“Lớp học 7 trong 1” ở đảo Hòn Chuối

Giờ học của các em học sinh trong lớp học “đặc biệt” trên đảo Hòn Chuối.
Giờ học của các em học sinh trong lớp học “đặc biệt” trên đảo Hòn Chuối.
(PLVN) - Đảo Hòn Chuối có lớp học “7 trong 1” với 23 học sinh từ lớp 1 đến lớp 7 trong căn phòng 20 m2. Ở giữa trùng khơi dẫu còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng quân và dân nơi đây đã đồng cam, cộng khổ để cùng nhau ổn định cuộc sống, bám biển, giữ đảo.

Mọi việc ở đảo đều nhờ bộ đội

Đảo Hòn Chuối thuộc địa phận thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Đây là một trong những đảo tiền tiêu trên tuyến biển, đảo phía Tây Nam của Tổ quốc. Cả đảo có 49 hộ dân với 115 nhân khẩu, chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt hải sản và nuôi cá lồng bè. Mỗi gia đình trên đảo đều có hai ngôi nhà, một ở gành Nam và một ở gành Chướng. Từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, người dân sống ở gành Chướng và từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau người dân chuyển về gành Nam sống để tránh gió.

Chị Kim Ngọc Chung, người dân sống trên đảo Hòn Chuối cho biết: “Mỗi lần chuyển nhà tránh gió vất vả lắm. Nhưng may mắn là có các chú bộ đội ở Trạm ra đa 615 (Tiểu đoàn ra đa 551, Vùng 5 Hải quân) và Đồn Biên phòng Hòn Chuối (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau) tới giúp chuyển đồ nên cũng đỡ.

Những khi có gió, bão là bộ đội lại xuống chằng chống nhà, gia cố lồng bè, ghe, thuyền giúp và kêu gọi, đưa người dân lên đồn, lên Trạm tránh trú bão tới khi an toàn mới cho về nhà. Cơn bão số 1 vừa qua, cả gia đình tôi tránh trú bão ở Trạm ra đa 615 tới 3 ngày. Chị em chúng tôi đã cùng bộ đội Hải quân nấu cơm, phục vụ đồ ăn cho người già, trẻ nhỏ tránh trú ở Trạm.

Chị Chung chia sẻ thêm: “Tôi sống ở đây hơn 20 năm rồi. Mỗi lần ốm đau tôi đều phải xin thuốc trên Trạm ra đa 615 đấy anh ạ! Có nhiều lần chồng bận trông bè, con cái đi học tôi được các chú ấy mang thuốc đến tận tay vì tôi ốm không đi được. Trước đây, khi còn thiếu nước sinh hoạt, các chú bộ đội còn đưa dây dẫn nước cho chúng tôi. Có các chú ấy người dân chúng tôi như có một điểm tựa vững chắc trong mọi điều kiện, hoàn cảnh”.

Thượng úy Phùng Sỹ Cương, Phó Trạm trưởng Trạm ra đa 615 cho chúng tôi biết thêm, ngoài giúp dân những lúc gió, bão hay chuyển nhà, các lực lượng trên đảo còn thường xuyên tu sửa nhà cửa giúp người dân; thăm khám, phát thuốc miễn phí cho người dân khi ốm đau.

Những dịp lễ Tết, đơn vị tổ chức tặng quà các gia đình chính sách, gia đình khó khăn. Khi đơn vị có dịp gì vui, liên hoan đều mời người dân lên chung vui. Mỗi lần như vậy bà con đều đến rất sớm để cùng cán bộ, chiến sĩ của Trạm chuẩn bị đồ ăn, trang trí không gian liên hoan. Ai cũng vui hết mình và đều thấy ấm lòng nơi đảo xa.

Lớp “nhô 7 trong 1”

Chúng tôi biết về lớp học “7 trong 1” ở trên đảo này đã lâu nhưng hôm nay mới tận mắt chứng kiến. Lớp hiện có 23 em học sinh từ lớp 1 đến lớp 7. Tất cả ngồi chung một phòng. Phòng học chỉ khoảng 20 m2 mà có tới 3 cái bảng và bàn ghế cũng kê theo ba hướng khác nhau. Thầy giáo là Đại úy QNCN Trần Bình Phục, Đội vận động quần chúng, Đồn Biên phòng đảo Hòn Chuối.

Thầy giáo Phục đã có 9 năm gắn bó với lớp học này. Anh Phục tâm sự: “Phải đảm nhiệm 7 lớp nên tôi cũng phải soạn 7 giáo án. Có nhiều bài toán lớp 5 mà tôi không biết cách giải phải gọi điện hỏi các thầy, cô giáo trong đất liền hỏi cách giải dễ hiểu nhất để giảng cho các em. Niềm vui lớn nhất của tôi là mỗi sáng được đứng lớp dạy các em, rồi từng ngày thấy các em trưởng thành, khôn lớn”.

Được biết, các em học sinh mỗi ngày phải vượt qua 288 bậc đá cùng nhiều đoạn đường rừng để đến lớp tận trên đỉnh Hòn Chuối. Ngày mưa các em phải nghỉ học vì con đường trơn, trượt nguy hiểm. Khó khăn là thế nhưng thầy và trò vẫn quyết tâm đến lớp để rồi bao lớp trẻ em trên đảo biết đọc chữ, làm toán và hơn thế nữa là làm người.

Đáng mừng hơn, trong số này còn có những em sau khi vào đất liền học tiếp đã đỗ đại học, tốt nghiệp đi làm góp phần giúp ích cho xã hội. Em Hồng Thúy An, đang là học sinh lớp 7 tâm sự: “Em học thầy Phục từ lúc 8 tuổi. Đi học tuy mệt nhưng cũng rất vui vì em có nhiều bạn, biết đọc chữ, làm toán. Em gái em trước cũng học thầy Phục, bây giờ vào đất liền học rồi. Sau này lớn lên, em mong được làm cô giáo để về đảo dạy chữ các em nơi đảo xa này”.

Chia tay quân và dân trên đảo Hòn Chuối, tôi nhớ mãi lời ông Lê Văn Phương, Tổ trưởng Tổ tự quản đảo Hòn Chuối: “Nơi đảo xa thiếu thốn, vất vả đủ đường nhưng bà con được bộ đội giúp đỡ, đùm bọc nên mọi việc khó đều hóa dễ, buồn đều hóa vui.

Tình quân dân cá nước ngày càng thêm bền chặt, các cán bộ, chiến sĩ ở Trạm ra đa 615 và Đồn Biên phòng đảo Hòn Chuối đã thực sự tạo cho người dân chúng tôi niềm tin, điểm tựa vững chắc để chúng tôi bám biển, giữ đảo quê hương”. 

Tin cùng chuyên mục

Học sinh cần chú trọng đến phương pháp học thay vì cố học thật nhiều nhưng không đem lại hiệu quả thiết thực. (Ảnh: Quang Vinh)

Giảm học thêm tràn lan: Cần thay đổi nhận thức từ nhiều phía

(PLVN) - Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Theo đó, học sinh (HS) tiểu học không học thêm, HS học phụ đạo trong nhà trường không mất phí, thầy cô có thể dạy thêm ở trung tâm ngoài nhà trường, không dạy thêm HS của mình…

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...

Lời hẹn ước xúc động của “ông nội” ở Làng Nủ

Thầy Khang chụp ảnh cùng 22 "cháu nội". (Ảnh: Vietnamnet)
(PLVN) -  Trong chuyến hành trình vượt gần 300km đến Làng Nủ (Lào Cai), thầy Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie, đã mang theo không chỉ trái tim tràn đầy tình yêu thương mà còn có một lời hẹn ước đặc biệt. Khoảnh khắc gặp gỡ tại ngôi làng mới được tái thiết, không chỉ chứng kiến những giọt nước mắt hạnh phúc mà còn mở ra một trang mới trong “cuốn sách cuộc đời ” của 22 đứa trẻ may mắn được ông yêu thương và bảo bọc.