Lụa tơ sen: Thăng hoa nghề dệt

Nghệ nhân Ưu tú Phan Thị Thuận
Nghệ nhân Ưu tú Phan Thị Thuận
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hà Nội đang triển khai dự án du lịch Con đường di sản Nam Thăng Long. Theo đó, hai tuyến du lịch gồm: Trung tâm Hà Nội - Thanh Trì - Thường Tín - Phú Xuyên và tuyến Trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức. Trên con đường di sản này, có một điểm dừng chân, đó là xưởng dệt của Nghệ nhân Ưu tú - “di sản sống” Phan Thị Thuận.

Bươn bả giấc mơ giữ nghề truyền thống

Trong chuyến khảo sát mở tuyến du lịch Con đường di sản Nam Thăng Long, chúng tôi đã được đến thăm Nghệ nhân Ưu tú Phan Thị Thuận và cơ sở sản xuất của bà. Người phụ nữ có vóc dáng thuần Việt nhỏ bé, tính cách hồn hậu và giọng nói cũng thuần chất quê lụa.

Theo lời kể, cuộc đời nghệ nhân Phan Thị Thuận lớn lên giữa nong tằm, nong kén, giữa tiếng lách cách đêm ngày của khung dệt. Nhưng cuộc sống làng nghề quá vất vả. Vất vả từ đời bà, đời mẹ và đến lúc đủ nhận biết bà vẫn chưa thấy tia hy vọng nào.

Là con thứ 6 trong gia đình 8 người con, học hết lớp 6/10, do hoàn cảnh gia đình, bà xin bố mẹ cho nghỉ học để đi làm, hỗ trợ bố mẹ nuôi các anh chị em khác học tiếp. Từ đó, bà bắt đầu hành trình bươn bả, đau đáu với giấc mơ giữ nghề, làm cho nghề phát triển, làm sao để người ta biết Phùng Xá quê bà là đất lụa.

Hành trình của người đàn bà làng lụa nhiều phen bôn ba. Khi thì những cánh đồng dâu bát ngát bị chặt hết, tằm chết đói cả lượt vì không có thức ăn. Lúc vực dậy được ruộng dâu thì lại bị thuốc sâu của vườn cây trái gần đó ảnh hưởng, lại cả đống tiền ra đi cùng tằm, rồi lúc thị trường quay lưng với sản phẩm truyền thống… Vậy nhưng khó khăn không nản, bà nhất mực một hướng giữ nghề, miệt mài với nghề.

“Đời mình cũng như con tằm, cứ cần mẫn rút ruột nhà tơ thôi!” - bà bộc bạch.

Có một thứ bà coi như “bùa hộ mệnh” giúp bà có được thành công của ngày hôm nay, đó là tình yêu, sự tin tưởng của bố mẹ và những người xung quanh. “Bố mẹ tôi dạy tôi kỹ lắm. Con nhà nông, nhưng dạy từng lời ăn tiếng nói, cư xử, dạy phải biết lắng nghe, tôn trọng, dạy nghề, ai đã giúp mình thì phải biết cám ơn”.

“Mẹ tôi rất tin tưởng tôi, vì biết sáng tạo trong lao động, làm việc gì cũng thay đổi, tìm cách làm mới nhất, nhanh nhất, dễ nhất, đẹp nhất. Mẹ bảo: Con đừng đi công nhân, nếu con đi công nhân, cả nhà chết đói. Nghe lời của mẹ, tôi chú tâm vào ươm tơ dệt lụa, cứ thấy ai làm tốt, làm hay tôi lại mon men đến xin làm thuê, xin học. Dần dần thành giỏi nghề”.

“Năm tôi 40 tuổi, nhân mùa Vu lan báo hiếu, xá tội vong nhân, bố đưa cho tôi một quyển sách để học ra chùa. “Con có tâm để làm việc này thay gia đình” - bố tôi bảo vậy. Tôi hiểu, bố tin mình có đức, có tâm, mẹ tin mình có tài. Bên cạnh tôi còn có hai ông chú, mỗi bước đường của tôi, các chú đều lo lắng, quan tâm, động viên” - bà Thuận xúc động kể về những người thân yêu của mình.

