Lối thoát cho hàng trăm doanh nghiệp nhà nước

Nhà nước sẽ nắm giữ không dưới 65% vốn điều lệ tại Tập đoàn Bảo Việt. Ảnh minh họa
Nhà nước sẽ nắm giữ không dưới 65% vốn điều lệ tại Tập đoàn Bảo Việt. Ảnh minh họa
(PLO) - Với việc “bật đèn xanh” cho việc thoái vốn dưới mệnh giá, đồng thời ràng buộc người đứng đầu về việc không đáp ứng được tiến độ cổ phần hóa, Chính phủ đang mở lối thoát cho hàng trăm doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Trong Nghị quyết về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DN vừa ban hành, Chính phủ đã chính thức cho phép các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, DNNN được thoái vốn đầu tư dưới mệnh giá hoặc dưới giá trị sổ sách kế toán của DN sau khi đã trừ đi khoản dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính theo quy định và trên cơ sở phương án thoái vốn đã được chủ sở hữu xem xét, quyết định. 
Đối với việc thoái vốn tại các công ty đầu tư tài chính, các ngân hàng thương mại của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có thể giao các ngân hàng thương mại nhà nước mua lại hoặc chuyển Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm đại diện chủ sở hữu.
Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) được giao xem xét, mua lại các khoản đầu tư ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, công ty 100% vốn nhà nước vào lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng sau khi đã thực hiện các biện pháp nêu tại nghị quyết này mà thoái vốn không thành công và các lĩnh vực khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao. 
Các tập đoàn, tổng công ty, DNNN căn cứ vào tiêu chí phân loại DNNN và vai trò của tập đoàn, tổng công ty đối với phát triển của ngành để xác định tỷ lệ cần duy trì nắm giữ vốn nhà nước nhưng tối đa không quá 65% vốn điều lệ. Trong khi Tập đoàn Bảo Việt, các ngân hàng thương mại cổ phần duy trì tỷ lệ cổ phần nhà nước nắm giữ ở mức không thấp hơn 65% vốn điều lệ thì Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) được  bán quá 35% vốn nhà nước ra bên ngoài.
Trên thực tế, tại Vietinbank, Nhà nước đang chiếm 64,5% vốn điều lệ, Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU) nắm 19,73% vốn. Tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), vốn nhà nước đang chiếm tỷ lệ 77,11% và một cổ đông đối tác chiến lược là Ngân hàng Mizuho sở hữu 15% vốn điều lệ. Trong khi đó, ở Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - “ông lớn” quốc doanh mới nhất vừa niêm yết trên sàn chứng khoán - có tới 95,76% vốn nhà nước. 
Thời gian qua, cùng với khủng hoảng kinh tế, thị trường chứng khoán ảm đạm, tiến trình thoái vốn, cổ phần hóa của các DNNN cũng gần như ngưng trệ, bởi các DNNN một mặt bị hối thúc đảm bảo tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn, mặt khác lại không được làm mất vốn nhà nước mà DN đang quản lý. Mà, để bán được cổ phiếu không dưới mệnh giá, không dưới giá trị sổ sách là “nhiệm vụ bất khả thi” đối với nhiều DN.
Cách đây chưa lâu, việc Vietnam Airlines thoái được khoản vốn đầu tư ở Techcombank đã khiến nhiều DNNN “thèm thuồng”. Trong số gần 370 tỷ đồng thu được, 184,4 tỷ được ghi vào “giá trị ghi sổ kế toán”. Tổng Công ty này còn phải tiếp tục thoái vốn ngoài ngành theo đề án tại 10 đầu mối, trong đó có Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh, Công ty Giao nhận kho vận hàng không, Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ hàng không, France Telecom, Công ty Cổ phần Chứng khoán Hòa Bình, Công ty Cổ phần Bưu chính viễn thông Sài Gòn… để thu về khoảng 104 tỷ đồng trước 31/12/2015.
Hiện nay, nhiều tập đoàn, tổng công ty cũng đang ráo riết xây dựng đề án hoặc bắt tay vào thực hiện đề án để tái cơ cấu, tiến hành thoái vốn nhà nước. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa thoái xong 252 tỉ đồng vốn đầu tư tại ABBank thông qua việc chuyển nhượng 25,2 triệu cổ phiếu cho Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco) và hiện còn nắm giữ 16,02% vốn điều lệ của ABBank (tương tương khoảng 76,8 triệu cổ phiếu), sẽ phải thoái trong thời gian tới. Ngoài ABBank, EVN còn có khoản đầu tư ngoài ngành vào chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, bảo hiểm khoảng 1.100 tỉ đồng.

Đọc thêm

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).

Nỗ lực vượt khó, NHCSXH đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024

Nguồn vốn chính sách đã và đang hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế bền vững.
(PLVN) -  Năm 2024, thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều tỉnh, thành; các hộ nghèo và nhóm yếu thế chịu thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng sự hỗ trợ tích cực từ các bộ, ngành và chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Làm gì để hỗ trợ lao động trước “làn sóng” AI?

AI đã giúp tự động hóa nhiều quy trình, giảm thiểu sai sót và tăng hiệu suất lao động nhưng cũng khiến nhiều công việc truyền thống biến mất. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang thay đổi cách con người làm việc. Bên cạnh cơ hội, AI đặt ra những thách thức không nhỏ đối với người lao động, đặc biệt là nhóm lao động thủ công và những người ít có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau, điều cần làm là triển khai các phương án hỗ trợ người lao động ngay từ bây giờ.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai thăm, làm việc với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai

Quang cảnh buổi làm việc
(PLVN) - Nhằm nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng từ doanh nghiệp, chiều ngày 03/01, tại TP Pleiku, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Chủ tịch HĐQT HAGL Đoàn Nguyên Đức và Tổng Giám đốc Nguyễn Xuân Thắng đã tiếp Đoàn.

Chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đào tạo nguồn nhân lực cho điện hạt nhân cần có sự chuẩn bị hàng chục năm, hoặc hơn trước khi đưa nhà máy điện hạt nhân được đưa vào vận hành. Do đó, việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đang được các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện.

Doanh nghiệp cần lưu ý những chính sách mới của Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần đặc biệt lưu ý các chính sách mới của Singapore, bao gồm quy định về sản phẩm thịt, trứng chế biến và mức phí cấp phép nhập khẩu, nhằm tránh vi phạm quy định sở tại.

Cơ hội rộng mở ở các thị trường FTA

Dệt may, da giày là 2 ngành hưởng lợi khá lớn từ các hiệp định thương mại tự do. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Kim ngạch xuất khẩu (XK) ước tính năm 2024 đạt 403 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2023. Kết quả này được đánh giá đến từ việc hàng hóa Việt Nam đã tận dụng tốt các thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA).