Lũ trên sông Hồng tiếp tục lên, những khu vực nào của Hà Nội vẫn ngập?

Nước ngập lên khu vực trước cổng UBND phường Phúc Xá, quận Ba Đình, TP Hà Nội. Ảnh: Lê Thanh
Nước ngập lên khu vực trước cổng UBND phường Phúc Xá, quận Ba Đình, TP Hà Nội. Ảnh: Lê Thanh
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  “Hầu hết khu vực nội thành các quận: Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên… đang có ngập úng ở khu vực ven đê (khu vực phía ngoài đê). Khả năng trong 6 tiếng tới, nước lũ trên sông Hồng tiếp tục tăng lên, nguy cơ này vẫn còn hiện hữu”, ông Võ Văn Hoà, Giám đốc Đài KTTV khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, Tổng cục KTTV cho hay.

Những khu vực vẫn ngập ở Hà Nội

Chia sẻ với báo chí lúc 11h30 trưa 11/9, ông Võ Văn Hoà, Giám đốc Đài KTTV khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, Tổng cục KTTV cho biết, hiện nay khu vực Hà Nội, hiện tượng ngập úng ven khu vực sông chính như: sông Đà, sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy đã xảy ra. Dự báo trong 6 tiếng tới mực nước ở hệ thống sông chính tiếp tục tăng lên, trong 6 tiếng tới mực nước sẽ đạt 11.3m (dưới báo động 3 khoảng 20cm) có thể sẽ chững lại.

“Chúng tôi đang tiếp tục theo dõi, bởi mực nước lên hay xuống là phụ thuộc hoàn toàn vào diễn biến mưa trong khoảng thời gian trước mắt và diễn biến xả nước của các hồ thủy điện”, ông Hòa nhấn mạnh.

Ngoài ra, các sông nội tỉnh như: sông Bùi, sông Tích, sông Cà Lồ, mực nước đang duy trì trên mức độ 3, gây ra hiện tượng nước dâng tràn vào một số khu vực nội đô.

Ông Võ Văn Hoà, Giám đốc Đài KTTV khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, Tổng cục KTTV. Ảnh: Trần Hùng

Ông Võ Văn Hoà, Giám đốc Đài KTTV khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, Tổng cục KTTV. Ảnh: Trần Hùng

“Hiện, dưới hạ du, khu vực đồng bằng Bắc Bộ, có một số tỉnh có nguy cơ tiếp tục kéo dài trong 1-2 ngày tới do tác động của mưa cũng như lũ. Như ở Thái Nguyên (huyện Phú Bình, Phổ Yên), đặc điểm lũ năm nay ở Thái Nguyên chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử. Tại Bắc Giang, hầu hết các xã tiếp giáp sông Thương, sông Cầu (Lục Giang đến Yên Dũng, Hiệp Hòa) vẫn đang ngập kéo dài. Mực nước ở sông Thương và sông Cầu đang có xu hướng tăng lên trong 6 tiếng tới, hiện nay đang duy trì ở mức trên báo động 3. Mối nguy hiểm có thể kéo dài 1-2 ngày tới liên quan đến ngập úng. Đặc điểm lũ ở Bắc Giang giống với năm như: 2008, 1986”, ông Võ Văn Hoà, Giám đốc Đài KTTV khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, Tổng cục KTTV

Về nguy cơ ngập úng, ông Hòa cho biết: “Hầu hết khu vực nội thành các quận: Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên… đang có ngập úng ở khu vực ven đê (khu vực phía ngoài đê). Khả năng trong 6 tiếng tới, nước lũ trên sông Hồng tiếp tục tăng lên, nguy cơ này vẫn còn hiện hữu”.

Đồng thời, các quận, huyện: Chương Mỹ, Ứng Hòa, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Sơn Tây, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh, Hà Đông vẫn sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng do nước của các hệ thống sông nhỏ, sông nội tỉnh tăng lên sẽ gây hiện tượng ngập úng cục bộ.

“Hiện tại, nguy cơ lớn nhất là có khả năng xảy ra ngập úng kéo dài ở một số huyện như: Chương Mỹ. Nguyên nhân do nước trên các sông chính đang dâng cao việc thoát nước ra ngoài bị ảnh hưởng”, ông Hòa nhấn mạnh.

Lưu lượng nước về hồ thủy điện Thác Bà đã giảm

Cũng trong trưa nay, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, Tổng cục KTTV cho biết, do lượng mưa lớn trong nhiều ngày, nước trên các hồ ở mức tương đối nhiều, trong đó có hồ Thác Bà. “Từ đêm qua đến giờ lưu lượng nước về Hồ Thác Bà đã giảm đi rất nhiều so với 2 ngày trước đó, đến 10h sáng nay lưu lượng nước về ở mức 2.955m3/s, mức này tương đương với lưu lượng xả ra khỏi hồ. Mực nước hồ sáng nay là 59,83m. Với lượng nước về đã giảm so với ngày hôm qua, chúng tôi đánh giá, mặc dù vẫn ở mức nguy hiểm, nhưng tạm thời có thể theo dõi tiếp, áp lực đã giảm so với ngày hôm qua. Tuy nhiên, diễn biến mưa có thể thay đổi, cần tiếp tục theo dõi để cập nhật tình hình”, ông Khiêm cho hay.

