
(PLO) -Ông Đinh La Thăng cùng nhiều cựu quan chức một số tập đoàn lớn vừa qua bị đề nghị truy tố tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", nhưng tội danh này sẽ không còn trong Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2018…
 

 

Trao đổi vấn đề này với PV Pháp luật Việt Nam, các chuyên gia pháp luật cho biết Bộ luật Hình sự năm 2015 không bỏ hẳn hành vi phạm tội "Cố ý làm trái..." mà tội danh trên được cụ thể hóa bằng 9 tội danh khác, trong Mục 3 Chương 18 từ Điều 217 đến Điều 234 của Bộ luật Hình sự năm 2015.

Cần hiểu rõ về thời điểm áp dụng

Thời gian qua, hàng loạt cựu quan chức của một số tập đoàn như Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRA), Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC)... bị khởi tố, đề nghị truy tố về tội danh "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" theo Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Mới đây, ông Đinh La Thăng cũng bị đề nghị truy tố về tội danh trên. Liên minh với Hà Văn Thắm biến Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) thành "sân sau" của PVN, cùng những sai phạm tại dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 khiến ông Thăng cùng thuộc cấp bị khởi tố.

Có điều, Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi năm 2009 sẽ hết hiệu lực; đồng thời, Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi năm 2017 đã có hiệu lực thi hành. Theo đó, tội "Cố ý làm trái..." (Điều 165) sẽ không còn trong Bộ luật mới kể từ ngày 1/1/2018.

Trong khi đó, nếu căn cứ vào Điều 29 Bộ luật Hình sự năm 2015, ông Thăng sẽ được miễn trách nhiệm hình sự với tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. 

Bởi thế, Một số ý kiến lo ngại có những vấn đề pháp lý phức tạp xung quanh việc áp dụng tội danh đối với những người bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 1999 trước ngày 1/1/2018.

Mặc dù Nghị quyết của Quốc hội về lùi hiệu lực Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định về việc áp dụng quy định có lợi cho người phạm tội, nhưng tại Nghị quyết số 41/2017/QH14 của Quốc hội, đối với hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 165 của Bộ luật Hình sự năm 1999 xảy ra trước 0h00 ngày 1/1/2018, mà sau thời điểm đó vụ án đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử thì tiếp tục áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 để xử lý.

Trường hợp vụ án đã được xét xử và đã có bản án, quyết định của Tòa án thì không được căn cứ vào Bộ luật Hình sự năm 2015, để kháng cáo, kháng nghị theo hướng không phạm tội.

Nếu sau thời điểm 0h00 phút ngày 1/1/2018 hành vi tội phạm mới bị phát hiện thì không khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại Điều 165 của Bộ luật Hình sự năm 1999 mà áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về các tội danh tương ứng để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.

Theo 1 luật sư Đoàn Luật sư TP HCM, với quy định này thì lịch sử tố tụng Việt Nam sẽ gặp phải tình huống có 2 Bộ luật Hình sự "có hiệu lực song song". Bởi vì các hành vi của những bị can này đã bị phát hiện trước thời điểm ngày 1/1/2018.

Do vậy, các bị can như ông Đinh La Thăng, ông Phùng Đình Thực… vẫn bị điều tra, truy tố, xét xử về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" theo Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi 2009 hết hiệu lực từ 1/1/2018.

Cụ thể hóa bằng 9 tội danh

Trước nhận xét của dư luận cho rằng Cơ quan CSĐT "cấp tốc" khởi tố ông Đinh La Thăng cùng những bị can khác vì "sợ" qua năm 2018 không thể khởi tố tội danh "Cố ý làm trái…", các chuyên gia pháp lý đều cho rằng đây là nhận xét không phù hợp.

Cần phải nói rõ rằng Bộ luật Hình sự năm 2015 không bỏ hẳn hành vi phạm tội cố ý làm trái mà tội danh này được cụ thể hóa, được thay thế bằng 9 điều luật mới, nằm trong Mục 3 Chương 18 từ Điều 217 đến Điều 234 của Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực từ 1/1/2018. Các điều luật bao gồm: Vi phạm các quy định về cạnh tranh (Điều 217); Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản (Điều 218); Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí (Điều 219); Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 220); Vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 221); Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 222); Thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 223); Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 224); Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (Điều 225).

Như vậy, trong vài ngày còn lại của năm 2017, những ai đã và đang liên quan đến những vụ án có "dính" đến tội danh quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 1999 sẽ bị khởi tố, truy tố theo điều luật này. Qua 0h ngày 1/1/2018, người vi phạm sẽ bị xử lý theo các điều cụ thể của Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi năm 2017.

Trường hợp ông Thăng phạm tội vào sau 0 giờ ngày 1/1/2018 thì Cơ quan CSĐT có thể truy tố vào hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí (theo Điều 219) hoặc hành vi vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng (theo Điều 220).

Việc bỏ tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và thay thế bằng những tội danh khác được đánh giá là bước tiến mới đáng ghi nhận trong tố tụng. 

Luật sư Trần Thu Nam (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) lý giải: "Hành vi phạm tội cần phải được cụ thể hóa, đưa ra những tội danh khác nhau. Vậy nên việc bỏ điều này và chuyển thành nhiều tội danh khác là một điều tốt và dễ cho những người thực thi pháp luật áp dụng chuẩn xác hơn".

Luật sư Trần Bá Học (Đoàn Luật sư TP.HCM) đồng tình với nhận định trên: "Tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng rất mơ hồ nên Bộ luật Hình sự mới đã cụ thể hóa để việc xét xử chính xác với từng hành vi".

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Một bạn đọc phản ánh 'bị chậm bàn giao tài sản trúng đấu giá': Trả lời của Cục Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc

Cục THADS tỉnh Vĩnh Phúc. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Liên quan phản ánh của ông Đỗ Văn Hiếu (ngụ xã Liên Châu, huyện Yên Lạc) cho rằng có việc chậm bàn giao tài sản cho người trúng đấu giá, đại diện Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, người phải thi hành án (THA) không tự nguyện thi hành, vụ việc phức tạp, Chi cục THADS huyện Yên Lạc đang phối hợp tuyên truyền, vận động, chuẩn bị cưỡng chế giao tài sản theo quy định.

Doanh nghiệp có được cắt giảm nhân sự do ảnh hưởng bởi thiên tai?

Luật sư Đoàn Trung Hiếu.
(PLVN) -  Bạn Ngọc Minh (Lào Cai) hỏi: Doanh nghiệp của tôi đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai. Việc kinh doanh bị đình trệ, doanh thu giảm sút và doanh nghiệp không thể duy trì số lượng nhân sự như trước. Xin hỏi, theo quy định pháp luật hiện hành thì doanh nghiệp có thể cắt giảm nhân sự với lý do thiên tai không? Nếu có, doanh nghiệp cần tuân thủ những điều kiện và thủ tục nào?

Văn hóa pháp lý từ vụ kiện tờ vé số

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Vụ án người mua vé số thắng kiện một Cty Xổ số tại miền Trung vừa khép lại là minh chứng rõ ràng cho sức mạnh pháp luật, vai trò của cách ứng xử văn minh trong xã hội hiện đại…

Xây dựng Trường tiểu học Bình Hưng Hòa A: Người dân mong được đền bù, hỗ trợ thỏa đáng hơn khi bị thu hồi đất

Dự án Trường tiểu học Bình Hưng Hòa A đang được triển khai xây dựng nhưng chưa thực hiện xong việc đền bù, hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất.
(PLVN) - Phản ánh về quá trình triển khai xây dựng Trường tiểu học Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh), một số người dân có đất bị thu hồi bày tỏ quan điểm là rất ủng hộ việc xây dựng trường học để con em có chỗ học hành tử tế, nhưng băn khoăn về phương án bồi thường, hỗ trợ khi bị thu hồi đất.

Tìm hiểu về những ưu điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)
(PLVN) - Trong số các loại hình doanh nghiệp tại nước ta, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là một loại hình doanh nghiệp (DN) khá quen thuộc và phổ biến. Đây không chỉ là loại hình doanh nghiệp có hình thức tổ chức đơn giản mà còn mang nhiều ưu điểm đặc biệt phù hợp với nền kinh tế của Việt Nam nên đã được các nhà đầu tư lựa chọn.

Không thu phí, lệ phí đối với tổ chức, cá nhân phải thay đổi giấy tờ do sắp xếp đơn vị hành chính

Công an Quảng Ninh cấp căn cước cho người dân. (Ảnh minh họa: H.T)
(PLVN) - Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó yêu cầu không thu các loại phí, lệ phí của cá nhân, tổ chức phải thay đổi giấy tờ, thủ tục do sáp nhập đơn vị hành chính.

Hành vi sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô có thể bị xử lý hình sự

 Luật sư Tống Chí Cường.
(PLVN) - Bạn Gia Huy (Hải Phòng) hỏi: Sử dụng điện thoại trong quá trình lái xe ô tô là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến các vụ tai nạn giao thông. Tuy nhiên, vì cho rằng không thể bị phát hiện và xử lý kịp thời nên một bộ phận người tham gia giao thông vẫn cứ vi phạm. Xin hỏi, theo quy định mới hành vi sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô sẽ bị xử lý như thế nào?