Kỳ tích khó tin của lụa Việt

Bà Thuận cần mẫn lối đi của riêng mình với niềm tin sắt son một lúc nào đó sẽ vực lại nghề truyền thống của địa phương. Rồi bà có cơ duyên được một vị lãnh đạo cấp cao đặt hàng làm lụa từ tơ sen. Từ bàn tay tài hoa của người chuyên dệt lụa tơ tằm, bà Thuận đã dệt nên tấm lụa Việt từ những sợi tơ sen mỏng manh. Sản phẩm lụa từ tơ sen mang thương hiệu Việt Nam được sản xuất dưới bàn tay của bà Thuận đã trở thành món quà tặng đặc biệt trong một số hoạt động ngoại giao của đất nước.

Chia sẻ về con đường tạo nên những tấm lụa Việt từ tơ sen, bà Thuận cho biết, không chỉ bỏ tiền ra để mua ruộng trồng sen, bà đã mất rất nhiều công sức mày mò thử nghiệm để có thể biến những cành sen tưởng như “phế phẩm” của một loại cây, trở thành sản phẩm có giá trị đặc biệt. Bởi thời điểm đó, Việt Nam chưa có người làm về lụa tơ sen. Việc lấy được một sợi tơ từ cuống lá sen khó hơn rất nhiều việc se tơ tằm. Người thợ phải làm thủ công từng chút một làm sao để rút hết được tơ từ cuống sen, se những sợi mỏng manh như tơ trời ấy thành những sợi tơ vừa đủ độ mảnh để dệt lụa, nhưng lại đủ độ dai độ bền…

Theo chia sẻ của Nghệ nhân Phan Thị Thuận, để dệt chiếc khăn dài 1,7m, rộng 0,25m phải cần tới 4.800 cuống sen. Một người thợ chăm chỉ, thạo việc một ngày cũng chỉ làm được 200 - 250 cuống sen. Tính ra để hoàn thiện một chiếc khăn phải mất khoảng 1 tháng. Sợi tơ sen mảnh, dễ đứt nên phải rất khéo léo, tỉ mẩn mới có thể rút được sợi tơ. Đặc biệt, tất cả các cuống sen đều phải xử lý trong vòng 24 tiếng đồng hồ nếu không cuống sẽ bị khô, tơ bị rút lại và sợi sẽ hỏng hoàn toàn.

Cuối năm 2017, sản phẩm lụa tơ sen của Việt Nam chính thức được ra đời. Nghệ nhân Ưu tú Phan Thị Thuận đã trở thành người Việt đầu tiên thành công dệt vải từ tơ sen. Tên của bà được ghi trong sáng chế lụa tơ sen của Việt Nam.

Tằm tự dệt vải?

Trong quá trình miệt mài với sen, người thợ dệt làng Phùng Xá vẫn đau đáu với con tằm, với nghề dệt vải. Ngắm nghía những chiếc kén hoàn hảo của con tằm, bà nảy ra ý nghĩ: Sao không làm cho con tằm tự dệt vải?

Rồi bà ngày đêm mày mò bên những nong tằm, nghiên cứu quy luật phát triển, thói quen của tằm. Bà nhận ra, nếu không có chỗ “bấu víu”, tằm sẽ không thể cuộn tròn lại để cuốn kén. Nhưng để chúng nhả những hàng tơ theo ý đồ của người thợ dệt thì lại cần hàng trăm đêm bà Thuận thắp đèn ngồi chong chong ngắm đàn tằm đến kỳ nhả tơ.

Trời không phụ công người, đàn tằm không phụ công người đàn bà cả đời đau đáu vì nghề dệt, rồi cũng có ngày, đàn tằm quấn vào nhau, đan thành tấm thảm phẳng, mịn, gắn kết bền chắc tự nhiên không kỹ thuật dệt nào của con người có thể sánh kịp.

