Luật đâu lạ kỳ vậy?

(PLO) - Thế giới hiện tại được coi là thời hiện đại. Tính từ này được sử dụng để phân biệt với những thời kỳ lịch sử trước đó của xã hội loài người. Theo cách hiểu và tiếp cận thông thường, xã hội hiện đại trong thế giới hiện đại thì luật pháp cũng phải được hiện đại hoá, tức là cũng phải được sửa đổi hay điều chỉnh, huỷ bỏ hay có luật mới để thích ứng với thời mới và đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi mà thời mới đặt ra cho luật pháp trong thời mới. 

Quá trình chuyển đổi của luật pháp không nhanh chóng và dễ dàng. Vì thế, trong thế giới hiện đại ngày nay vẫn còn tồn tại không ít luật được ban hành từ thời xa xưa mà vẫn có hiệu lực trên danh nghĩa đến tận ngày nay bởi chưa bị huỷ bỏ nhưng trong thực tế lại gần như hoàn toàn không được vận dụng.

Chẳng hạn như ở vùng Nam Tirol (Italia) có luật từ năm 1519 với nội dung cấm lũ dơi đồng phá hoại mùa màng. Theo luật này, loại động vật kia có thể bị lôi ra xét xử trước toà, được cử luật sư bảo vệ đàng hoàng và khung hình phạt trong luật là chúng bị trục xuất ra khỏi cánh đồng. Hay như ở Canada từ năm 1991 luật pháp đã cấm triệt để các cuộc thi hoa hậu trong khi cho đến nay ở nhiều nước thi hoa hậu luôn là sự kiện lớn.

EU là thể chế vốn rất nổi tiếng về năng suất làm luật. Trong EU có những luật bao trùm chuyện động chạm số phận của cả thế giới, nhưng cũng còn có rất nhiều luật xử lý chuyện rất nhỏ như quy định quả dưa chuột hay quả chuối được chấp nhận cho bán ra thị trường chỉ được phép cong mấy độ hay quy định tốc độ vận hành tối đa của cầu thang cuốn là 2,7 km/h.

Hoặc như ở đảo Sylt của Đức có quy định trên bãi biển cấm chơi trò chơi xúc cát đắp thành lũy với lý do bảo vệ bờ biển. Mãi đến năm 2013 vừa qua, Chính phủ Pháp mới ra luật chính thức huỷ bỏ bộ luật có từ năm 1799 với quy định cấm phụ nữ ở thành phố Paris mặc quần.

Ở bang Alaska của Mỹ có hẳn luật cấm để cho con tuần lộc uống rượu sau hay cấm đẩy tuần lộc ra khỏi máy bay đang bay. Na uy còn yêu quý lũ bò đến mức có luật quy định phải lót ổ cho bò ngủ qua đêm...

Luật pháp có thể lạ kỳ và khôi hài như thế đấy. 

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.