Lòng tự trọng - “chiếc neo” lưu giữ hình ảnh đẹp của nghệ sĩ

 Lùm xùm quanh chuyện ủng hộ nghệ sĩ Thương Tín vẫn chưa có hồi kết.
Lùm xùm quanh chuyện ủng hộ nghệ sĩ Thương Tín vẫn chưa có hồi kết.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Một nghệ sĩ đích thực, dẫu cho hoàn cảnh có ra sao, vẫn giữ vững một tấm lòng son, giữ vững nhân cách cao đẹp. Làng nghệ thuật may mắn còn rất nhiều nghệ sĩ như thế, cạnh những người lấy danh nghĩa nghệ sĩ đi trục lợi.

Khi “miếng cơm manh áo” là cái cớ

Một trong những “vụ” làm từ thiện cho nghệ sĩ lùm xùm dài hơi bậc nhất là câu chuyện ủng hộ nghệ sĩ Thương Tín. Từ hơn 1 năm trước, khi thông tin Thương Tín đang rơi vào cảnh nghèo khó được hé lộ, một số nghệ sĩ, mạnh thường quân đã đứng ra giúp đỡ. Sau đó, khi Thương Tín đột quỵ, mất đi sức lao động, rơi vào cảnh cùng quẫn, nghệ sĩ Trịnh Kim Chi, Phó Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM đã đứng ra kêu gọi ủng hộ. Số tiền quyên góp được là hơn 800 triệu đồng và một chiếc xe ô tô để làm phương tiện đi lại cho gia đình Thương Tín.

Sau nửa năm, dư luận bỗng bất ngờ khi Thương Tín lại đăng đàn than khổ, nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng mạng, lên tiếng đòi tiền Trịnh Kim Chi vì anh đã “nhẵn túi”. Trước đó Thương Tín đã đồng ý để Trịnh Kim Chi giữ lại số tiền ấy để đóng bảo hiểm, bảo đảm việc ăn học cho con gái Thương Tín sau này.

Mặc dù Trịnh Kim Chi sau đó đã gửi số tiền còn lại cho vợ chồng Thương Tín nhưng nam diễn viên vẫn đăng đàn “vạch tội” Trịnh Kim Chi khuất tất tiền bạc. Không chỉ thế, nam diễn viên còn cùng một người giúp đỡ khác tiến hành tố cáo Trịnh Kim Chi đến cơ quan cảnh sát. Trả lời câu hỏi vì sao đối xử với người đã từng ra tay giúp mình như thế, Thương Tín cho biết do Trịnh Kim Chi tự giúp, anh không nhờ. Thương Tín cũng từng nói, anh phải vứt bỏ lòng tự trọng của một nghệ sĩ, vì nghèo.

Cũng có những nghệ sĩ khác, không hề nghèo, cũng thẳng tay vứt bỏ đi lòng tự trọng của mình. Đó là những người bất chấp danh dự để dàn dựng scandal, thu hút sự chú ý của dư luận, thậm chí lấy thân thể, lấy chuyện tình cảm gia đình riêng tư ra “câu view”. Rồi những nghệ sĩ, sẵn sàng đăng đàn bán hàng lậu, hàng giả, quảng cáo sản phẩm sai thực tế. Khi bị chất vấn, có nghệ sĩ trả lời “vì miếng cơm manh áo”. Còn có nghệ sĩ cho rằng, “quảng cáo thì phải nói quá sự thật thôi”.

Giữ cho mình “tấm lòng son”

Một nghệ sĩ đích thực, dẫu cho hoàn cảnh có ra sao vẫn giữ vững nhân cách cao đẹp của mình. Làng nghệ thuật Việt may mắn còn rất nhiều nghệ sĩ như thế.

