Lũ đặc biệt lớn trên các sông từ Nghệ An đến Quảng Bình

5h hôm nay, Trung tân Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia có thông báo lũ đặc biệt lớn trên các sông từ Nghệ An đến Quảng Bình. Tình trạng ngập lụt sâu, diện rộng tại lưu vực sông địa bàn những tỉnh này tiếp tục diễn ra nghiêm trọng.

5h hôm nay, Trung tân Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương có thông báo lũ đặc biệt lớn trên các sông từ Nghệ An đến Quảng Bình.

Do chịu ảnh hưởng kết hợp của đới gió đông trên cao, dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua Trung Bộ nối với vùng áp thấp hoạt động ở vùng biển Thừa Thiên Huế - Quảng ngãi, không khí lạnh tăng cường nên tại các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Bình đã có mưa rất to. Lượng mưa trong hai ngày qua tại các tỉnh Nghệ An đến Quảng Bình phổ biến 150 - 300 mm, có những nơi trên 600 mm như tại Vinh (Nghệ An): 627 mm, Chu Lễ (Hà Tĩnh): 754 mm, Hòa Duyệt (Hà Tĩnh): 628 mm, Hà Tĩnh: 764 mm, Tân Mỹ (Quảng Bình): 583 mm.

Lũ trên các sông từ Nghệ An đến Hà Tĩnh đang lên, các sông ở Quảng Bình xuống chậm, riêng các sông ở Hà Tĩnh, Quảng Bình đang ở mức cao. Trên sông Ngàn Sâu đã xảy ra lũ đặc biệt lớn, tại Chu Lễ đã đạt đỉnh là 16,56m (lúc 19 giờ/16/10), trên báo động 3: 3,06m, vượt lũ lịch sử năm 2007: 0,43m, sau đó lên lại và đang ở mức cao.

Mực nước lúc 4h hôm nay trên một số sông như sau:

Sông Cả tại Nam Đàn: 5,38m, ở mức báo động 1; Sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ: 16,49m, trên báo động 3: 2,99m (vượt lũ lịch sử năm 2007: 0,36m); Sông Ngàn Sâu tại Hòa Duyệt: 12,37m (24 giờ ngày /16/10), trên báo động 3: 1,87m; Sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm: 12,56m, dưới báo động 3: 0,44m; Sông La tại Linh Cảm: 5,99m, dưới báo động 3: 0,51m; Sông Gianh tại Mai Hóa: 7,10m, trên báo động 3: 0,6m; Sông Kiến Giang tại Lệ Thủy: 3,14m, trên báo động 3: 0,44m;

Dự báo, lũ trên các sông từ Nghệ An đến Hà Tĩnh tiếp tục lên, nước các sông ở Quảng Bình xuống chậm và duy trì ở mức cao. Trưa, chiều nay, mực nước trên các sông có khả năng như sau:

Sông Cả tại Nam Đàn lên mức 6,2m, dưới mức báo động 2: 0,7m; Sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ ở mức 16,7m, trên báo động 3: 3,2m (vượt lũ lịch sử năm 2007: 0,57m); Sông Ngàn Sâu tại Hòa Duyệt ở mức 12,8m, trên báo động 3: 2,3m (tương đương lũ lịch sử năm 1960: 0,24m); Sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm ở mức 13,5m, trên báo động 3: 0,5m; Sông La tại Linh Cảm ở mức 6,7 m, trên báo động 3: 0,2m; Sông Gianh tại Mai Hóa ở mức 5,5m, trên báo động 2: 0,5m; Sông Kiến Giang tại Lệ Thủy ở mức 2,7 m, ở mức báo động 3.

Mực nước các sông ở Thanh Hóa tiếp tục lên. Tình trạng ngập lụt sâu trên diện rộng tại các lưu vực sông ở Hà Tĩnh, Quảng Bình tiếp tục diễn ra nghiêm trọng. Đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi từ Nghệ An đến Quảng Bình.

Tình hình mưa lũ còn diễn biến phức tạp, PLVN Online sẽ liên tục cập nhật và gửi tới độc giả.

T.A

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.