“Lòng em nhớ tới anh, cả trong mơ còn thức…”

“Lòng em nhớ tới anh, cả trong mơ còn thức…”
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Bài thơ “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh xuất hiện trong đề thi tốt nghiệp dường như rất đúng thời điểm. Cái nhẹ nhàng, sâu lắng và chân thành của một tình yêu thuở xưa “thả” vào đời sống ồn ã, sôi động, yêu nhanh sống gấp những thanh âm trong vắt.

Những ngày này, trong đợt giãn cách, ở nhà nhiều, người ta lên mạng “hóng drama” nhiều quá. Và drama thì cũng xoay đi xoay lại những câu chuyện tình - tiền của người trẻ, của giới nghệ sĩ.

Có chuyện cô nữ diễn viên bị tố yêu, lấy chồng người. Có cô diễn viên khác, hôn nhân là trò đùa với các màn ly hôn - tái hôn liên tục. Có cặp nghệ sĩ trẻ, lúc yêu nhau thì giúp nhau cởi giày, hôn nhau giữa đám đông, nguyện nhảy vào lửa vì nhau. Nhưng chỉ chưa được nửa năm, chia tay, người ta đã thấy hóa ra một trong hai âm thầm yêu thêm một người khác từ… mấy tháng trước.

Cũng có cặp đôi, nàng là “hotgirl”, chàng là đạo diễn, khi yêu thì ngôn tình đắm đuối, sang tận châu Âu cầu hôn nơi thánh đường với hoa hồng, với đủ các màn lãng mạn trong tiểu thuyết. Lấy nhau chưa được một năm trời, họ thi nhau đăng tải video clip “bóc phốt” nhau, đánh ghen, hạ nhục nhau. Rằng nàng thì sống ảo, bịa chuyện, chàng thì ngoại tình, thực dụng… Cuộc hôn nhân trong mơ bỗng chốc trở thành trò cười cho hàng triệu người.

Nhiều, rất nhiều câu chuyện tình mở ra bằng những khung trời mơ mộng, sến sẩm ngôn tình, để rồi kết thúc trong ồn ào, nực cười, bẽ bàng. Truyền hình trong nước, giờ đây cũng không còn khai thác những câu chuyện tình yêu ngọt ngào, say đắm, yêu hy sinh tất cả nữa. Thay vào đó, phần nhiều là những drama lừa lọc, phản bội, dối trá, tham lam, ngoại tình… Dễ hiểu thôi, người đời vốn thích cái gì gay cấn, hấp dẫn, éo le. Cuộc sống bây giờ, nhanh và vội, thực tế và bất trắc, mấy ai còn quan tâm đến những tình yêu sống chết có nhau?

Niềm tin tình yêu giờ đây mong manh đến mức, khi một cặp đôi nổi tiếng đăng tải hình ảnh cầu hôn đầy lãng mạn, xúc động, bên cạnh những lời chúc có cánh, có rất nhiều lời thực tế đến phũ phàng, như: “Để xem sống với nhau được bao lâu mà làm rầm rộ” hay “Làm màu cho lắm rồi cũng bỏ nhau thôi”.

Mới đây, báo chí đăng tải câu chuyện có thật về một người chồng, mùa COVID-19, sợ vợ buồn chán, tự tay làm hẳn một hồ sen trên sân thượng cho vợ ngắm. Câu chuyện lãng mạn nhưng không hợp thời ấy đã nhận về không ít lời dè bỉu: “Thôi, yêu nhau thì khép khép vào, vài hôm bỏ nhau thiên hạ lại lôi bài viết cũ ra cười cho”.

Một phóng sự truyền hình ngắn phỏng vấn cảm nhận của thí sinh sau khi dự thi, cho thấy không ít em chỉ quan tâm đến “trúng tủ” hay “trật tủ”. Nghĩa là, các em phân tích bằng kiến thức mình được học, được ôn, chứ không phải cảm nhận từ chính trái tim mình. Có những em trả lời thẳng thắn là không thấy bài thơ hay, không cảm được tình yêu trong bài thơ. Bởi tứ thơ ẩn ý quá, sâu quá, ví von quá. “Thời này tụi em tỏ tình là phải nói thẳng vào mặt, phải đọc rap cho nhau nghe, nên em thấy bài thơ xa lạ lắm”, một thí sinh phát biểu ở một clip trên mạng xã hội.

