Luật hóa một số quy định trong Nghị quyết 42/2017/QH14 về xử lý nợ xấu: Cần sớm hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng quốc gia

Cán bộ Agribank thẩm định hồ sơ cho vay. (Ảnh trong bài: Hà Phương Thảo)
Cán bộ Agribank thẩm định hồ sơ cho vay. (Ảnh trong bài: Hà Phương Thảo)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Để luật hóa Nghị quyết 42/2017/QH14 thực sự phát huy hiệu quả và bền vững, cần chú trọng đến việc xây dựng các quy định chi tiết, minh bạch, cân bằng hài hòa giữa quyền lợi của tổ chức tín dụng (TCTD) và người đi vay (NĐV), đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước.

Giải quyết căn cơ vấn đề nợ xấu

Luật hóa các quy định trong Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu (XLNX) của các tổ chức tín dụng TCTD là một bước tiến quan trọng và cần thiết để giải quyết căn cơ vấn đề nợ xấu tại Việt Nam. Bằng việc tạo lập một khuôn khổ pháp lý đồng bộ, ổn định và hiệu quả hơn cho công tác XLNX và thi hành tài sản bảo đảm (TSBĐ), đặc biệt là khôi phục và hoàn thiện cơ chế thu giữ TSBĐ, Việt Nam có thể đẩy nhanh tiến độ XLNX tồn đọng, giải phóng nguồn vốn cho nền kinh tế, giảm thiểu rủi ro cho hệ thống ngân hàng và củng cố niềm tin thị trường.

Từ kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn triển khai Nghị quyết 42/2017, có thể hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về XLNX và thi hành TSBĐ với một số nội dung cụ thể như sau:

Trước tiên, hoàn thiện quy định về quyền thu giữ TSBĐ. Theo đó, luật hóa quyền thu giữ TSBĐ của TCTD và tổ chức xử lý nợ (TCXLN) cần đi kèm với các quy định chi tiết, minh bạch về điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện, gồm cả việc thông báo cho bên bảo đảm và các bên liên quan. Cần quy định rõ các trường hợp được phép thu giữ và các biện pháp bảo vệ quyền lợi của bên bảo đảm trong quá trình thu giữ, không vi phạm điều cấm của pháp luật và đạo đức xã hội.

Tiếp đến là đẩy nhanh thủ tục tố tụng và thi hành án (THA). Chúng ta cần luật hóa các quy định cho phép áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan TSBĐ tại tòa án. Đồng thời, hoàn thiện các quy định liên quan kê biên, xử lý TSBĐ trong quá trình THA dân sự, có sự phối hợp hiệu quả giữa TCTD và cơ quan THA.

Chúng ta cũng cần giải quyết rốt ráo các vướng mắc liên quan đến TSBĐ là vật chứng, tang vật. Theo đó, luật hóa quy định về việc hoàn trả TSBĐ là vật chứng trong vụ án hình sự hoặc tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho TCTD để xử lý, với các điều kiện và thủ tục rõ ràng để không ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ việc.

Song song với việc tăng quyền cho TCTD, cần bổ sung hoàn thiện các quy định bảo vệ NĐV, gồm quyền được thông báo đầy đủ, quyền đàm phán tái cơ cấu nợ, các biện pháp hỗ trợ với NĐV gặp khó khăn thực sự do nguyên nhân khách quan. Cần phân định rõ nợ xấu do lỗi khách quan và chủ quan để có ứng xử phù hợp. Rà soát sửa đổi các đạo luật liên quan (Bộ luật Dân sự, Luật THA dân sự, Luật Đất đai...) để có sự thống nhất và đồng bộ với các quy định mới về XLNX trong Luật Các TCTD.

Cuối cùng là nâng cao năng lực, trách nhiệm của các chủ thể. Các TCTD cần cải thiện quản trị rủi ro tín dụng, minh bạch hóa thông tin khoản vay và TSBĐ, có cơ chế hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn. Người dân và DN cần nâng cao ý thức, trách nhiệm với đồng vốn vay. Cơ quan chức năng cần tăng cường phối hợp liên ngành để giải quyết các vụ việc liên quan TSBĐ một cách nhanh chóng và hiệu quả.

GS.TS Võ Xuân Vinh

GS.TS Võ Xuân Vinh

Nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc vay và trả nợ

Để bảo vệ tài sản một cách tốt nhất, minh bạch và công bằng, người dân và DN cần nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc vay và trả nợ, tuân thủ đầy đủ các cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Trước khi vay vốn, cần tìm hiểu kỹ về các điều khoản, lãi suất, phí và các quy định liên quan TSBĐ. Trong quá trình vay, cần chủ động theo dõi tình hình tài chính, có kế hoạch trả nợ rõ ràng và thông báo kịp thời cho TCTD nếu gặp khó khăn trong việc trả nợ để cùng tìm hướng giải quyết.

