“Lửa” làng bánh Quảng Hòa vẫn đượm nồng thương khó

Một bếp bánh xèo dung dị nằm trong lòng khu chợ Hòa Ninh, xã Quảng Hòa.
Một bếp bánh xèo dung dị nằm trong lòng khu chợ Hòa Ninh, xã Quảng Hòa.
(PLVN) - Dù nghề làm bánh xèo ở Quảng Hòa vẫn đối mặt với nhiều khó khăn nhưng các “nghệ nhân” vẫn quyết tâm giữ lửa, bám nghề. Bánh xèo xứ này trải qua bao bể dâu vẫn gắn bó với người dân, thành cái hồn của đất quê và là món đặc sản hấp dẫn du khách…
Ẩn mình dung dị trong gian nhà chính giữa chợ Hòa Ninh (xã Quảng Hòa), những bếp bánh của các chị, các mẹ nơi chốn quê hương mộc mạc vẫn ngun ngút khói ngày ngày. Với hơn 16 năm theo nghề tráng bánh, chị Nguyễn Thị Huệ cho biết, món bánh xèo gạo lứt đã gắn bó với người dân xã Quảng Hòa từ tận xửa tận xưa. Riêng gia đình chị Huệ, nghề bánh truyền thống này đã được duy trì qua 4 đời tiếp nối.

Ẩn mình dung dị trong gian nhà chính giữa chợ Hòa Ninh (xã Quảng Hòa), những bếp bánh của các chị, các mẹ nơi chốn quê hương mộc mạc vẫn ngun ngút khói ngày ngày. Với hơn 16 năm theo nghề tráng bánh, chị Nguyễn Thị Huệ cho biết, món bánh xèo gạo lứt đã gắn bó với người dân xã Quảng Hòa từ tận xửa tận xưa. Riêng gia đình chị Huệ, nghề bánh truyền thống này đã được duy trì qua 4 đời tiếp nối.

Để làm được bánh xèo, nguyên liệu không đòi hỏi quá cầu kỳ nhưng để có bánh ngon, phải đòi hỏi thời gian, công sức và sự tỉ mẩn. Những “nghệ nhân” Quảng Hòa làm nên món bánh xèo với nguyên liệu chính là những hạt gạo lứt thơm ngon nhất từ “năm nắng mười mưa” trên chính cánh đồng của làng quê hương. Mờ sáng, gạo đã được rửa sạch, ngâm nước sau 3 tiếng đồng hồ thì đem xay nhuyễn từ từ với nước sạch rồi trộn với ít muối và hành hẹ thái mỏng để tạo chút vị mặn, màu sắc hài hòa cũng như mùi thơm riêng của món bánh xèo.

Để làm được bánh xèo, nguyên liệu không đòi hỏi quá cầu kỳ nhưng để có bánh ngon, phải đòi hỏi thời gian, công sức và sự tỉ mẩn. Những “nghệ nhân” Quảng Hòa làm nên món bánh xèo với nguyên liệu chính là những hạt gạo lứt thơm ngon nhất từ “năm nắng mười mưa” trên chính cánh đồng của làng quê hương. Mờ sáng, gạo đã được rửa sạch, ngâm nước sau 3 tiếng đồng hồ thì đem xay nhuyễn từ từ với nước sạch rồi trộn với ít muối và hành hẹ thái mỏng để tạo chút vị mặn, màu sắc hài hòa cũng như mùi thơm riêng của món bánh xèo.

Khuôn tráng bánh tròn đúng chuẩn truyền thống được làm bằng sắt hoặc gang, vỏ mỏng, đáy bằng, đường kính chừng 15cm, cao 1,5cm. Vì vỏ khuôn khá mỏng nên với lửa than rực hồng bên dưới, quét xong lớp lớp dầu ăn mỏng thì đổ hỗn hợp bánh, chỉ 30 giây đã cho ra 1 chiếc bánh xèo hôi hổi nóng, vừa mềm vừa dai thơm thảo vị bột gạo chín.

Khuôn tráng bánh tròn đúng chuẩn truyền thống được làm bằng sắt hoặc gang, vỏ mỏng, đáy bằng, đường kính chừng 15cm, cao 1,5cm. Vì vỏ khuôn khá mỏng nên với lửa than rực hồng bên dưới, quét xong lớp lớp dầu ăn mỏng thì đổ hỗn hợp bánh, chỉ 30 giây đã cho ra 1 chiếc bánh xèo hôi hổi nóng, vừa mềm vừa dai thơm thảo vị bột gạo chín.

Một bếp bánh có thể tráng trên nhiều khuôn cùng lúc. Cần phải giữ luôn đạt độ thật rực thì bánh tráng ra mới chín đều. Các chấm nổ khi hỗn hợp gạo sôi cùng những đốt hành hẹ thái nhỏ nằm rải đều tạo nên mặt bánh có hoa văn và màu sắc hài hòa. Bánh xèo Quảng Hòa khi tráng sẽ không lật lại nên mặt dưới có độ giòn nhẹ, mặt trên lại rất dẻo dai tạo cảm giác rất thú vị khi thưởng thức.

Một bếp bánh có thể tráng trên nhiều khuôn cùng lúc. Cần phải giữ luôn đạt độ thật rực thì bánh tráng ra mới chín đều. Các chấm nổ khi hỗn hợp gạo sôi cùng những đốt hành hẹ thái nhỏ nằm rải đều tạo nên mặt bánh có hoa văn và màu sắc hài hòa. Bánh xèo Quảng Hòa khi tráng sẽ không lật lại nên mặt dưới có độ giòn nhẹ, mặt trên lại rất dẻo dai tạo cảm giác rất thú vị khi thưởng thức.

Để tạo ra hương vị đặc trưng làm khách hàng phải trầm trồ nhớ mãi và rồi sẽ quay trở lại, thì “mỗi bếp bánh lại có chút bí quyết riêng. Đặc biệt nhất là ở khâu pha hỗn hợp tráng bánh. Nhiều nước quá sẽ mất đi vị gạo, ít nước bánh sẽ không dai. Công đoạn tráng bánh cũng cần phải đảo tay điều chỉnh khuôn liên tục để được đều lửa, tránh bị cháy” – “nghệ nhân” Nguyễn Thị Huệ chia sẻ.

Để tạo ra hương vị đặc trưng làm khách hàng phải trầm trồ nhớ mãi và rồi sẽ quay trở lại, thì “mỗi bếp bánh lại có chút bí quyết riêng. Đặc biệt nhất là ở khâu pha hỗn hợp tráng bánh. Nhiều nước quá sẽ mất đi vị gạo, ít nước bánh sẽ không dai. Công đoạn tráng bánh cũng cần phải đảo tay điều chỉnh khuôn liên tục để được đều lửa, tránh bị cháy” – “nghệ nhân” Nguyễn Thị Huệ chia sẻ.

Buổi chợ chiều Hòa Ninh là lúc đông đúc nhất. Bếp bánh nào cũng liên tục đỏ lửa, tất bật tráng bánh để phục vụ khách. Người thì thưởng thức tại chỗ, người lại mua gói mang về. Mỗi ngày, riêng bếp bánh bà Nguyễn Thị Xã (62 tuổi) tiêu thụ hơn 20kg bánh. “Bánh xèo là món ăn dân dã vùng quê Quảng Hòa, mặc dù lời lãi không cao nhưng cũng đã nuôi sống biết bao thế hệ con cháu vượt làng quê bôn ba xứ người, ăn học thành tài. Nghề thấm trong máu thịt rồi, có khó khăn nữa chúng tôi vẫn giữ nghề, như giữ lấy một nếp sống quê hương” – bà Xã tâm niệm.

Buổi chợ chiều Hòa Ninh là lúc đông đúc nhất. Bếp bánh nào cũng liên tục đỏ lửa, tất bật tráng bánh để phục vụ khách. Người thì thưởng thức tại chỗ, người lại mua gói mang về. Mỗi ngày, riêng bếp bánh bà Nguyễn Thị Xã (62 tuổi) tiêu thụ hơn 20kg bánh. “Bánh xèo là món ăn dân dã vùng quê Quảng Hòa, mặc dù lời lãi không cao nhưng cũng đã nuôi sống biết bao thế hệ con cháu vượt làng quê bôn ba xứ người, ăn học thành tài. Nghề thấm trong máu thịt rồi, có khó khăn nữa chúng tôi vẫn giữ nghề, như giữ lấy một nếp sống quê hương” – bà Xã tâm niệm.

Bánh xèo ra khỏi khuôn nóng thì được lót bằng những mảnh lá chuối bình dị. Bánh thường dao động ở mức 30 – 35 nghìn đồng/kg, tùy vào giá thị trường nguyên liệu. Đây là nghề lấy công sức làm lãi và ít nhiều vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn bởi “cơ chế thị trường” như những món ẩm thực dân dã ở các làng quê Việt Nam hiện nay.

Bánh xèo ra khỏi khuôn nóng thì được lót bằng những mảnh lá chuối bình dị. Bánh thường dao động ở mức 30 – 35 nghìn đồng/kg, tùy vào giá thị trường nguyên liệu. Đây là nghề lấy công sức làm lãi và ít nhiều vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn bởi “cơ chế thị trường” như những món ẩm thực dân dã ở các làng quê Việt Nam hiện nay.

Bánh xèo có rất nhiều cách để thưởng thức. Cũng có thể chỉ cuộn tròn lại chấm với nước mắm được pha chế sẵn. Cũng có thể cầu kỳ, cho nhiều trải nghiệm mùi vị nhất là ăn kèm bánh cuốn, nộm giá đổ hoặc là ram (nem) rán sẵn.

Bánh xèo có rất nhiều cách để thưởng thức. Cũng có thể chỉ cuộn tròn lại chấm với nước mắm được pha chế sẵn. Cũng có thể cầu kỳ, cho nhiều trải nghiệm mùi vị nhất là ăn kèm bánh cuốn, nộm giá đổ hoặc là ram (nem) rán sẵn.

Theo những cao niên làng ở Quảng Hòa, bánh xèo nổi tiếng từ bao đời và tồn tại từ hàng trăm năm nay. Là món ăn gây thương nhớ quê hương da diết của biết bao người con Quảng Hòa xa xứ và cũng là đặc sản đáng thưởng thức 1 lần khi du khách đặt chân đến vùng đất du lịch Quảng Bình – “điểm đến hấp dẫn và khác biệt”.

Theo những cao niên làng ở Quảng Hòa, bánh xèo nổi tiếng từ bao đời và tồn tại từ hàng trăm năm nay. Là món ăn gây thương nhớ quê hương da diết của biết bao người con Quảng Hòa xa xứ và cũng là đặc sản đáng thưởng thức 1 lần khi du khách đặt chân đến vùng đất du lịch Quảng Bình – “điểm đến hấp dẫn và khác biệt”.

Đọc thêm

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm
(PLVN) - Sản phẩm gốm mỹ thuật Biên Hoà rất đa dạng và phong phú với góc độ nghệ thuật cao, đặc biệt là các tượng Phật hoặc hình tượng tranh Tứ Quý, Tứ Bình, Tứ Thời, Bát Tiên hoặc tranh dân gian. Hàng ra lò xuất cảng qua Pháp, Mỹ và không ít nước khác, bởi gốm mỹ nghệ Biên Hoà được nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng, nhờ sắc thái men trầm lắng, đậm nét cổ kính phương Đông

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10
(PLVN) - Không phụ lòng mong chờ, chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm khai mạc lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10- 2024 tối 5/12 đã mang đến cảm giác mãn nhãn cho của du khách, người dân xứ sở ngàn hoa. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, lễ hội là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt...

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai
(PLVN) - Biệt thự cổ của đốc phủ Võ Thanh Hà được xây dựng cách đây hơn 102 năm là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử khẩn hoang của vùng đất Biên Hòa. Được coi là biệt thự cổ đẹp nhất Đồng Nai, đây không chỉ là di sản của dòng họ, căn nhà còn có giá trị văn hóa khi nằm trong cụm làng nghề truyền thống có tuổi đời trên 300 năm, đặc biệt là làng nghề đá Bửu Long.

Khai mạc Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản"

Chương trình nghệ thuật 'Đôi bờ Ví, Giặm' tái hiện không gian diễn xướng ví, giặm. Ảnh: PV
(PLVN) - Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thừa Thiên Huế: Nhiều giải pháp bảo tồn nhà vườn, nhà rường cổ

Một số nhà vườn, nhà rường cổ ở Thừa Thiên Huế đang được trùng tu. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Hệ thống nhà vườn, nhà rường cổ là tài sản quý giá góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế. Trải qua hàng trăm năm chịu tác động từ thời tiết, thiên tai; kiến trúc một số nhà vườn, nhà rường cổ xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp bảo tồn đang được triển khai.

Khi bảo tàng, di tích “thổi hồn” vào lịch sử

Hiện nay, việc áp dụng công nghệ hiện đại, cách bài trí nghệ thuật đã và đang được nhiều bảo tàng, di tích áp dụng thành công. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, các bảo tàng, di tích lịch sử đã trở thành một điểm hẹn mới đầy hấp dẫn của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực sau các nỗ lực đổi mới, áp dụng công nghệ kỹ thuật của các bảo tàng, khu di tích.

Bữa cơm gia đình – thứ quý giá đang dần mất đi

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành xa xỉ: một bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Đó là lúc mọi người quây quần bên nhau, không công việc, không điện thoại, chỉ có sự chia sẻ, tiếng cười, và tình cảm chân thành.

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – Người giữ lửa truyền thống hát Then tại Bắc Kạn

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực say sưa và tự hào khi chia sẻ về bộ môn nghệ thuật dân gian ông đã dành nhiều năm gắn bó (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) -  Giữa thăng trầm của cuộc sống, có một nghệ nhân vẫn lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn và truyền lại những tinh hoa của loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này, đó là nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – người không chỉ đam mê hát Then, đàn Tính mà còn xem đây là sự nghiệp cả đời, là trách nhiệm và tình yêu với văn hóa dân tộc.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Đẩy mạnh chuyển đổi số để tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản ở Cố đô Huế

Nhiều du khách khám phá sự hiện đại với công nghệ số trong Đại Nội Huế
(PLVN) - Thừa Thiên Huế với 8 di sản Thế giới, khoảng 1 nghìn di tích lịch sử. Có thể khẳng định, quần thể Di tích Cố đô Huế có hệ thống đồ sộ với các công trình di tích có lối kiến trúc cung đình độc đáo. Vì vậy, để lưu giữ nguồn dữ liệu về những yếu tố gốc của các công trình di tích cho muôn đời sau, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản.

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.