Lựa chọn khó khăn cho người cao tuổi Mỹ trong lạm phát

0:00 / 0:00
0:00
Lenore Angey chưa bao giờ nghĩ rằng bà sẽ quay trở lại đi làm ở tuổi 76. Tuy nhiên, với người chồng ốm yếu và giá mọi mặt hàng đều tăng, bà Angey hiện làm nhân viên bán hàng bán thời gian tại một cửa hàng bách hóa địa phương để có thêm thu nhập trang trải chi phí dành cho thực phẩm, thuốc men.

Bà Kasey Dungan (73 tuổi) tự nhận bản thân vẫn còn may mắn. Ảnh: AP

Nhân viên trường học đã nghỉ hưu sống tại Cleveland, Ohio (Mỹ) này chia sẻ: “Kỳ nghỉ lễ này sẽ rất khó khăn, không chỉ đối với người cao tuổi. May mắn là con dâu tôi phụ trách nấu ăn cho Lễ Tạ ơn và tôi chỉ mua một vài món ăn nhưng ăn mừng Giáng sinh năm nay chắc chắn sẽ đơn giản hơn”. Bà Angey có lương hưu 1.000 USD/tháng và chồng bà có mức lương hưu cao hơn một chút.

Trong khi đó, bà Lois Nyman (85 tuổi) tại bang Arizona nói rằng vẫn thấy may mắn khi có sức khỏe và có thể tăng thêm các khoản an sinh xã hội của bản thân bằng công việc bán thời gian là trợ giảng tại trường đại học cộng đồng, chia sẻ kinh nghiệm lâm sàng cho các sinh viên muốn trở thành y tá tương lai. Bà cho biết lạm phát khiến bà và hàng xóm chỉ ra ngoài ăn tối ở nhà hàng một lần một tháng thay vì mỗi tuần một lần như trước đây.

Áp lực lạm phát có thể bắt đầu giảm bớt, nhưng giá cả cao trong suốt phần lớn năm 2022 vẫn gây ảnh hưởng đến người lớn tuổi. Nhiều người cao tuổi như bà Angey nói rằng họ cảm thấy tình hình tài chính của bản thân tồi tệ hơn một năm trước. Lạm phát giá tiêu dùng tháng 11 vẫn tăng 7,1% so với một năm trước đó.

Trong bối cảnh mọi lứa tuổi đều gặp khó khăn thì những người trên 65 tuổi còn phải đối mặt với khoảng thời gian chật vật hơn bởi họ thường chỉ dựa vào thu nhập cố định là lương hưu, không thể tăng khoản thu với làm thêm giờ hoặc tiền thưởng.

Vấn đề sẽ gây quan ngại hơn vào những năm tới khi ngày càng có nhiều người thuộc thế hệ Baby boomer - người lớn tuổi sinh ra trong thời kỳ bùng nổ dân số hậu Chiến tranh Thế giới thứ hai từ năm 1946 đến 1964 – bước vào tuổi về hưu. Cục Thống kê Mỹ dự đoán đến năm 2050, dân số trên 65 tuổi tại nước này là 83,9 triệu người, gần gấp đôi con số của năm 2012.

Bà Kasey Dungan (73 tuổi) cho biết bản thân còn khá may mắn khi được ở tại căn hộ trợ cấp tại Phoenix, bang Arizona dành cho người cao tuổi. Vào đầu năm nay, bà rơi vào cảnh vô gia cư. Tuy nhiên, hầu hết số tiền từ An sinh xã hội của bà đều cạn kiệt vào cuối tháng. Bà đang mong đợi đến tháng tới khi hàng triệu người sẽ được tăng 8,7% tiền An sinh xã hội. Khoảng 70 triệu người Mỹ, bao gồm cả người về hưu, người khuyết tật và trẻ em, nhận trợ cấp An sinh xã hội. Bà Dungan bộc bạch: “Hy vọng rằng điều này sẽ giúp tôi mua được thêm nhiều thứ, đặc biệt với lạm phát hiện nay”.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.