Về phía cơ quan chức năng, cần tăng cường công tác quản lý, giám sát hoạt động của các TCTD, tuân thủ pháp luật trong hoạt động cho vay và XLNX. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tín dụng ngân hàng để nâng cao nhận thức. Đặc biệt, cần có cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu quả việc thực thi các quy định về thu giữ, xử lý TSBĐ để ngăn chặn tình trạng lạm quyền từ phía TCTD.

Việc hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng quốc gia cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các TCTD đánh giá chính xác hơn rủi ro tín dụng và người dân, DN nâng cao ý thức về lịch sử tín dụng của mình.

Tuy nhiên, để việc luật hóa quy định trong Nghị quyết 42 thực sự phát huy hiệu quả và bền vững, cần chú trọng việc xây dựng các quy định chi tiết, minh bạch, cân bằng hài hòa giữa quyền lợi của TCTD và NĐV, đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi chủ thể trong nền kinh tế.

XLNX không chỉ là nhiệm vụ của ngành ngân hàng mà là trách nhiệm chung của mọi người và cộng đồng DN, người dân, hướng tới mục tiêu xây dựng một nền tài chính - tín dụng lành mạnh, minh bạch và đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Dự kiến ngày 22/5/2025, tại TP HCM, Báo Pháp luật Việt Nam - Văn phòng đại diện tại TP HCM sẽ tổ chức Tọa đàm “Cần tiếp tục luật hóa một số vấn đề theo tinh thần Nghị quyết 42/2017/QH14 về xử lý nợ xấu” với sự tham gia tài trợ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Agribank, Cty CP Tập đoàn MCV, Cty CP Công nghệ Di Động Việt.

Chương trình dự kiến có sự tham gia của đại diện NHNN, Cục THADS, VKSND - TAND TP HCM cùng một số ngân hàng thương mại và các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực. Chương trình sẽ cung cấp các thông tin hữu ích, là diễn đàn để người dân, DN, các cơ quan, đơn vị bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, khúc mắc cũng như lợi ích khi luật hóa Nghị quyết 42/2017.

Đọc thêm

Kỳ vọng lãi suất cho vay có thể giảm nhẹ

Lãi suất cho vay tại các NHTM nhà nước thấp so với NHTM cổ phần. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Trong bối cảnh nhiều gói tín dụng ưu đãi theo các chương trình của Chính phủ lần lượt xuất hiện, nhiều kỳ vọng về lãi suất cho vay sẽ được giảm, nhất là khi lãi suất huy động đang có xu hướng giảm.

Nhiều ngân hàng dừng giao dịch bằng thẻ từ từ tháng 7/2025

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Từ tháng 7/2025, hàng loạt ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, Agribank sẽ chính thức ngừng hỗ trợ giao dịch đối với thẻ ATM chỉ có dải từ. Khách hàng được khuyến cáo nhanh chóng chuyển sang thẻ chip để đảm bảo giao dịch không bị gián đoạn, đồng thời hưởng chính sách chuyển đổi miễn phí.

VietinBank chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới

VietinBank đã tổ chức họp báo giới thiệu về công cuộc chuyển đổi số và ứng dụng AI vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
(PLVN) - Trải qua 37 năm xây dựng và phát triển, VietinBank đã có những đóng góp tích cực, quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trước những chuyển động không ngừng của kỷ nguyên số và thách thức toàn cầu, với tinh thần đổi mới, VietinBank tiếp tục kiến tạo những bước đột phá trong hành trình chuyển đổi số, mở ra một tương lai đầy triển vọng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững.

Đại hội đồng cổ đông Sacombank: Đặt mục tiêu tăng trưởng lên đến 15%, lần đầu lên kế hoạch chia cổ tức sau 9 năm

Hơn 1.000 cổ đông có mặt từ sớm để tham dự Đại hội.
(PLVN) - Ngày 25/04/2025, Sacombank đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm tài chính 2024. Đại hội đã thống nhất thông qua nhiều nội dung quan trọng như: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2024 và định hướng, mục tiêu năm 2025; báo cáo tài chính riêng và hợp nhất năm 2024 đã kiểm toán; phương án phân phối lợi nhuận năm 2024 và kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2025; thù lao của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát năm 2024; Tờ trình chủ trương tăng vốn điều lệ; Tờ trình chủ trương góp vốn/mua cổ phần công ty chứng khoán…

SHB lãi gần 4.400 tỷ đồng quý I, đạt 30% kế hoạch năm

SHB lãi gần 4.400 tỷ đồng quý I, đạt 30% kế hoạch năm
(PLVN) - Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với những dấu ấn tăng trưởng đầy ấn tượng, tiếp tục khẳng định sức bật nội tại mạnh mẽ với chiến lược phát triển được hoạch định đúng hướng, bài bản.

Eximbank (EIB) đặt mục tiêu lợi nhuận 2025 vượt 5.100 tỷ đồng, tăng gần 24% sau năm kỷ lục

Eximbank (EIB) đặt mục tiêu lợi nhuận 2025 vượt 5.100 tỷ đồng, tăng gần 24% sau năm kỷ lục
(PLVN) -  Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã chứng khoán: EIB) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025, dự kiến trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh tham vọng với mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5.188 tỷ đồng, tăng 1.000 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng 23,8% so với kết quả kỷ lục đạt được trong năm 2024.

Hành trình 37 năm khẳng định vị thế, vinh danh thương hiệu quốc gia

Agribank vinh dự đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất.
(PLVN) - Hơn ba thập kỷ không ngừng đổi mới và phát triển, Agribank đã trở thành trụ cột quan trọng của ngành tài chính - ngân hàng Việt Nam. Từ sứ mệnh tiên phong vì “Tam nông” đến những bước tiến mạnh mẽ trong chuyển đổi số và hội nhập quốc tế, Agribank đã ghi dấu ấn với hàng loạt giải thưởng danh giá, từ đó tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu trong hành trình phát triển bền vững.

Triển khai cung ứng vốn lãi suất hợp lý cho tăng trưởng

Tiếp tục giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng đầu tư. (Ảnh minh họa: VnEconomy)
(PLVN) - Ngân hàng Nhà nước sẽ chủ động điều hành các công cụ để tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại có thanh khoản, có nguồn vốn mà không phải tăng vốn huy động, từ đó ổn định được lãi suất đầu vào và có nguồn vốn để cho vay.

MSB tái bổ nhiệm Tổng Giám đốc Nguyễn Hoàng Linh

MSB tái bổ nhiệm Tổng Giám đốc Nguyễn Hoàng Linh
(PLVN) -  Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (HoSE: MSB) vừa công bố Quyết định về việc tái bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Linh giữ chức vụ Tổng Giám đốc với thời hạn bổ nhiệm là 5 năm (2025 – 2030). Quyết định có hiệu lực từ ngày 23/03/2025.

VietinBank tăng trưởng dư nợ bền vững đi đôi với kiểm soát chất lượng nợ

VietinBank tăng trưởng dư nợ bền vững đi đôi với kiểm soát chất lượng nợ
(PLVN) - Với những thế mạnh riêng có và chiến lược tạo nên sự khác biệt, VietinBank (mã cổ phiếu: CTG) liên tục duy trì đà tăng trưởng dư nợ đều và bền vững theo định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó, chất lượng nợ tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ, nằm trong TOP 3 ngân hàng có chất lượng nợ và tỷ lệ bao phủ nợ xấu tốt nhất, khẳng định vai trò, vị thế trong ngành Ngân hàng Việt Nam.

Tân Chủ tịch VNBA là ai?

Ông Phạm Toàn Vượng - Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
(PLVN) -  Ông Phạm Toàn Vượng - Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc Ngân hàng Agribank vừa được Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) thống nhất bầu làm đại diện Agribank và làm nhiệm vụ Chủ tịch Hiệp hội này nhiệm kỳ VII (2020 - 2025).

Hà Nội: Ngân hàng Chính sách đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế

Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng trao đổi với Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn tại phiên giao dịch định kỳ hàng tháng của NHCSXH tại xã Cao Sơn Tiến.(Ảnh: NHCSXH)
(PLVN) -  Mới đây, Đoàn công tác của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) do Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng làm Trưởng đoàn đã làm việc với xã Cao Sơn Tiến - xã mới của huyện Ứng Hòa (TP Hà Nội) được thành lập vào đầu năm 2025 từ việc sáp nhập 3 xã: Cao Thành, Sơn Công và Đồng Tiến ngay đúng phiên giao dịch định kỳ.

Cơ cấu tổ chức mới của Ngân hàng nhà nước

Cơ cấu tổ chức mới của Ngân hàng nhà nước
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 26/2025/NĐ-CP ngày 24/2/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2025.