Lừa đảo trong mua bán hàng hoá online xử phạt như thế nào?

Lừa đảo trong mua bán hàng hoá online xử phạt như thế nào?
(PLVN) -   Lừa đảo mua hàng hóa qua mạng, bán hàng hóa không đúng với chất lượng cam kết, lừa đảo người tiêu dùng mua hàng rồi chiếm đoạt luôn tài sản rồi biến mất... Vậy, các hành vi chiếm đoạt này bị xử lý thế nào?  

Hiện nay, lợi dụng tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 khiến các hoạt động kinh doanh trực tiếp gần như ngưng trệ, một số doanh nghiệp (DN), hộ cá thể, cá nhân... đã linh hoạt, chuyển đổi sang mô hình kinh doanh online để thích ứng kịp thời các thay đổi trong hành vi tiêu dùng của khách hàng.

Tuy nhiên, việc mua bán online tạo kẽ hở để một số đối tượng lợi dụng hình thức này lừa đảo người tiêu dùng (NTD) chiếm đoạt tài sản. 

 Trao đổi với PLVN, Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội - cho biết: Nhiều đối tượng đã lợi dụng việc mua bán hàng hóa online để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người mua hàng như: Quảng cáo hàng giá rẻ, yêu cầu người mua phải đặt cọc trước nhưng không giao hàng và chiếm đoạt tiền đặc cọc; Đánh cắp thông tin khách hàng của các website bán hàng trực tuyến, rồi lừa đảo chiếm đoạt tiền của họ.v.v.. Đây đều là các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm thì những hành vi này có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.   

Thạc sĩ. Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội.
 Thạc sĩ. Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội.

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ thì hành vi “dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác” sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

 Nếu số tiền chiếm đoạt trị giá từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây: “a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ”, thì người vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (“Bộ luật hình sự”)

Tùy theo số tiền lừa đảo mà các hành vi lừa đảo này phải chịu trách nhiệm tương ứng. Cụ thể, theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự thì số tiền bị chiếm đoạt có giá trị càng lớn, thì người phạm tội sẽ càng phải chịu những hình phạt nghiêm khắc hơn. Nếu số tiền bị chiếm đoạt là dưới 50 triệu đồng thì người phạm tội sẽ bị áp dụng khung hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Nếu số tiền từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm; còn từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng thì khung hình phạt là phạt tù từ 07 năm đến 15 năm; và từ 500 triệu đồng trở lên thì mức hình phạt là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Tuy nhiên, ngoài giá trị số tiền chiếm đoạt thì còn có nhiều tình tiết khác (có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; tái phạm nguy hiểm; lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; dùng thủ đoạn xảo quyệt;.v.v…) cũng được quy định là các tình tiết tăng nặng, là căn cứ để xác định khung hình phạt cho người phạm tội. Đặc biệt, tại điểm c khoản 3 Điều 174 Bộ luật hình sự có quy định “lợi dụng thiên tai, dịch bệnh” là tình tiết định khung tăng nặng, với mức hình phạt áp dụng là phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

Có trường hợp, người tiêu dùng đặt mua sản phẩm chất lượng, tương ứng với số tiền bỏ ra, nhưng khi nhận về thì sản phẩm không đúng ý (hàng rởm). Luật sư cũng cho rằng, theo quy định tại Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 thì người tiêu dùng có quyền “khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Theo quy định này và các quy định khác có liên quan, khi mua phải hàng không đảm bảo chất lượng, hàng rởm, hàng nhái thì người tiêu dùng có quyền khiếu nại đến cá nhân, tổ chức bán hàng hóa, để yêu cầu trả hàng, đổi hàng, và bồi thường thiệt hại.

Nếu các bên không thể tự thỏa thuận được thì người tiêu dùng có quyền tự mình hoặc thông qua Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam để khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc, hoặc tố cáo tới cơ quan quản lý thị trường, cơ quan quản lý cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng thuộc Bộ Công Thương, hoặc cơ quan Công an (khi vụ việc có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản), để yêu cầu các cơ quan này xác minh, điều tra, làm rõ và xử lý hành vi vi phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người tiêu dùng theo các quy định của pháp luật.  

Luật sư Hùng cũng cho biết thêm, hiện nay, chúng ta đã xây dựng được khá nhiều các văn bản pháp quy, để điều chỉnh hình thức mua bán hàng hóa online như: Bộ luật dân sự năm 2015, Luật thương mại năm 2005, Luật Giao dịch điện tử năm 2005, Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thương mại điện tử; Thông tư 47/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương về quản lý website thương mại điện tử.v.v.. Tại các văn bản này đều đã có các quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan, trong đó có trách nhiệm quản lý nhà nước về thương mại điện tử. Các cơ quan chức năng cũng cần phải tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật, nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước, cũng như tăng cường giám sát, kiểm tra, để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các hình vi sai phạm.

Tin cùng chuyên mục

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.

Đọc thêm

Độc quyền cung cấp pháo hoa có trái chỉ thị của Thủ tướng?

