Lòng nhân ái - hạt giống nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ

Dạy con biết đối xử tốt với những người khốn khổ hơn mình chính là bài học trực quan về lòng nhân ái. (Ảnh: AX)
Dạy con biết đối xử tốt với những người khốn khổ hơn mình chính là bài học trực quan về lòng nhân ái. (Ảnh: AX)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong xã hội hiện nay, trẻ được chú trọng rất nhiều về kiến thức, kỹ năng, vốn sống... Và có một yếu tố nhất định cha mẹ cần nhớ, không bao giờ bỏ qua trong giáo dục con, đó là gieo những hạt mầm nhân ái trong trái tim trẻ.

Trẻ con vốn sẵn lòng lành

Gần đây, một video clip lan truyền trên mạng đã khiến nhiều người xúc động. Video quay cảnh một bé trai 8 tuổi đang ăn một ổ bánh ngon miệng trước sân nhà, nhưng khi em nhìn thấy chị em bạn nhỏ ăn xin đứng nhìn mình với ánh mắt thèm thuồng, bé trai ấy đã không ngần ngại bẻ đi phần bánh đã cắn, đưa phần còn lại cho hai bạn nhỏ. Không chỉ thế, em còn chạy vào nhà, lấy thêm một chiếc bánh nữa dúi vào tay hai bạn.

Chỉ một hành động rất nhỏ bé, giản dị, đầy sự hồn nhiên trẻ thơ thế thôi, nhưng đã làm lay động trái tim bao người lớn. Nhiều người bình luận rằng, người lớn thì trước khi hành động hay lăn tăn, suy nghĩ, hay cân nhắc thiệt hơn, nhưng trẻ con thì khác, luôn hành động theo điều trái tim mách bảo.

Nhân dịp này, các ông bố, bà mẹ cũng tranh thủ “khoe” những hành động nhỏ mang đầy tình yêu thương, lòng trắc ẩn của con cái mình. Chị Nguyễn Thị Kiều Trang, ngụ quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh chia sẻ, con gái chị mới hơn 9 tuổi thôi, nhưng con có lòng thương người, đặc biệt đối với những người có hoàn cảnh bất hạnh hơn mình. Đi với mẹ, khi thấy các bạn nhỏ, cụ già bán vé số, ăn xin, bao giờ cô bé cũng nằn nì mẹ mua giúp người ta. Có lần, chị phát hiện ra dụng cụ học tập chị mua cho con thường xuyên mất, phải mua cái mới, gặng hỏi con thì chị mới biết hóa ra con đem cho một người bạn cùng lớp có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ mất sớm, sống với ông bà ngoại. Không chỉ vậy, con cũng thường đem bữa sáng, đồ ăn vặt lên lớp để chia sẻ cùng bạn bè.

Từng có một clip quay cảnh bé gái đứng khóc vì thấy một chú chó qua đường không may bị xe cán chết. Từng có những hình ảnh các cô bé, cậu bé đem thức ăn cho động vật lang thang, vuốt ve những con mèo nhỏ ốm yếu trong mưa lạnh. Trẻ con thường bày tỏ lòng xúc động, thương xót đối với những người bất hạnh hơn mình, với những con vật nhỏ bé, tội nghiệp. Trẻ nhỏ nâng niu cả những bông hoa, không dám giẫm chết một con kiến nhỏ. Trẻ con, với trái tim trong sáng, tâm hồn thuần hậu, thường sẽ luôn hành động theo bản tâm của mình. Và bản tâm của trẻ em thì hầu hết là thiện lương, nhân hậu, hiền lành.

Tất cả những điều đó cho thấy rằng, lòng nhân ái là hạt mầm đã được ấp ủ sẵn trong tâm hồn mỗi đứa trẻ. Tuy nhiên, vì sao vẫn có những câu chuyện đáng buồn về “cái ác” của con trẻ? Nổi cộm như câu chuyện bạo lực học đường đang gây đau đớn thời gian qua. Những đứa trẻ con, tâm hồn còn non nớt có thể nhẫn tâm đánh đập, sỉ nhục, chà đạp lên thân thể, nhân phẩm bạn học của mình.

Hay có những đứa trẻ ném đá, giẫm chết những động vật bé nhỏ như chó, mèo, chim non. Một số trẻ có biểu hiện hách dịch, xua đuổi, khinh rẻ, đối xử phân biệt đối với những người nghèo khổ hơn mình. Hay những đứa trẻ lấy nỗi sợ hãi, đau khổ của người khác làm niềm vui của mình. Nghiêm trọng hơn, đã có những trường hợp những thiếu niên sẵn sàng xuống tay độc ác, hạ sát bạn bè, người thân, trẻ nhỏ hơn mình vì mâu thuẫn, hoặc vì cần tiền cho các mục đích như chơi game...

Theo các chuyên gia tâm lý, đúng là lòng nhân ái luôn có sẵn trong trái tim trẻ thơ từ khi con ra đời, như cổ nhân đã nói, “nhân chi sơ tính bản thiện”. Tuy nhiên, đó chỉ là một hạt mầm nhỏ nhoi, để hạt mầm ấy lớn lên, thành cây thiện tâm xanh tốt, còn cần cả một quá trình chăm bón, vun tưới, mà những người trực tiếp vun tưới cho lòng nhân ái lớn lên theo hành trình trưởng thành của trẻ, không ai khác ngoài gia đình, tổ ấm nơi con sinh sống, lớn lên.

Hình thành nhân cách con người

Đặc điểm của trẻ thơ là tâm hồn như một tờ giấy trắng. Tờ giấy trắng ấy có thể được viết nên những điều tốt đẹp, tích cực. Tờ giấy ấy cũng có thể bị ố vàng, nhiễm bẩn bởi sự cay độc, lệch lạc. Tất cả đều từ những người tiếp xúc, nuôi dạy trẻ hàng ngày.

Có những bậc cha mẹ rất khéo léo, tích cực trong việc nuôi dạy con. Bên cạnh những kỹ năng cần thiết, những kiến thức bổ ích, thì họ không quên luôn trau dồi cho con lòng nhân ái thông qua những sự việc trong đời sống hằng ngày. Như việc nuôi một con vật và dạy con chăm sóc con vật ấy để thực hành lòng nhân ái. Hay dạy con giúp đỡ bạn bè, người xung quanh, dạy cách ăn nói, đối xử với những người nhỏ hơn, khốn khổ hơn mình.

Lòng nhân ái của trẻ có thể được vun bồi thông qua việc chăm sóc vật nuôi trong nhà hàng ngày. (Ảnh: PT)

Lòng nhân ái của trẻ có thể được vun bồi thông qua việc chăm sóc vật nuôi trong nhà hàng ngày. (Ảnh: PT)

Có không ít cha mẹ khuyến khích con cái dành bớt phần tiền tiêu vặt, để dành để gửi tặng những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, hoặc ủng hộ các quỹ học bổng cho trẻ em nghèo. Có những bậc cha mẹ hoạt động xã hội mạnh mẽ, luôn cho con tham gia vào các hành trình thiện nguyện, giúp đỡ người nghèo, người khuyết tật. Những hoạt động, hành trình ấy là cách trực quan sinh động để dạy con về sự đa dạng của cuộc đời, rằng có nhiều mảnh đời bất hạnh còn tồn tại giữa cuộc sống này và về tình yêu thương, sự san sẻ giữa người và người.

Chia sẻ với báo chí, PGS. TS Trần Thành Nam cho biết, lòng nhân ái cũng không phải tự nhiên mà có. Những đứa trẻ cần được học về lòng nhân ái từ bố mẹ, thầy cô và cộng đồng xung quanh chúng ta. Nhà trường và gia đình cần phải giúp học sinh ý thức được rằng giúp đỡ những người yếu thế hay đang bị thiệt thòi, tổn thương là một việc tốt. Trẻ được tập quen để chia sẻ, giúp đỡ người khác từ trong gia đình, nhà trường và xã hội. Trẻ cũng cần được sự động viên, khen ngợi từ cha mẹ hay thầy, cô giáo vì những hành động trợ giúp người khác. Những lời khen tích cực có mục đích củng cố ý niệm về bản thân rất hiệu quả trong việc thúc đẩy hành vi giúp đỡ người khác. Gắn khen ngợi với đặc điểm nhân cách của trẻ như con rất hay giúp đỡ bởi con là một người tốt thường hiệu quả hơn so với chỉ khen chung chung giúp đỡ người khác là một việc tốt. Lời khen ngợi gắn với tính cách sẽ giúp trẻ phát triển một khái niệm cái tôi bao gồm cả lòng vị tha và vì vậy có khả năng duy trì hành vi giúp đỡ người khác trong tương lai.

Có thể nói, lòng nhân ái cũng là một dạng kỹ năng sống mà trẻ cần được vun đắp từng ngày. Trẻ không cần học về lòng nhân ái bằng các bài học đạo đức xa vời, sáo rỗng mà cần được học từ những người thân thiết nhất xung quanh mình bố mẹ, thầy cô và cộng đồng xung quanh. Mỗi một hành xử của những người thân xung quanh đều có thể là tấm gương cho trẻ thực tập về lòng nhân ái. Con trẻ không thể đối xử tốt với người khác một khi cha mẹ luôn nói lời cay độc với con và với mọi người. Cha mẹ, thầy cô có hành vi bạo lực, con cũng khó lòng giữ được ngôn ngữ, cư xử dịu dàng, tử tế với người khác. Và cha mẹ không có thái độ tích cực, không bao giờ đem lòng tốt đối đãi với mọi người, con sẽ bị ảnh hưởng, trở nên ích kỉ, tiêu cực, phát triển theo hướng xấu trong nhân cách.

Trong xã hội hiện nay, một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển đúng đắn về đạo đức của trẻ, đó là mạng xã hội. Hiện nay, trên mạng xuất hiện rất nhiều clip, hình ảnh, bài viết lệch chuẩn về đạo đức, cổ súy cho cái ác. Những thông tin này ảnh hưởng rất mạnh mẽ để tâm hồn non nớt của những đứa trẻ chưa đến tuổi trưởng thành. Kết quả là có những em nhỏ đã hành xử theo những gì đám đông trên mạng xúi giục, gây ra những hành vi sai trái, vi phạm đạo đức, gây tổn thương đến những người xung quanh bằng lời nói, hành động. Thực trạng này rất cần có sự chung tay của cơ quan quản lý, gia đình và nhà trường, ngăn chặn bằng được những tác nhân xấu khiến trẻ đánh mất mầm “thiện” trong hành trình trưởng thành.

Lòng nhân ái chính là một trong những hạt nhân quan trọng vun bồi tâm hồn con trẻ và hình thành nên nhân cách một con người. Tưới tắm cho trẻ bằng tinh thần nhân ái, năng lượng thiện tâm từ tấm bé, lớn lên, trẻ sẽ trở thành người tốt, biết yêu thương con người, có trách nhiệm với xã hội, sống tốt với chính bản thân mình.

Tin cùng chuyên mục

Những điều cần biết về Tết ông Công ông Táo năm 2025

Nên cúng Công ông Táo 2025 vào ngày nào?

(PLVN) - Ngày ông Công ông Táo là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam. Vào ngày này, dân dân thường làm lễ cúng đưa các vị thần bếp (ông Công, ông Táo) về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, sinh hoạt của gia đình suốt một năm qua.

Đọc thêm

Hồi hướng và chuyển hóa công đức

Hồi hướng và chuyển hóa công đức
Thực hành hồi hướng không vì lợi ích cá nhân mà vì lợi ích chung. Kinh Kim Cang dạy: “Hồi hướng không chấp tướng mình, tướng người, tướng chúng sinh, ấy là chân thật hồi hướng

Ý nghĩa của sự thật và lòng biết ơn trong cuộc sống

Ý nghĩa của sự thật và lòng biết ơn trong cuộc sống
(PLVN) - Trong cuộc sống, sự đúng - sai không chỉ là thước đo hành động mà còn là ánh sáng soi chiếu tâm hồn và đạo đức con người. Câu nói: “Khi ta đúng, người nào nói ta đúng thì người đó là bạn. Khi ta sai, người nào nói ta sai thì người đó là thầy. Nhưng khi ta sai mà người nào nói ta đúng thì người đó là kẻ thù” không chỉ khuyên răn chúng ta biết phân biệt thật giả, đúng sai, mà còn gợi mở về mối quan hệ giữa con người với nhau.

Sự mạnh mẽ trong im lặng

Sự mạnh mẽ trong im lặng
(PLVN) - Cuộc sống là một dòng chảy bất tận của niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc và cả đau thương. Có những con người mang trên mình vẻ ngoài cứng cỏi, luôn nở nụ cười với thế gian, nhưng sâu bên trong là những vết thương chưa bao giờ lành. Họ không dễ dàng để lộ nỗi đau của mình. Nhưng đôi khi, chỉ một khoảnh khắc nhỏ, một câu nói vô tình, hay một ký ức lướt qua cũng đủ làm họ rơm rớm nước mắt. Không phải vì họ yếu đuối, mà vì họ đã cố gắng mạnh mẽ quá lâu.

