Lời xin lỗi muộn màng 40 năm sau Thế vận hội Moscow 1980

Mỹ đã dẫn đầu một cuộc tẩy chay Thế vận hội Mùa hè 1980 tại Moscow, khiến cho 65 quốc gia từ chối tham gia, nhưng 80 quốc gia khác vẫn đem vận động viên của họ đến đua tài. Ảnh: AFP/Getty Images
Mỹ đã dẫn đầu một cuộc tẩy chay Thế vận hội Mùa hè 1980 tại Moscow, khiến cho 65 quốc gia từ chối tham gia, nhưng 80 quốc gia khác vẫn đem vận động viên của họ đến đua tài. Ảnh: AFP/Getty Images
(PLVN) - 40 năm sau khi Mỹ tẩy chay Thế vận hội Moscow năm 1980, những vận động viên Olympic lỡ hẹn Thế vận hội Moscow 1980 mới nhận được lời xin lỗi từ Ủy ban Olympic và Paralympic Mỹ.

Các vận động viên lẽ ra có thể đại diện cho Mỹ tại Thế vận hội Mùa hè 1980 ở Moscow bây giờ đều đã già, một số đã giải nghệ và một số chỉ còn liên quan chút ít đến sự nghiệp thể thao. Họ đã bị tước mất cơ hội được tỏa sáng một lần trong đời, nhưng suốt 40 năm qua, chưa có một người có chức sắc của chính quyền đưa ra lời xin lỗi chính thức cho những gì mà ngay cả cựu Tổng thống Jimmy Carter, người đã ra lệnh tẩy chay Liên Xô, đã nói là một sai lầm.

Mới đây, vào ngày 19/7, kỷ niệm 40 năm khai mạc Thế vận hội Moscow 1980, giám đốc điều hành của Ủy ban Olympic và Paralympic Mỹ - bà Sarah Hirshland - đã đăng một bức thư như là một lời xin lỗi. Trong bức thư, gửi đến các vận động viên của đội Olympic Mỹ năm 1980, bà viết: “Rất rõ ràng rằng quyết định không cử đội tới Thế vận hội Moscow chẳng những đã không tác động gì đến chính trị toàn cầu mà chỉ làm hại những vận động viên Mỹ đã nỗ lực cống hiến sức lực cho việc hoàn thiện mình và cơ hội đại diện cho nước Mỹ”.

Theo bà Hirschland, sau khi nói chuyện trực tiếp với các vận động viên và đọc những ký ức về trải nghiệm của họ, bà đã thấy rằng việc tẩy chay Thế vận hội 1980 đối với họ là một trải nghiệm đau đớn và sự thất vọng này kéo dài 40 năm.

Bức thư của bà Hirshland.
 Bức thư của bà Hirshland.

Bức thư của bà Hirshland xuất hiện 3 tháng sau khi cựu Phó Tổng thống Walter Mondale đã nhận một phần lỗi. “Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã làm điều đúng đắn”, ông Mond Mondale nói với tờ Wall Street Journal hồi tháng Tư, “Nhưng tôi xin lỗi vì việc đó đã làm tổn thương các vận động viên”.

Một số vận động viên đã không nhìn thấy bức thư Hirshland được đăng trên trang web của Ủy ban Olympic và Paralympic Mỹ và Twitter. Các vận động viên năm 1980 không phai là thế hệ Twitter và cơ sở dữ liệu email không phải lúc nào cũng được cập nhật. Dẫu vậy, theo nhiều vận động viên, lá thư này, cùng với thời gian 40 năm, cũng giúp chữa lành một số vết sẹo trong long và trong sự nghiệp của nhiều vận động viên Olympic Mỹ.

Cuộc tẩy chay năm 1980 diễn ra sau vài tháng ra tối hậu thư và thất bại trong các cuộc đàm phán của cựu Tổng thống Carter. Ủy ban Olympic và Paralympic Mỹ không dám thách thức tổng thống khi ông này đang cố gắng lôi kéo các quốc gia khác tham gia tẩy chay. Cuối cùng, hàng chục quốc gia  đã tham gia tẩy chay. Nhưng trong những thập kỷ tiếp theo kể từ khi đó, các quan chức thể thao quốc tế và nhiều nhà lãnh đạo chính trị đã đấu tranh để ngăn cản các cuộc tẩy chay Olympic, cho rằng chính phủ chủ chỉ hy sinh quyền thi đấu của vận động viên chứ không thể thay đổi chính sách.

Đọc thêm

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

Pháp có Thủ tướng mới

Tân Thủ tướng Pháp Francois Bayrou. Ảnh: REUTERS/TTXVN
(PLVN) - Ông Francois Bayrou, nhà lãnh đạo Phong trào Dân chủ (MoDem), là thủ tướng thứ ba được bổ nhiệm trong chính quyền của Tổng thống Emmanuel Macron.

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024
(PLVN) - Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã được Euromonitor International vinh danh là thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024, nhờ vào kỷ lục đón 32,4 triệu lượt khách quốc tế. Con số này vượt xa thành phố đứng thứ hai là Istanbul, nơi đón 23 triệu lượt khách nước ngoài.