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Bộ Quốc phòng cho biết, việc người dân được phép mua và sử dụng pháo hoa trong các dịp lễ, tết là hoàn toàn phù hợp với quy định hiện hành, không trái với chỉ thị của Thủ tướng. Bên cạnh đó, quy định độc quyền cung cấp sản phẩm pháo hoa là nhằm đảm bảo an ninh, trật tự, và đã có các biện pháp quản lý chặt chẽ để ngăn ngừa tiêu cực.

Công trình vi phạm hành lang thủy lợi kênh Đĩnh Đào (Hải Dương): UBND huyện Tứ Kỳ chỉ đạo lên kế hoạch giải tỏa

Công trình có quy mô lớn nằm trong phạm vi bảo vệ CTTL kênh Đĩnh Đào. (Ảnh trong bài: Hoàng Giang)
(PLVN) - Liên quan đến việc xử lý công trình quy mô lớn nằm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi (CTTL) kênh Đĩnh Đào (thuộc địa bàn xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương), đại diện Trạm quản lý công trình Cầu Xe - An Thổ thuộc Cty TNHH MTV Khai thác CTTL Bắc Hưng Hải đề nghị UBND huyện Tứ Kỳ xử lý nghiêm, dứt điểm.

Vi phạm quy định về an toàn cung cấp thực phẩm bị xử lý thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Vũ Khiêm (Nam Định) hỏi: Vừa qua tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội xảy ra sự việc sinh viên phải ăn cơm canh thừa, thức ăn xuất hiện dị vật gây mất an toàn vệ sinh gây bức xúc dư luận. Vậy, hành vi vi phạm quy định về an toàn trong cung cấp thực phẩm sẽ bị xử lý như thế nào?

Hàng xóm lắp camera sang nhà mình, phải xử lý ra sao?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Một bạn đọc trong quá trình sinh sống đã bị một người sống cùng xóm trọ cố tình quay lại các video về đời sống riêng tư từ camera an ninh cá nhân (hành vi diễn ra nhiều lần), sau đó chia sẻ qua mạng xã hội cho các cá nhân khác nhằm bôi nhọ nhân phẩm, danh dự. Bạn đọc đặt câu hỏi: "Hành vi của cá nhân trên có vi phạm pháp luật không và nếu vi phạm sẽ bị xử lý như thế nào?"

Hà Nội: Một bạn đọc cho rằng bị cơ quan đăng ký đất đai “làm khó”

Hà Nội: Một bạn đọc cho rằng bị cơ quan đăng ký đất đai “làm khó”
(PLVN) - Mới đây, Báo PLVN nhận được đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) cho rằng Văn phòng đăng ký đất đai TP Hà Nội - Chi nhánh quận Hai Bà Trưng (VPĐKĐĐ Hai Bà Trưng) ban hành quyết định ngăn chặn (hủy Giấy chứng nhận (GCN)) với căn nhà là tài sản hợp pháp của gia đình bà Khánh sau khi nhận chuyển nhượng.

Thanh tra Chính phủ chỉ ra vi phạm tại một số dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Toàn cảnh buổi công bố KLTT. (Ảnh: thanhtra.com.vn)
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố công khai kết luận thanh tra (KLTT) việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất (SDĐ) từ sản xuất, kinh doanh sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011 - 2019 của DN nhà nước, DN cổ phần hoá; theo Quyết định 588/QĐ-TTCP ngày 27/10/2021 của Tổng Thanh tra Chính phủ.

Công dân phản ánh sự việc cấp sổ đỏ có dấu hiệu vi phạm: UBND tỉnh Thanh Hóa giao huyện Đông Sơn xử lý

Công dân phản ánh sự việc cấp sổ đỏ có dấu hiệu vi phạm: UBND tỉnh Thanh Hóa giao huyện Đông Sơn xử lý
(PLVN) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Văn bản 14704/UBND-TD ngày 07/10/2024 giao Chủ tịch UBND huyện Đông Sơn giải quyết phản ánh của Báo PLVN về đơn thư của bạn đọc Nguyễn Bá Khương (ngụ thôn Kim Sơn, xã Đông Tiến); có văn bản trả lời Báo PLVN và báo cáo Chủ tịch tỉnh trước 10/11/2024.

Bình Dương: Vụ kiện đòi tăng tiền bồi thường khi bị địa phương thu hồi đất

Sau khi bị cưỡng chế thu hồi đất, ông Dũng đã khởi kiện sự việc đến TAND tỉnh Bình Dương. (Ảnh trong bài: Mạnh Hùng)
(PLVN) - Ông Dũng nêu ý kiến “khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì khu đất được quy hoạch là đất ở đô thị. Bồi thường giá đất lúa là chưa thỏa đáng, đề nghị xem xét tăng giá bồi thường”. Trong khi đó, lãnh đạo UBND Tân Uyên cho biết “việc ông Dũng đề nghị tăng giá bồi thường là không có cơ sở xem xét”.