Phải rồi, thời nay, ai mà còn tỏ tình với nhau như thế này: “Dữ dội và dịu êm/Ồn ào và lặng lẽ/Sông không hiểu nổi mình/Sóng tìm ra tận bể”. Thời này, người trẻ không buồn nghĩ ra những lời tỏ tình nữa. Họ có sẵn hàng trăm bài hát nhan nhản trên thị trường, có thể tiện tay copy để “thả thính, để nói lên lòng mình như thế này: “Và vẫn cứ thích ăn món cháo lòng/Cháo anh ăn hết, chừa lòng yêu em”; “Vì em đã vô tình cướp con bồ anh đi, và cho anh lại một người bạn đời”; “Nghiện thuốc có thể Lào Cai/Nhưng nghiện em không thể nào cai/Trai hư anh không phải diễn/Nhưng trai tốt anh phải vào vai”… Để rồi, tác giả của những “vần thơ” này vẫn được - hoặc tự xưng tụng mình là “nhà thơ” của giới trẻ.

Một bộ phận người trẻ nghiện và cực kì tâm đắc với những “vần thơ” như thế, bởi nó mới vần làm sao, dễ nghe, dễ nhớ làm sao, mới dễ hiểu làm sao. Không ẩn ý, không sâu xa, cứ huỵch toẹt mới là hợp “trend”.

Nhưng có thật, tình yêu thời nay chỉ toàn những lời tỏ tình thẳng thắn đến sỗ sàng? Câu chuyện tình yêu ngày nay toàn chứa đựng kịch tính, phản bội và bóc phốt? Có thật tình yêu lãng mạn chỉ còn trong “truyền thuyết” của “ông bà ta” một thời xa xưa?

Không đâu nhỉ. Vẫn còn đây đó biết bao câu chuyện tình yêu đẹp như cổ tích. Một cô gái tật nguyền nhưng giỏi giang, duyên dáng, thu hút chàng trai “Tây” bay từ nửa vòng trái đất đến cầu hôn. Một chàng trai mù đầy nỗ lực đã có được tình yêu chân thành của một cô gái lành lặn, xinh đẹp, họ đến với nhau và sống hạnh phúc bất chấp sự ngăn cấm của người nhà, đàm tiếu của chung quanh. Người vợ chăm chồng hàng chục năm, khi anh bị tai nạn lao động, từ một người đàn ông cao ráo, đẹp trai thành một phế nhân gắt gỏng, buồn bực…

Nhiều và nhiều lắm, những cổ tích tình yêu ngoài đời thực của những người từ tuổi trẻ đến trung niên, tuổi già. Dù rằng, cuộc sống ngày nay đã thay đổi, dù rằng nhiều người không còn tin vào tình yêu nguyên sơ đẹp đẽ, dù nhiều người đuổi theo những giá trị thực tế đến thực dụng, đánh đổi tình để lấy tiền bạc, danh vọng. Nhưng tình yêu chân chính vẫn là hạt mầm xanh tươi nở giữa tim người. Từ thời cổ đại cho đến nay, cách yêu có thể sẽ đổi thay, nhưng tình yêu với những rung động và những cảm xúc thật và đẹp nhất, không phải để làm màu hay phô trương.

Nhiều người trẻ ở ngưỡng cửa tuổi 18 “chê”, rằng không thể cảm nổi bài thơ “Sóng”. Nhưng, cũng vài ngày trước, các bạn trẻ lớp 12 nọ đã tự phổ nhạc cho “Sóng”, tự hát và đăng lên mạng xã hội. Âm nhạc trẻ trung, những gương mặt tươi non tuổi vào đời thổi cho bài thơ một sức sống mới, rất mới.

“Con sóng dưới lòng sâu/Con sóng trên mặt nước/Ôi con sóng nhớ bờ/Ngày đêm không ngủ được/Lòng em nhớ đến anh/Cả trong mơ còn thức…”.

Tình yêu của con người cũng như sóng trên đại dương. Dù qua bãi bể nương dâu, những con sóng vẫn ngàn đời xôn xao như thế. Như trái tim con người, còn đập là còn yêu.

Đọc thêm

Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam

Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
(PLVN) - Với mong muốn cung cấp thêm nguồn tài liệu cho những nhà chuyên môn, những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, sinh viên, học viên và bạn đọc quan tâm đến vấn đề, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam” của TS Nguyễn Thị Hạnh.

Sôi động mùa du lịch cuối năm

Tuần lễ Du lịch TP HCM lần thứ 4 năm 2024 diễn ra sôi nổi với đa dạng hoạt động vui chơi, giải trí, ẩm thực, tạo sức hút người dân và du khách. (Ảnh: DNTT)
(PLVN) - Chỉ còn vài tuần nữa sẽ kết thúc năm 2024, đây là thời điểm mùa du lịch, lễ hội chuẩn bị bắt đầu. Ngành du lịch các tỉnh, địa phương đang chuẩn bị hàng loạt các sự kiện, hoạt động hấp dẫn thu hút du khách trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới.

Tạo đột phá để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa

Hai đêm concert của chương trình “Anh trai say hi” và “Anh trai vượt ngàn chông gai” tại TP HCM thu hút hàng chục nghìn khán giả. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - 2024 là năm ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong phát triển công nghiệp văn hóa của Việt Nam. Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, concert của các chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say hi”, chương trình Jazz quốc tế 2024… đã tạo được hiệu ứng tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa.

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong cho rằng, du lịch nông thôn không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn các giá trị cảnh quan, sinh thái, môi trường, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp góp phần thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng giữa người dân nông thôn và đô thị.

Giải Taekwondo Cảnh sát Châu Á mở rộng 2024 tại Việt Nam thành công tốt đẹp

Trao giải tại Lễ bế mạc.
(PLVN) - Ngày 9/12, Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024 đã bế mạc sau 4 ngày diễn ra nhiều giải đấu sôi nổi. Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024 do Bộ Công an đăng cai, Hiệp hội Thể thao CAND Việt Nam và Liên đoàn Taekwondo Cảnh sát thế giới phối hợp tổ chức, diễn ra từ ngày 6 - 9/12 tại Khu liên hợp thể thao tỉnh Quảng Ninh.

Trung tướng Phùng Khắc Đăng- những dòng hồi ức trân quý trong “Những điều còn lại”

Thượng tướng Đỗ Căn - nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (trái) tặng hoa chúc mừng Trung tướng Phùng Khắc Đăng tại lễ ra mắt sách.
(PLVN) - Trung tướng Phùng Khắc Đăng - nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam vừa cho ra mắt cuốn sách “Những điều còn lại”. Nổi bật trong cuốn sách là những ký ức sống động, trân quý về cuộc đời binh nghiệp, về đồng đội, về những chiến dịch, những trận đánh mà ông đã trải qua.

Kiên Giang tăng cường khai thác công nghiệp văn hóa

Những show diễn nghệ thuật mang đậm văn hóa dân gian đã ghi dấu ấn và khẳng định được thương hiệu riêng vốn có của vùng đất Phú Quốc.
(PLVN) - Kiên Giang đang tích cực khai thác các thế mạnh sẵn có để thu hút đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp trong các lĩnh vực công nghiệp văn hóa. Điều này không chỉ giúp phát triển kinh tế - xã hội địa phương mà còn tạo ra những sản phẩm và dịch vụ có giá trị nghệ thuật và xã hội cao.

40 đơn vị lữ hành Trung Quốc khảo sát du lịch Quảng Ninh

Đoàn tìm hiểu thông tin tại Khu du lịch hang động Vũng Đục (TP Cẩm Phả, Quảng Ninh).
(PLVN) - Trong 4 ngày, từ 6-9/12, Sở Du lịch Quảng Ninh chủ trì tổ chức đoàn famtrip gồm 40 đơn vị lữ hành, hiệp hội du lịch Trung Quốc đi khảo sát nhiều điểm du lịch nổi tiếng tại TP Móng Cái, Cẩm Phả, Hạ Long và huyện Vân Đồn, Bình Liêu, mục tiêu kết nối và mở rộng thị trường khách du lịch.

“Đơn giản mà nói”: Cách thiết kế một thông điệp hiệu quả, thu hút

“Đơn giản mà nói”: Cách thiết kế một thông điệp hiệu quả, thu hút
(PLVN) - Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, làm thế nào để lời nói của bạn không chỉ được lắng nghe mà còn đọng lại trong tâm trí người khác? Đâu là bí quyết để thông điệp của bạn trở nên nổi bật trước những đối thủ khác? Cuốn sách “Đơn giản mà nói” (tựa gốc: Simply Put) của tác giả Ben Guttmann sẽ giúp bạn khám phá sức mạnh của sự đơn giản và cách sử dụng nó để truyền tải thông điệp hiệu quả.

Trải nghiệm món ăn đặc sắc của các quốc gia tại Liên hoan ẩm thực quốc tế 2024

Hành trình trải nghiệm ẩm thực tại các gian hàng ẩm thực quốc tế (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Lần đầu tiên, các thực khách được trải nghiệm các món ăn đặc trưng như các loại bánh Doner của Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan, súp thịt Solyanka của Nga, các loại thức uống truyền thống của Venezuela, bánh gối chay Samosa Ấn Độ, các món bún xào trứng, nộm đu đủ Malaysia và nhiều món khác tại Liên hoan ẩm thực quốc tế 2024 tại Hà Nội.