Nhiều người còn nhớ câu chuyện cảm động về nghệ sĩ Lê Bình. Ông thuộc thế hệ diễn viên kỳ cựu của điện ảnh phía Nam. Lúc tuổi già sức yếu, ông mắc bệnh ung thư di căn. Khi hình ảnh tiều tụy của ông trên giường bệnh được chia sẻ trên mạng xã hội, nhiều nghệ sĩ và khán giả có ý định quyên góp hỗ trợ ông chữa bệnh, nhưng Lê Bình không đồng ý.

Ông nói: “Tôi sống đến ngần này tuổi rồi, chết cũng chẳng có gì phải hối tiếc. Dù bệnh nặng nhưng tôi vẫn tự lo được cho bản thân. Mọi người có lòng hảo tâm thì để dành phần quyên góp ấy cho những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn hơn”.

Không chỉ thế, thời điểm ông nằm viện, cũng là lúc nữ diễn viên Mai Phương bị ung thư. Lê Bình không những không nhận ủng hộ, còn mong mọi người dành số tiền ấy cho Mai Phương: “Chú già rồi sống nay, chết mai. Để mọi người dồn sức chữa trị cho Mai Phương. Nó còn trẻ, cần sống để nuôi con nhỏ”.

Hay như chuyện của NSƯT Trần Hạnh, sinh thời có cuộc sống vất vả, túng thiếu được chia sẻ trên truyền thông và mạng xã hội. Nhưng khi nghệ sĩ và người hâm mộ ngỏ ý giúp đỡ, ông đã khước từ với lý do mình còn tự lo được cho bản thân, hãy để dành nghĩa cử ấy cho những người khó khăn hơn.

Nghệ sĩ Quốc Tuấn bao năm chạy chữa cho con trai bị bệnh hiểm nghèo và từ chối nhận sự giúp đỡ tiền bạc của mọi người.

Nghệ sĩ Hữu Châu từ chối khi khán giả muốn quyên góp để lo đám tang cho Hữu Lộc em trai ông.

Cố NSƯT Văn Hiệp giấu kín chuyện bệnh tật với đồng nghiệp và người hâm mộ vì sợ phiền đến mọi người, nỗ lực cống hiến cho nghề đến cuối đời.

Hay mới đây, nghệ sĩ Mạc Can, dẫu già, đau ốm, bệnh tật và cô độc, vẫn nỗ lực hết mình cho nghề, không muốn nhận sự cưu mang của mọi người. Câu nói của nghệ sĩ Mạc Can “Tự nuôi lấy mình tốt hơn”, nói lên tâm tư của rất nhiều nghệ sĩ chân chính, giàu tự trọng.

Nhiều nghệ sĩ khác, dẫu khó khăn, nhưng khi nhận được lời mời tham gia các gameshow có yếu tố “câu view”, hay chương trình quảng cáo sai sự thật đã thẳng thừng từ chối. Với những nghệ sĩ ấy, danh dự, đạo đức nghề nghiệp và việc giữ gìn hình ảnh trong mắt công chúng quan trọng hơn bất cứ món lợi nhuận nào. Những nghệ sĩ chân chính như vậy đã giúp người hâm mộ giữ được niềm tin vào giới nghệ sĩ và môi trường nghệ thuật.

Tin cùng chuyên mục

Chương trình có sự tham gia của hơn 200 nghệ sĩ, ca sĩ.

Nhịp cầu Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa

(PLVN) -  Dân ca Ví, Gặm Nghệ Tĩnh được hình thành và tồn tại qua bao thăng trầm lịch sử, đã minh chứng cho sức sống lâu bền của một sản phẩm văn hóa được sản sinh từ dân gian. Năm 2014 là dấu mốc đặc biệt cho chặng đường hình thành, bảo tồn, phát huy Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ khi được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đọc thêm

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .

Nâng hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn

Cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc góp phần thu hút du lịch và môi trường văn hóa, kinh tế phát triển (ảnh T.T)
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc” do Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung biên soạn. Cuốn sách tập trung làm rõ nhiều nội dung và phạm trù gắn với hình ảnh và bản sắc của địa phương cũng như cách thức vận hành để đạt đến một hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn.