Long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản tại chùa Tây Lạc

Long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản tại chùa Tây Lạc
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mới đây, tại chùa Tây Lạc, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, Giáo hội Phật giáo huyện Nam Trực long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567, dương lịch 2023 và khánh thành Tổ đường chùa Tây Lạc – Trụ sở Phật giáo Việt Nam huyện Nam Trực

Tham dự buổi lễ, có Hòa Thượng Thích Quảng Hà – Phó Chủ tịch HĐTS, Phó Trưởng ban thường trực Ban Kiểm soát TƯ, Trưởng ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Nam Định; Hòa Thượng Thích Thanh Nghị - Thành viên Hội đồng chứng minh GHPGVN; Hòa thượng Thích Tâm Vượng - Phó ban trị sự Phật giáo tỉnh Nam Định; Hòa Thượng Thích Thanh Thịnh - Phó ban trị sự Phật giáo tỉnh Nam Định, Trưởng ban trị sự Phật giáo huyện Nam Trực cùng toàn thể chư tôn thiền đức Tăng Ni phật giáo huyện Nam Trực.

Ông Khúc Mạnh Kiên - Bí thư huyện ủy huyện Nam Trực tặng hoa chúc mừng đại lễ

Ông Khúc Mạnh Kiên - Bí thư huyện ủy huyện Nam Trực tặng hoa chúc mừng đại lễ

Về phía chính quyền có ông Trần Minh Thắng, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy; ông Vũ Hữu Thi, Bí thư Đảng ủy khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh; ông Khúc Mạnh Kiên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Nam Trực; ông Lê Quang Huy – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Nam Trực; đại diện Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND, ủy ban MTTQ huyện; lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành của tỉnh; các ban, ngành, đoàn thể huyện; lãnh đạo UBND, Ủy ban MTTQ các xã, thị trấn cùng toàn thể nhân dân, phật tử trên địa bàn.

Tại buổi lễ, các đại biểu đã được nghe các vị trong Ban trị sự Giáo hội Phật giáo huyện Nam Trực đọc thông điệp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567 của Đức quyền pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam; diễn văn Phật đản của Ban Thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo VN.

Cách đây 2.567 năm, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã ra đời tại Ấn Độ. Cuộc đời của Ngài là biểu tượng của con đường tìm sự giác ngộ, mang đến khát vọng hòa bình, hạnh phúc cho nhân loại.

Tại Việt Nam, Phật giáo đã đi vào đời sống của dân tộc trên 2.000 năm. Ngày 15/12/1999, theo đề nghị của 34 quốc gia, để tôn vinh giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của Đức Phật, Đại hội đồng Liên hiệp quốc tại phiên họp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã chính thức công nhận Đại lễ Phật đản - Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế.

Tại Việt Nam nói chung và Nam Trực nói riêng, Lễ Phật đản hằng năm được tổ chức trang trọng nhằm tôn vinh các giá trị tốt đẹp của Phật giáo. Đồng thời, đây là dịp để chư tăng, ni, phật tử cùng ôn lại cuộc đời và công đức vô lượng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, từ đó nêu cao đạo hạnh, nghiêm trì giới luật, tuân thủ pháp luật; phát huy hơn nữa truyền thống hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc.

Thông điệp của Phật đản nhấn mạnh: Mùa Phật đản năm nay, phật tử Việt Nam đồng thời thành kính kỷ niệm 60 năm ngày Bồ tát Thích Quảng Đức, vị pháp chủ tự thiêu thân (1963-2023) để đấu tranh cho hòa bình dân tộc. Ngọn lửa từ bi cùng với trái tim bất diệt của ngài có năng lực soi sáng và thức tỉnh lương tri con người, hóa giải tất cả thù hận, vượt lên mọi chủ nghĩa cá nhân ích kỷ hẹp hòi, mọi ý niệm cực đoan. Ngài là biểu tượng sáng ngời của tinh thần bi, trí, dũng của bậc Bồ tát hiện thế và tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam.

Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch COVID-19, chiến tranh, xung đột còn diễn ra nhiều nơi trên thế giới, thông điệp kêu gọi các tăng ni, phật tử noi theo hạnh nguyện Bồ tát, tinh tấn tu tập; nỗ lực tạo sự đoàn kết, sống tốt đời, đẹp đạo cùng với chính quyền và Nhân dân chung sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.