Hòa mình vào không khí đại lễ Đức Phật thành đạo cùng Phật tử cả nước

Hòa mình vào không khí đại lễ Đức Phật thành đạo cùng Phật tử cả nước
(PLVN) - Hòa mình vào không khí trang nghiêm và linh thiêng của đại lễ Đức Phật thành đạo, những ngày này, Phật tử trên khắp cả nước cùng nhau tưởng nhớ và tri ân công đức cao cả của Đức Phật. Đây không chỉ là dịp để mỗi người con Phật quay về với chánh pháp mà còn là dịp để khơi dậy niềm tin, khát vọng an lạc và hạnh phúc trong cuộc sống.

'Vá' lại tâm hồn trong thế giới của thú cưng

Thú cưng đã giúp nhiều người sống lành mạnh hơn. (Nguồn: Linh Dương)
(PLVN) - Bằng dáng vẻ thân thiện, ngây ngô, đáng yêu, những chú cún cưng, mèo cưng hiện nay đang trở thành một người bạn thân thiết của mọi người. Nhờ chơi đùa, ngắm hình ảnh thú cưng nhiều người đã giải tỏa áp lực sau giờ làm việc, học tập căng thẳng.

Đỉnh cao của sự thấu hiểu

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.
(PLVN) - Cuộc sống này, bạn có biết không? Đỉnh cao của sự thấu hiểu không phải là khi bạn được tất cả mọi người yêu thương, mà là khi bạn hiểu được rằng, đôi khi chính những tổn thương mà người khác gây ra cho mình cũng là một phần tất yếu của hành trình trưởng thành.

Ngày đẹp tháng Chạp năm 2024

Ngày đẹp tháng Chạp năm 2024
(PLVN) - Tháng Chạp năm 2024 (31/12/2024 - 28/1/2025 dương lịch) không chỉ là thời điểm khép lại một năm cũ, mà còn mở ra những khởi đầu mới với nhiều hy vọng và dự định lớn lao. Để mọi việc diễn ra thuận lợi, việc chọn ngày tốt để thực hiện các công việc trọng đại như cưới hỏi, khai trương, mua xe, xây nhà hay xuất hành là điều không thể thiếu.

Những điều cần lưu ý trong Tháng củ mật

Hình minh họa
(PLVN) - Tháng củ mật – tháng cuối cùng của năm âm lịch – là khoảng thời gian đặc biệt đối với người Việt. Đây là lúc mà ai nấy đều bận rộn chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán, nhưng đồng thời cũng là thời điểm nhiều nguy cơ gia tăng như trộm cắp, lừa đảo, tai nạn giao thông và các vấn đề an ninh trật tự.

Những việc nên làm và không nên làm tháng cuối năm

Những việc nên làm và không nên làm tháng cuối năm
(PLVN) - Tháng cuối năm, hay còn được gọi là "tháng củ mật," là thời điểm mọi người tất bật hoàn thành công việc và chuẩn bị đón năm mới. Đây cũng là giai đoạn mang nhiều ý nghĩa tâm linh với nhiều quan niệm nên làm và kiêng kỵ để tránh điều không may, giữ gìn tài lộc và bình an.

Điều kì diệu của 'cơ chế tự chữa lành'

 Sống lành mạnh, khoa học chính là cách để nâng cao khả năng “tự chữa lành” của cơ thể. (Ảnh: ST)
(PLVN) - Nói đến “cơ chế tự chữa lành” của cơ thể không phải là những luận điểm phản khoa học, trào lưu “thuận tự nhiên” cực đoan đang lan truyền như từ chối can thiệp y tế, thuốc men, vaccine để tự khỏi bệnh. Đây là nguyên lý kì diệu của cơ thể trong quá trình thích ứng với tự nhiên và những liệu pháp khoa học, tôn trọng tự nhiên, không lạm dụng thuốc để cơ thể có điều kiện phát huy hết vai trò “tự chữa lành” của mình.

Khi nào con người mới thực sự “ổn”?

Sự chia sẻ là là điều ý nghĩa trong hành trình cuộc sống
(PLVN) - Người ta thường an ủi nhau rằng: “Mọi việc rồi sẽ qua, mọi chuyện khó khăn rồi sẽ ổn thôi.” Đó là những lời nói đầy hy vọng, mang theo niềm tin rằng thời gian có thể chữa lành tất cả. Nhưng giữa vòng xoay không ngừng của cuộc sống, khi nhìn xung quanh, ta tự hỏi: “Bao giờ thì con người mới thực sự ổn?”

Cùng mỉm cười với Phật

Cùng mỉm cười với Phật
GNO - Không phải ngẫu nhiên nhiều người trên thế giới đều thích trình bày tranh tượng Phật trong nhà dù không phải là Phật tử. Nụ cười Phật góp phần tạo nên không gian thanh tịnh tốt lành.