Năm 2012, lần đầu tiên đã ghi nhận một phương pháp dệt vải từ chính con tằm, bà Thuận chính thức “trình làng” sản phẩm vải tơ do tằm tự dệt. Sáng kiến của bà đã được trao Bằng khen và đạt giải Nhất với giải pháp sáng tạo mền bông tơ tằm do con tằm tự dệt. Có thể nói, đây là một sáng tạo đầy bất ngờ, ghi dấu ấn quan trọng cho sự phát triển của nghề dệt thủ công truyền thống Việt Nam.

Từ sản phẩm này, bà đã cho ra đời nhiều tấm mền chăn, các loại gối chất lượng cao. Sản phẩm của bà Thuận đã được người tiêu dùng đón nhận nồng nhiệt. Người đàn bà mới học xong hết lớp 6 đã cùng với lụa sen, lụa tơ tằm tự dệt của bà ghi dấu ấn ở nhiều nước trên thế giới có mặt ở những thị trường khó tính như: Nhật Bản, Thái Lan, Đức, Bỉ, Trung Quốc, Ả Rập Xê Út… mang đến lợi nhuận sau thuế hơn 3 tỷ đồng/năm.

Tuy nhiên, con số lợi nhuận, những đơn đặt hàng với giá trị lớn không phải là điều bà tự hào nhất, bởi như bà có một vị khách bên Anh quốc, nhờ sử dụng chiếc khăn lụa tơ tằm của bà mà đã khỏi bệnh rụng tóc. Người khách đó đã cất công sang tận Việt Nam thăm bà và đặt mối quan hệ làm ăn. “Đó là những giá trị không thể đo đếm được”, bà khẳng định.

Tâm sự với Báo Pháp luật Việt Nam, bà nói: “Nghề tơ tằm ở Việt Nam thì nhiều nơi có, nhưng tôi mong muốn tơ tằm Phùng Xá Mỹ Đức phải có thương hiệu riêng. Gia đình tôi từ thế hệ này sang thế hệ khác làm nghề ươm tơ dệt lụa, nhưng không ai biết đến. Vì thế, tôi luôn cố gắng sáng tạo, tìm tòi, đổi mới. Chúng tôi có từ sản phẩm thô đến sản phẩm tinh. Tôi đã có bộ sản phẩm khăn thô tơ tằm từ kén phế đạt Huy chương vàng Quốc tế - sản phẩm đầu tiên tôi mang đi dự thi (năm 2005).

Năm 2010, nhân dịp “1000 năm Thăng Long - Hà Nội, sản phẩm từ tơ tằm của tôi đã được trao Cúp vàng. Cũng từ đó, tôi bắt đầu có ý tưởng dùng con tằm làm thợ, để cạnh tranh với sự phát triển công nghệ của các nước. Với sản phẩm lụa tơ tằm do con tằm tự dệt, tôi đã đăng ký sáng chế và được giải Nhất trong cuộc thi sáng tạo nhà nông toàn quốc lần thứ 6 năm 2015. Với tôi, con tằm là một “vị thần” tự rút ruột, nhả tơ, trả công cho người nuôi. Tôi muốn thế hệ sau hiểu rằng, cứ cố sức bỏ công, sẽ được đền đáp”.

“Tôi mong muốn nghề tơ tằm, tơ sen sẽ phát triển. Niềm tự hào, vinh dự nhất là được làm nghề, giữ nghề, hoàn thiện được công việc bố mẹ để lại. Hạnh phúc nhất là tạo được những sản phẩm của nghề truyền thống có giá trị được cả thế giới công nhận” - bà tâm sự.

Tin cùng chuyên mục

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

(PLVN) - Là miền đất tận cùng ở cực Nam Tổ quốc, Cà Mau "xứ sở diệu kỳ" được mệnh danh là nơi đất biết nở, rừng biết đi và biển biết sinh sôi, Cà Mau đã và đang có rất nhiều dự án để tập trung xây dựng, phát huy và khai thác tốt lợi thế, tiềm năng du lịch của địa phương, nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.

Đọc thêm

Những phản ứng 'bất ngờ' của khách nước ngoài lần đầu thưởng thức chả rươi

Món chả rươi thường ăn kèm với bún, nước chấm, đôi khi thêm chả cốm và nem. (Nguồn: SCM)
(PLVN) - Đặc sản của Hà Nội nói riêng hay ẩm thực Việt Nam nói chung vô cùng đa dạng, phong phú và độc đáo. Đặc biệt, những món ăn đường phố chắc chắn có thể làm bất ngờ và hài lòng những thực khách khó tính nhất. Trong đó phải kể đến món chả rươi, mặc dù có hình thù khiến nhiều người sợ hãi, nhưng hương vị tuyệt vời sau khi nếm thử luôn làm thực khách bất ngờ.

Cà Mau nâng cao hình ảnh du lịch thân thiện, chuyên nghiệp

Cà Mau nâng cao hình ảnh du lịch thân thiện, chuyên nghiệp
(PLVN) - Hội thi ứng xử văn minh du lịch với mục đích tuyên truyền, định hướng hành vi, thái độ, thói quen, cách thức ứng xử văn minh của tổ chức và cá nhân khi tham gia các hoạt động du lịch, nhằm tích cực nâng cao hình ảnh du lịch Cà Mau, hướng tới sự thân thiện, thanh lịch, văn minh, chuyên nghiệp.

Làn gió mới từ du lịch nông thôn ở Quảng Ngãi

Làn gió mới từ du lịch nông thôn ở Quảng Ngãi
(PLVN) - Du lịch trải nghiệm tại các làng quê ở Quảng Ngãi đang có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch trong và ngoài địa phương. Những chuyến du lịch điền dã đến tham quan danh lam thắng cảnh đã trở thành những tour du lịch được khai thác mạnh mẽ.

Du lịch Việt Nam nắm bắt xu hướng, thu hút giới siêu giàu

Ngành du lịch Việt Nam cần xây dựng hệ sinh thái, dịch vụ cao cấp để giữ chân tệp khách siêu giàu. (Ảnh minh họa - Nguồn: Sinh Cafe Tour)
(PLVN) - Du lịch là ngành luôn cần đổi mới, sáng tạo và cập nhật xu hướng của thị trường. Đặc biệt, du lịch của giới thượng lưu, họ sẵn sàng chi hàng chục, hàng trăm triệu đồng để được trải nghiệm những điều mới mẻ, hấp dẫn. Để giữ chân du khách hạng sang, ngành du lịch Việt Nam cần phát triển đồng bộ, tạo hệ sinh thái cho phân khúc 5 sao này.

Quảng bá hình ảnh Việt Nam qua nghệ thuật nhiếp ảnh

Nhân dân Sài Gòn diễu hành mừng thành phố được giải phóng (ngày 15/5/1975). (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Thông qua nghệ thuật nhiếp ảnh, nhiều hình ảnh vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng đã được giới thiệu với Nhân dân thế giới, được lưu giữ thành tư liệu lịch sử phản ảnh các dấu mốc quan trọng của lịch sử phát triển đất nước.

Quảng Ngãi khai phá tiềm năng du lịch trên nền giá trị văn hóa truyền thống

Quảng Ngãi khai phá tiềm năng du lịch trên nền giá trị văn hóa truyền thống
(PLVN) - Trong quá trình cư trú, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi đã kiến tạo nên các giá trị văn hóa đặc sắc được thể hiện trong tín ngưỡng, phong tục tập quán, làng nghề, ẩm thực… Việc khai thác những nét văn hóa vùng cao này không chỉ giúp bảo tồn mà còn thúc đẩy phát triển du lịch miền núi.

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)
(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

Kon Tum sắp tổ chức Tuần Văn hoá - Du lịch và Lễ hội cồng chiêng

Sở VHTTDL tỉnh Kon Tum tổ chức họp báo công bố kế hoạch tổ chức Tuần Văn hoá - Du lịch và Liên hoan cồng chiêng năm 2024.
(PLVN) -  Dự kiến Tuần Văn hoá – Du lịch và Lễ hội cồng chiêng năm 2024 tại tỉnh Kon Tum sẽ diễn ra từ ngày 11 đến ngày 14/12. Địa điểm, tổ chức sẽ là TP. Kon Tum và một số huyện như; Sa Thầy, Đăk Tô, Kon Plông, Tumơrông với nhiều chương trình văn hoá, lễ hội độc đáo, hấp dẫn…

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .