Lợi thế lớn của Đồng bằng sông Cửu Long để có thể phát triển bền vững

Các khách mời dự Tọa đàm.
Các khách mời dự Tọa đàm.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá có lợi thế rất lớn để đạt được mục tiêu phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu của Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, đó là nhờ tiềm năng năng lượng tái tạo dồi dào.

Hôm nay (16/12), Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL): Thuận thiên bền vững, vượt đại dịch” nhằm có cái nhìn tổng thể về mô hình chuyển đổi, phát triển vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến sinh kế của người dân.

3G trọng yếu đối với ĐBSCL

Chia sẻ tại Tọa đàm, ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – NN&PTNT), cho biết, BĐKH trong thời gian qua tác động sâu rộng đến đời sống dân sinh, đời sống kinh tế - xã hội của ĐBSCL. Để giải quyết vấn đề này, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai (PCTT) và Bộ NN&PTNT đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành những chương trình, nghị quyết… đặc biệt là Chiến lược quốc gia về PCTT. Trong Chiến lược có các chương trình, dự án cụ thể.

Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về phát triển kinh tế ĐBSCL… Những chương trình, chiến lược này từng bước đi vào cuộc sống và thực tế chúng ta đang tận hưởng nguồn lực và các hiệu quả từ khoa học, giống mới… để người dân có thể chuyển đổi sinh kế các vùng cho phù hợp, nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất.

Đánh giá chủ trương thuận thiên với Nghị quyết 120 của Chính phủ ra đời rất đúng lúc, GS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ, mong rằng tới đây khi Chính phủ triển khai quy hoạch cụ thể hơn, để đây chắc chắn là thuận thiên. Theo ông, để phát huy hơn nữa tiềm năng của ĐBSCL, nhất là về thủy sản cần 3 yếu tố là nước sạch (nước ngọt sạch, nước mặn sạch), giống và đầu ra. Trong 4 năm qua, thực hiện Nghị quyết 120, chúng ta đã có nhiều bước tiến.

Tuy nhiên, nước mặn sạch cho nuôi trồng thủy sản sẽ khó khả thi hơn vì giá thành cao quá; nước cấp cho nuôi trồng thủy sản và nước thải vẫn sử dụng chung qua các kênh nên gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản; sản xuất giống vẫn nhỏ lẻ và khi sản xuất cũng thải nước thải ra xung quanh, gây ảnh hưởng đến môi trường… Như vậy, trong tương lai 3 vấn đề về nước sạch, giống và đầu ra cho thủy sản vẫn là những vấn đề cần quan tâm.

Qua tổng kết 3 năm triển khai Nghị quyết 120, Chính phủ đã nêu ra 8G để phát triển bền vững ĐBSCL và theo quan điểm của GS Võ Tòng Xuân, cả 8G đều quan trọng, 8G này có thể cho thấy được toàn cảnh của chúng ta. Tổng kết Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về ĐBSCL mới đây cũng đề cập tới 8G.

Nhận định trong bối cảnh đại dịch COVID-19, ĐBSCL là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nên theo ông Nguyễn Đình Thọ, thời gian tới, để bảo đảm thực hiện Nghị quyết 120, phải tập trung một số giải pháp. Trong đó, phải triển khai giải pháp thuận thiên, bảo đảm phù hợp với môi trường.

Đồng thời, đây là giai đoạn cả nước thực hiện Quy hoạch phát triển vùng đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và năm 2050.

Đây là cơ hội xây dựng quy hoạch tích hợp phù hợp hệ sinh thái, bảo đảm phù hợp cảnh quan, tạo thuận lợi cho DN, người dân phát triển liên kết vùng, liên kết TPHCM và Đông Nam Bộ trong thời gian tới.

