Lớp học tình thương của ông Ba Thời

Hơn 23 năm qua, cựu chiến binh Nguyễn Hữu Thời mở lớp dạy học miễn phí cho trẻ em cơ nhỡ
Hơn 23 năm qua, cựu chiến binh Nguyễn Hữu Thời mở lớp dạy học miễn phí cho trẻ em cơ nhỡ
(PLVN) - Mấy mươi năm phục vụ trong quân ngũ, đến khi về hưu, vị cựu chiến binh già Nguyễn Hữu Thời (ngụ phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang) vẫn miệt mài cống hiến cho công việc của khóm, của phường. Ông là “cha đẻ” của lớp học tình thương cho trẻ em cơ nhỡ, hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Đưa cuộc đời trẻ em cơ nhỡ sang “trang mới”

Tìm đến phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên hỏi thăm “chú Ba Thời”, hầu như ai cũng biết. Ông Thời tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi, đến năm 1972 ông bị thương trong một trận địch càn ở Cà Mau, trở thành thương binh hạng 3/4. Hiện trong người ông vẫn còn 4 mảnh đạn cùng với đôi chân bị tật. Sau năm 1975, ông tiếp tục công tác tại ngũ đến năm 1992 ông về hưu và hỗ trợ công tác tại địa phương cho đến nay.

Mặc dù đã gần bước sang tuổi “thất thập” và đôi chân bị tật nhưng hàng ngày ông vẫn miệt mài lo công tác ở khối vận phường Mỹ Bình. Hơn 23 năm qua, cựu chiến binh Nguyễn Hữu Thời vẫn âm thầm làm công tác “đưa đò, chở chữ” đến cho trẻ em nghèo, cơ nhỡ. Bao đứa trẻ ở khóm Nguyễn Du (phường Mỹ Bình) biết chữ, biết lễ nghĩa, có nghề nghiệp ổn định đều nhờ ông.

Cách đây hơn 20 năm, khóm Nguyễn Du là xóm ngụ cư, tập hợp người dân ở nhiều nơi đến sinh sống. Đồng thời, nơi đây tình hình an ninh trật tự rất phức tạp. Đặc biệt, cha mẹ nghèo khó, tất bật mua bán, làm thuê không chăm lo con cái nên bọn trẻ ít được đến trường, nhiều đứa trẻ do cha mẹ “ly tán” phải sống với ông bà nên không có giấy khai sinh.

Bọn trẻ lớn lên với bản năng hoang dã,  thường xuyên tụ tập đánh nhau, trộm cắp vặt. Từ đó, khóm Nguyễn Du trở thành “điểm tối” của Long Xuyên. Cứ nghĩ số phận của những đứa trẻ chỉ dừng lại ở đó và cuộc sống sẽ mãi “trượt dài” trong tăm tối nhưng ông Thời đã kịp dang tay đưa chúng sang “trang mới” của cuộc đời.

Cảm kích trước tấm lòng ông Ba Thời, năm 2018 chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm đã hỗ trợ xây dựng phòng học khang trang, tiện nghi hơn
Cảm kích trước tấm lòng ông Ba Thời, năm 2018 chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm đã hỗ trợ xây dựng phòng học khang trang, tiện nghi hơn 

Khi chúng tôi hỏi về việc thành lập lớp học tình thương, đôi mắt ông sáng bừng lên và say sưa kể lại trong niềm vui và tấm lòng nhiệt huyết. Ông cho biết, từ khi về hưu, nhìn thấy hoàn cảnh của các cháu tội nghiệp nên xin lãnh đạo phường lập lớp học tình thương.

“Người dân khóm này khổ lắm, tứ xứ lại sinh sống, nhiều cháu không được đi học, không có điều kiện đi học. Nên tôi mới thấy mình cần làm gì đó để giúp bọn trẻ. Cái gì cũng có thể thiếu con chữ thì không”, ông Thời chia sẻ.

“Nuôi” lớp học tình thương bằng lương hưu

Cứ như vậy, đến năm 1995, ông Thời xin tận dụng một chốt gác dân phòng đã hư hỏng nghiêm trọng để xây dựng lớp học tình thương. Ông ngồi trầm ngâm nhớ lại thời điểm mới thành lập lớp học rồi nói: “Lúc đó khó khăn trăm bề, chốt văn phòng chỉ lợp lá lợp tre lụp xụp, mưa gió tạt trước dột sau, bàn ghế chỉ kê tạm bợ để cho các cháu học đỡ qua ngày”.

Tuy nhiên, theo lời ông Thời, khó khăn nhất là việc vận động phụ huynh cho các cháu đi học. “Lúc đi vận động người nói vô, kẻ nói ra. Vì các cháu tuyệt đại đa số là trẻ em ăn cắp vặt, móc túi nên khi vận động người ta sợ mình đưa các cháu đi cải tạo nên không cho các cháu đi học. Đồng thời, lúc đó những người dân xung quanh lớp học cũng không đồng tình vì sợ tụi nhỏ học ở khu vực này rồi tụ tập móc túi, ăn cắp. Lúc đầu vận động được mười mấy đứa nhưng thực sự đi học chỉ có 4 đứa”, ông Thời tâm sự.

Ông đến từng gia đình vận động phụ huynh cho các cháu đi học. Ông đã dùng nhiều cách như: cấp miễn phí quần áo, đồ dùng học tập, quà thưởng khi đạt thành tích tốt để các em được đến trường. Dần dần người ta hiểu và thấy hiệu quả thiết thực của lớp học nên rất đồng tình.

Những đứa trẻ mồ côi, nghèo khó đã được ông Thời tận tình dạy dỗ. Ngoài dạy các em biết đọc chữ, làm toán, ông còn dạy lễ nghĩa, điều hay lẽ phải để các em biết và không mắc lỗi. Dần dần những đứa trẻ “siêu quậy” trong mắt mọi người đã trở nên ngoan ngoãn lễ phép, biết kính trên nhường dưới.

Để có tiền duy trì lớp học, ông đã sử dụng toàn bộ lương hưu dành dụm hàng tháng của mình. Cứ như vậy ông Thời đã cố gắng hết sức gánh trên vai mình lớp học tình thương để “cứu vớt” cuộc đời hàng trăm đứa trẻ tội nghiệp. 

Lớp học tình thương của ông Thời được trang bị bàn, ghế, tủ... khang trang hơn
Lớp học tình thương của ông Thời được trang bị bàn, ghế, tủ... khang trang hơn 

Ông Nguyễn Văn Quang (người dân khóm Nguyễn Du, phường Mỹ Bình) cho biết, đa số học sinh ở đây nghèo khổ, không được học chính quy nên nhờ chú Ba đứng ra mở lớp học giúp cho các cháu mù chữ. Từ khi học với chú Ba thấy tụi nhỏ ngoan ngoãn và lễ phép hơn rất nhiều, không còn quậy phá đánh lộn như trước nữa.

Lớp học lụp xụp được sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm, chính quyền địa phương đến nay đã được sang sửa khang trang, thông thoáng, phục vụ cho việc dạy và học của thầy cô và các em. Đến khi các em đã biết đọc, biết viết, học hết tiểu học ông cho các cháu đi học nghề để tự nuôi sống bản thân.

Không chỉ vậy, ông Nguyễn Hữu Thời còn điều hành CLB “Ông, Bà, Cháu phường Mỹ Bình” với gần 70 trẻ em khó khăn đang sinh hoạt. Cứ mỗi quý, ông lại tự bỏ tiền lương của mình trên 4 triệu đồng/tháng để mua quà cho các cháu; tuyên truyền nếp sống văn hóa, lễ nghĩa, các kỹ năng sống để chống xâm hại tình dục, giúp các cháu tránh xa những tệ nạn xã hội, bảo vệ bản thân.

Nói về cựu chiến binh Nguyễn Hữu Thời, ông Nguyễn Hữu Phước - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Mỹ Bình cho biết: "Hành động của anh Ba Thời thật sự là một điểm sáng cần nhân rộng để có thể giúp đỡ nhiều hơn nữa những hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời, anh Thời còn là người luôn đi đầu trong các phong trào xây dựng nhà đồng đội, nhà tình thương, xóa đói nghèo, giữ gìn an ninh trật tự khu phố."

Đọc thêm

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.

Bộ Công an thông tin về đề thi đánh giá năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Công an cho biết, trong năm 2025, đơn vị sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong ngành bám sát chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện theo đúng các quy định trong tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.