Các đại biểu thực hiện nghi lễ tắm Phật, cầu Quốc thái, dân an

Các đại biểu thực hiện nghi lễ tắm Phật, cầu Quốc thái, dân an

Cũng tại buổi lễ, các đại biểu cũng được nghe báo cáo kết quả xây dựng ngôi Tổ đường chùa Tây Lạc - Trụ sở Phật giáo VN huyện Nam Trực. Sau 4 năm xây dựng, ngôi Tổ đường và phòng tăng xá chùa Tây Lạc với tổng kinh phí hết hơn 11 tỷ đồng; trong đó nhân dân và Phật tử thập phương công đức là hơn 6 tỷ đồng. Ngôi Tổ đường hiện nay gồm: Trùng tiền đường thờ đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật; Trùng thứ hai thờ chư vị Tổ sư cũng là nơi thúc liễm thân tâm trau dồi giới định tuệ của chư tăng ni phật giáo huyện Nam Trực và là nơi tu học của hàng Phật tử, đặc biệt là các khóa tu mùa hè của thanh thiếu niên có điều kiện nghe pháp, học Phật, nuôi dưỡng tâm bồ đề, đạo đức, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, giàu đẹp.

Hòa Thượng Thích Quảng Hà – Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Nam Định ghi nhận sự đóng góp của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam huyện Nam Trực trong thời gian qua, đồng thời mong muốn các Tăng, Ni, phật tử trong huyện luôn đoàn kết gắn bó và tăng cường mối quan hệ đồng đạo; tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được, tăng cường hơn nữa sự đoàn kết hòa hợp, thực hiện mục tiêu “Hoằng dương Phật pháp, lợi lạc quần sinh”, vận động phật tử và nhân dân thực hiện tốt các đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện có hiệu quả hơn nữa các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động; sống tốt đời, đẹp đạo, chung sức xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế- xã hội, góp phần xây dựng huyện Nam Trực ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Tiếp đó, các đại biểu, các chư tăng, phật tử đã tiến hành nghi thức cắt băng khánh thành ngôi Tổ đường; dâng hương cúng dường chư Phật và lễ tắm Phật, cầu mong cho đất nước thái bình, muôn dân an lạc, phật sự viên thành.

Đọc thêm

Sức khỏe tinh thần, xin đừng bỏ qua!

Tinh thần lạc quan, tích cực có tác dụng lớn với con người. (Ảnh minh họa - Nguồn: leep.app)
(PLVN) - Sức khỏe về tinh thần quan trọng không kém thể chất. Một người muốn sống lành mạnh, hạnh phúc, cần cân bằng giữa việc rèn luyện cả bên trong và bên ngoài.

Khánh thành di tích lịch sử văn hoá Đình làng Tía

Khánh thành di tích lịch sử văn hoá Đình làng Tía
(PLVN) - Sáng ngày 31/3/2024, thôn Tử Dương, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín đã long trọng tổ chức lễ Khánh thành Đình làng Tía. Đây là ngôi Đình được xây dựng từ lâu đời, nơi thờ thành hoàng làng và những người có công khai phá xây dựng và bảo vệ làng xóm.

“Tháng 3 giỗ mẹ” - tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Lễ hội Phủ Dầy được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm nhằm tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh. (ảnh: Báo Công luận)
(PLVN) - Từ sâu thẳm trong tâm thức văn hóa dân gian, hàng trăm năm nay, khắp trong Nam, ngoài Bắc, Nhân dân ta luôn có sự ngưỡng vọng, gửi gắm niềm tin ở Mẫu Liễu Hạnh - Mẫu nghi thiên hạ - người mẹ của muôn dân. Vào tháng 3 âm lịch hàng năm, nhiều nơi tâm linh đã tổ chức Lễ giỗ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh trang trọng nhằm tôn vinh, tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Bồ tát Phổ Hiền là ai?

Bồ tát Phổ Hiền được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo.
(PLVN) - Bồ tát Phổ Hiền được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo. Ngài và Bồ tát Văn Thù là thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni. Bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử đứng thị giả ở bên trái và Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng đứng thị giả ở bên phải.

'Quá tải' chữa lành

Hiện nay có nhiều tổ chức, nhóm lợi dụng nhu cầu chữa lành của mọi người để trục lợi, kiếm tiền. (Ảnh minh họa, nguồn: An Space)
(PLVN) - Hiện nay, chữa lành không những chỉ dùng để hỗ trợ, giúp đỡ tinh thần con người, mà dần trở thành trend (xu hướng). Không khó để thấy hai chữ “chữa lành” hiện hữu ở khắp mọi nơi, từ những chương trình, hoạt động đến sách vở, món ăn,... Một xu thế tưởng chừng rất lành mạnh, nhưng dần trở nên mất giá trị vì những hoạt động “tràng giang, đại hải”.

Khi người trẻ đơn độc trong tình yêu

Yêu trước ngày cưới kết thúc với 1 tỷ người xem. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thời gian vừa qua, phim Yêu trước ngày cưới thu hút sự chú ý của khán giả không chỉ bởi diễn viên đẹp mà còn là những câu chuyện rất thật của người trẻ trong hành trình lập nghiệp và tình yêu…