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, Tổng cục KTTV. Ảnh: Trần Hùng

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, Tổng cục KTTV. Ảnh: Trần Hùng

Liên quan đến lũ trên các sông, ông Khiêm cho biết, lũ trên sông Hồng - Thái Bình, từ đêm qua đến sáng nay đang tăng. Tính đến 10h sáng nay, mực nước sông Hồng lên 11,02m - thấp hơn báo động 3 khoảng 0,48m. So với dữ liệu quá khứ, mức lũ trên sông Hồng tại Hà Nội lên trên 11m đã xảy ra cách đây 20 năm (năm 2004), thời điểm đó mức nước là 11,04m. Với tình hình mức lũ tăng như vậy, diễn biến trong những giờ tới có xu thế tăng và tăng ở mức chậm. Mức nước này liên quan đến nguy cơ hạ du, khu vực phía hạ du sông Hồng, đặc biệt vùng trũng thấp và ven sông, hầu hết các sông sẽ lên ở mức báo động 3.

Đánh giá thêm về đợt lũ, ông Khiêm nhấn mạnh: “Phải nói là đợt lũ hiếm gặp, theo dữ liệu thống kê đến hiện tại, trên hầu hết các sông đều lên trên mức báo động 3, trong đó có điểm đo trên Sông Thao tại Lào Cai và Yên Bái là vượt giá trị lịch sử”.

“Dự báo hôm nay, đến hết ngày mai tình hình mưa vẫn tiếp tục, lượng mưa tập trung vào đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Sau ngày mai mưa mới có khả năng suy giảm”, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV.

Đọc thêm

Tết xanh - tiết kiệm và bảo vệ môi trường

Trào lưu Tết Nguyên đán thân thiện môi trường, từ trang trí, ẩm thực đến lối sống, đang được đón nhận ở nhiều quốc gia. (Ảnh: Kevin Malik/Cold Tea Collective)
(PLVN) - Từ Nhật Bản đến Hàn Quốc, xu hướng Tết xanh không chỉ là cách tiết kiệm mà còn là biểu hiện của trách nhiệm với thiên nhiên và thế hệ tương lai. Đây là cơ hội để mỗi quốc gia, mỗi gia đình nhìn lại cách tổ chức Tết của mình và tìm cách cân bằng giữa truyền thống và hiện đại.

Nhiệt độ Hà Nội và cả nước hôm nay - 12/1

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hôm nay, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc vẫn chịu tác động của không khí lạnh, trời rét đậm, rét hại; nhiệt độ thấp nhất tại Bắc Bộ có nơi dưới 3 độ C; riêng Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 9 độ C.

Kỳ vĩ cảnh băng tuyết phủ trắng đỉnh Lảo Thẩn

Kỳ vĩ cảnh băng tuyết phủ trắng đỉnh Lảo Thẩn
(PLVN) - Đỉnh núi Lảo Thẩn, xã Y Tý, huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) chiều nay, 11/1, xuất hiện băng tuyết phủ kín núi rừng và cây cỏ, tạo nên cảnh quan kỳ vĩ thu hút sự chú ý của du khách và người yêu thích khám phá...

Nhiệt độ Hà Nội và cả nước hôm nay - 11/1

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày 11/1, miền Bắc trời rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất có nơi dưới 3 độ C. Nhiệt độ ở Hà Nội dao động trong khoảng 9-18 độ C...

Phân loại rác tại nguồn - 'khó chồng khó' mùa cận Tết

Phân loại rác tại nguồn không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn là trách nhiệm cộng đồng để bảo vệ môi trường. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Phân loại rác tại nguồn là yêu cầu bắt buộc từ ngày 1/1/2025 theo Luật Bảo vệ môi trường, nhưng thực tế cho thấy việc triển khai vẫn còn nhiều trở ngại lớn, đặc biệt khi bước vào dịp lễ hội cận Tết với lượng rác thải tăng đột biến.

Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2023: Đề xuất tăng đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn

Thu gom vỏ thuốc BVTV tại một cánh đồng ở Long An. (Ảnh: Trần Mừng)
(PLVN) -Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023 với chủ đề “Môi trường nông thôn - Thực trạng và giải pháp”. Báo cáo được Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng hai năm một lần với từng chủ đề riêng, như môi trường không khí, môi trường nước, chất thải...

Xử lý tận gốc vấn nạn ô nhiễm

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí ở một số đô thị lớn, từ Hà Nội đến TP HCM, ngày càng nhức nhối trong những năm gần đây. Đã là ô nhiễm, ai cũng có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống.

Thời tiết ngày 7/1: Bắc Bộ có sương mù nhẹ, ngày nắng

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai, 7/1, khu vực Bắc Bộ trong đó có Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, trời rét; khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông; cảnh báo mưa dông trên biển.

Chương trình Khoa học và Công nghệ Net Zero: Hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Chương trình Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Net Zero là một chiến lược dài hạn, đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều đối tượng và sự quyết tâm của toàn xã hội. Thực hiện thành công Chương trình không chỉ giúp Việt Nam giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mà còn tạo cơ hội cho sự phát triển bền vững, nâng cao chất lượng sống cho người dân và bảo vệ môi trường trong tương lai…