Trong đó, GS Xuân chỉ ra 3G có vai trò rất trọng yếu, cụ thể: Giao thông rõ ràng là quan trọng nhất, giao thông có thông suốt thì kinh tế mới phát triển. Giáo dục: Đến giờ này chúng ta vẫn có vùng trũng về giáo dục, phổ biến ở vùng sâu vùng xa nên đây là trở ngại phát triển rất lớn.

Gắn kết: Liên kết vùng với nhau có vai trò rất lớn, nhất là qua dịch COVID-19 này, chúng ta thấy nếu không gắn kết thì bà con nông dân rất khó khăn, phải gắn kết người sản xuất với doanh nghiệp thì mới có kết quả tốt được.

Tiềm năng năng lượng tái tạo dồi dào là lợi thế lớn

Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững và thích ứng với BĐKH của Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng, chuyển dịch năng lượng là yếu tố không thể thiếu và ĐBSCL được đánh giá có lợi thế rất lớn để thực hiện mục tiêu này với tiềm năng năng lượng tái tạo dồi dào. Ông Nguyễn Đình Thọ nhấn mạnh, đây là khu vực trọng điểm để Việt Nam có thể đạt được kết quả như Thủ tướng cam kết tại COP26 (giảm mức phát thải ròng xuống bằng 0 vào năm 2050). Đặc biệt thông qua đầu tư công, dẫn đắt đầu tư tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo và truyền tải điện.

Đồng thời xây dựng quy hoạch để khu vực này có thể truyền tải điện cung cấp cho vùng ĐBSCL cũng như khu vực trọng điểm kinh tế phía nam trong thời gian tới. Viện ông Thọ cũng đã kiến nghị Bộ Công Thương hoàn thành quy hoạch điện VIII giúp cho khu vực có thể thực hiện các dự án năng lượng tái tạo bởi năm nay là năm bản lề để các tỉnh khu vực ĐBSCL phát triển quy hoạch tỉnh cho đến năm 2030 tầm nhìn 2045.

Tán thành quan điểm của ông Thọ, GS Trần Thục, Phó Chủ tịch, Hội đồng Tư vấn của Ủy ban Quốc gia về BĐKH, đề xuất, cần đẩy mạnh truyền thông để người người dân cũng như các cấp chính quyền khu vực ĐBSCL hiểu được lợi thế cũng như những việc phải làm. Ông gợi ý, khu vực ĐBSCL có tiềm năng bức xạ mặt trời lớn, nhưng quỹ đất không còn nhiều, do đó, nếu chỉ làm năng lượng mặt trời thì ít hiệu quả kinh tế.

Cách làm hiệu quả là cần kết hợp năng lượng mặt trời với thủy sản, nông nghiệp. Tiềm năng năng lượng gió ở ngoài khơi khu vục này lớn, có thể bước đầu chưa hiệu quả kinh tế, nhưng chúng ta có thể kết hợp sản xuất năng lượng Nitro (năng lượng Nitro rất quan trọng trong tương lai) với phát triển điện gió.

Để giảm phát thải, triển khai có hiệu quả Nghị quyết 120 thì hợp tác quốc tế được xác định là nhiệm vụ quan trọng. Từ đó, ông Nguyễn Đình Thọ,Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, khẳng định, hợp tác quốc tế đóng vai trò đặc biệt quan trọng cho phòng, chống BĐKH của cả nước chứ không chỉ riêng ĐBSCL.

Tuy nhiên, tại khu vực ĐBSCL, với hơn 20 đối tác phát triển, chúng ta đã tận dụng cơ hội quốc tế để cùng với đầu tư công của Chính phủ mở rộng khả năng thích ứng của ĐBSCL ứng phó BĐKH trong giai giai đoạn tới. Đặc biệt hiện nay, Chính phủ đã xây dựng Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch vùng bờ, quy hoạch không gian biển quốc gia. Chúng ta định hướng khai thác năng lượng gió ngoài khơi cũng như năng lượng tái tạo để hỗ trợ khu vực này trong giai đoạn tới từ nay cho tới năm 2030.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.