Lời thề giấu nghề ở làng múa rối

Ông Chính cùng những con trò được cải tiến tăng kích thước
Ông Chính cùng những con trò được cải tiến tăng kích thước
(PLO) -Làng Phú Hòa (xã Bình Phú, huyện Thạch Thất,TP Hà Nội) hàng chục thế kỉ nay là nơi lưu giữ nghệ thuật múa rối nước, cùng tồn tại lời nguyền không ai dám phá vỡ:  Không dạy nghề cho người ngoài, không dạy nghề cho con gái. “Cha truyền, con nối”
 

Sử làng Phú Hòa chép, nghệ thuật múa rối nước xuất hiện đầu tiên ở chùa Thầy (Quốc Oai, Hà Nội) do thiền sư Từ Đạo Hạnh sáng tạo ra. Nhưng làng Ra (nay đổi thành làng Phú Hòa) mới là nơi múa rối phát triển thịnh hành từ thế kỷ 11. Ông Nguyễn Hữu Đoàn (SN 1942), trưởng phường rối làng Phú Hòa cho biết ngôi thủy đình đầu làng là minh chứng cho nghệ thuật múa rối thịnh hành tại đây, được xây để biểu diễn múa rối nước. Đình làng được xây vào thế kỉ 16, đến năm 1992 dân làng đóng góp xây mới ngôi thủy đình khang trang ở trung tâm xã. Trùng hợp rằng cứ cách 5 thế kỉ dân làng lại xây đình mới.

Nghệ thuật rối nước xuất phát sơ khai từ những hình nộm giữ lúa ngoài đồng và các trò chơi dân gian, sau đó dần dần được nâng thành môn nghệ thuật. Hiểu nôm na, múa rối diễn tả lại mọi cảnh sống trên sân khấu nước qua các con rối (con trò). 

Thuỷ đình cổ ở làng Phú Hoà
Thuỷ đình cổ ở làng Phú Hoà

Ở “kinh đô rối nước”, từ xa xưa, những người đứng đầu làng đã đặt ra bộ quy tắc cấm: Cấm dạy nghề cho người ngoài làng, cấm dạy nghề cho con gái, cấm mang con trò ra khỏi đình làng. Ai vi phạm sẽ bị phạt vạ rất nặng gồm thóc, trâu, bò, lợn. Đặc biệt những người phá lệ sẽ bị làng “nguyền rủa” suốt đời. Mục đích lời nguyền nhằm giữ nghề, không để lọt những kinh nghiệm riêng ra bên ngoài. 

Từ trước đến nay người làng chỉ dạy nghề theo kiểu cha truyền con nối, khi nào cha từ giã nghề thì con trai mới được tiếp nối. Quá trình truyền nghề đảm bảo kín kẽ tuyệt đối, người ngoài không thể học lỏm: Trước tiên con trai chỉ nhìn bố làm rồi học theo, tuyệt đối không nói thành lời. Khi đã nắm kiến thức cơ bản, người bố hoặc thầy dẫn học trò vào buồng kín truyền dạy bí quyết khác. “Tổ tiên quan niệm nếu dạy nghề cho con gái, dễ làm lộ nghề ra ngoài khi con gái đi lấy chồng”, ông Đoàn nói. 

Con trò làm bằng gỗ mít
Con trò làm bằng gỗ mít

Lời nguyền giữ nghề vẫn được các thế hệ duy trì đến ngày nay. Phường rối hiện có khoảng 20 thành viên là nghệ sĩ dân gian tập hợp để biểu diễn múa rối trong các lễ hội của làng. Tất cả thành viên muốn vào phường rối phải hội tụ điều kiện sau: Nối nghiệp từ tổ tiên, đam mê nghề, đạo đức tốt.

Ông Nguyễn Hữu Chính (SN 1946, một trong hai người ở làng biết tạc con trò, nắm rõ mọi kĩ thuật múa rối), chia sẻ: Mấy năm trở lại đây, rất nhiều địa phương, đặc biệt là các trường cao đẳng, đại học đến tận nhà mời ông tham gia giảng dạy môn múa rối nước. Khoản tiền thù lao mỗi buổi tiền triệu nhưng ông nhất quyết khước từ. Ông chỉ tham gia lưu diễn chứ không dạy nghề. Tương tự, nhiều cán bộ văn hóa từ địa phương đến TW nhiều lần đến nhà thuyết phục ông tham gia các lớp dạy nghề múa rối nước nhưng ông không thể nhận lời. “Biết là người ta bảo chúng tôi ích kỷ, bảo thủ nhưng lệ làng đặt ra hàng ngàn năm chưa ai dám vi phạm”, ông nói.

Chỉ có ở Việt Nam

Múa rối nước chỉ có ở Việt Nam, nội dung phản ánh mọi sinh hoạt đời sống thường ngày, mô phỏng lại những tích truyện, quá trình chống chọi thiên tai của con người. Điều này tạo điểm khác biệt với múa rối cạn ở các nước phương Tây chủ yếu mô phỏng cảnh chiến tranh. Trong múa rối nước, nghệ sĩ chủ yếu dùng tay, vai, chân, khuỷu tay điều khiển con trò. 

Nghệ sĩ phải dầm mình dưới nước suốt buổi diễn
Nghệ sĩ phải dầm mình dưới nước suốt buổi diễn

Múa rối nước được cho là có kĩ thuật cao bởi nghệ sĩ phải điều khiển hàng chục con trò qua hệ thống dây nối chằng chịt chìm dưới lòng nước. “Mỗi con trò được gắn với mỗi sợi dây nhỏ, các dây nhỏ tập trung về dây trung tâm. Hệ thống dây chìm dưới mặt nước khoảng 30cm. Nghệ sĩ phải dùng tay mò mẫm điều khiển con trò phía trên”, ông Chính giải thích. 

Muốn theo nghề múa rối nước, ngoài năng khiếu, còn cần có đam mê, kiên trì; bởi múa rối dễ gây nhàm chán. Nghệ sĩ cũng phải có kiến thức xã hội rộng để điều khiển cách ứng xử, hành động của con trò trên sân khấu hợp với vai diễn.

Mỗi đoàn rối thường có khoảng 20 người, trong đó phân nửa đảm nhận khâu âm thanh, kĩ thuật trên cạn. Một người giữ vai trò điều khiển chung (tương tự đạo diễn phim), còn lại là những người trực tiếp ngâm mình dưới nước điều khiển con rối. Quyết định thành bại của vở diễn chính là vị “nhạc trưởng”. Theo phong tục từ xưa đến nay, trước khi đi diễn, các đoàn ăn mặc chỉnh tề đến đình làng làm lễ cúng Thành hoàng. Sau đó biểu diễn ở đâu, thắp hương cúng thổ địa nơi đó. 

Trong nghệ thuật múa rối nước, kĩ năng chế tác con trò giữ vai trò quan trọng không kém “nhạc trưởng”. Cấu tạo con trò gồm: Đầu, hai chân, hai tay, thân, và các phần có thể cử động độc lập. Trước đây con trò chỉ nhỏ bằng cổ tay. Tuy nhiên ngày nay người xem ngày càng “khó tính”, thích con rối phải lớn hơn. Ông Chính, người tiên phong tăng kích thước con rối, cho hay: “Làm sao để con trò lớn (cao tới 60cm, nặng cả chục kg) nổi trên nước rất khó. Muốn vậy phải tạo phần đế đủ rộng để giữ cân bằng. Tiếp đó cân chỉnh tạo thăng bằng. Nếu con trò chưa đủ nặng, phải đổ thêm bê tông phía bên trong”.

“Người Phú Hòa còn, múa rối nước còn” 

Làng Phú Hòa chế tác con trò mang đặc trưng riêng. Đó là những con trò chỉ đóng khố, khuôn mặt đầy đặn mô phỏng theo khuôn mặt Phật. Để hoàn thiện một con trò, nghệ sĩ phải mất hàng tuần làm việc liên tục. Các công đoạn chính gồm: Vẽ mẫu, tạc thô, khoét rỗng ruột để gắn dây điều khiển, trang trí ngoại hình. Trong đó khó nhất là công đoạn “thổi hồn” cho khúc gỗ trở thành “diễn viên” trên sân khấu rối nước. Điều cấm kỵ duy nhất là không dùng gỗ mít tạc con rối, bởi quan niệm mít thuộc nhóm gỗ thờ.

Vất vả, kỳ công như vậy nhưng như lời trưởng phường rối trải lòng, nghệ sĩ khó sống bằng nghề múa rối. Ông dẫn chứng, để diễn một vở múa rối cần khoảng 20 người, chuẩn bị trước sân khấu mất vài ngày. Nhưng khoản thù lao bình quân chỉ 100 ngàn đồng/người/vở diễn. Vào mùa lạnh, thợ múa rối chịu cái lạnh thấu xương ngâm mình trong nước điều khiển con trò, phải uống nước mắm, lấy gừng xoa cơ thể chống lạnh. Đó là chưa kể “năm thì mười họa” mới có khách đặt “sô” diễn. Phong trào múa rối cũng “héo” dần theo thời gian. 

Nghề múa rối vất vả, thù lao lại ít nhưng điều đáng  quý là người dân làng Phú Hòa vẫn giữ lửa đam mê, luôn có ý thức gìn giữ nghề truyền thống. Ông Đoàn tự tin khẳng định: “Người Phú Hòa còn, là múa rối nước còn. Sống bằng nghề mới khó, chứ duy trì nghề không khó”. Được biết ông Đoàn, ông Chính và người chú là 3 nghệ sĩ đang được xem xét phong tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú. Đây cũng là cách tri ân những người tâm huyết giữ gìn nghề truyền thống. Tiễn khách ra cổng, ông Đoàn ngâm bài thơ nói về sự vất vả nghề múa rối thay lời chào: 

“Bèo lấm vai, đất lấm chân

Khách xem vẫn thấy xa gần đâu đây

Tâm linh hiện thực giãi bày

Mùi thơm của đất cỏ cây ngàn đời”.

Đọc thêm

Gần 200 tác phẩm tham gia sáng tác âm nhạc “Sáng đạo trong đời”

Gần 200 tác phẩm tham gia sáng tác âm nhạc “Sáng đạo trong đời” (ảnh BTC).
(PLVN) - Trong suốt thời gian phát động sáng tác âm nhạc “Sáng đạo trong đời”, Ban Tổ chức đã nhận được gần 200 tác phẩm âm nhạc được sáng tác giàu cảm xúc và mang giá trị tinh thần sâu sắc. Điều này không chỉ thể hiện tài năng, tâm huyết của các tác giả mà còn là minh chứng cho sự lan tỏa mạnh mẽ của Phật pháp trong đời sống văn hóa và nghệ thuật.

'Cánh chim đầu đàn' của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận có cống hiến to lớn cho nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Được biết đến là người tiên phong trong sáng tác nhạc cách mạng, nhạc sĩ - chiến sĩ Đỗ Nhuận sở hữu kho tàng những tác phẩm âm nhạc cách mạng bất hủ, sống mãi với thời gian. Ngày nay, trong các buổi hòa nhạc hay đêm nhạc tôn vinh trang sử hào hùng và chói lọi của dân tộc Việt Nam, âm nhạc của ông vẫn vang lên như ngọn lửa bất diệt của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành
(PLVN) - MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành vào tháng 12/2024. Đây là dự án âm nhạc mới nhất của nhạc sĩ Lê Minh Phương và đạo diễn Phan Ngọc Trung - được lấy cảm hứng từ ý thơ của nhà thơ Dương Quyết Thắng.

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024
(PLVN) - Theo Trưởng Ban tổ chức Phạm Kim Dung, Kiều Duy được chọn vì sở hữu hình thể cân đối, hài hòa, trí tuệ xuất sắc và đáp ứng tiêu chí của cuộc thi. Cô có tố chất cần thiết để tham gia cuộc thi sắc đẹp quốc tế.

NSND Mai Hoa ra mắt đĩa than “Nốt trầm”

“Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa (ảnh BTC).
(PLVN) - “Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa. NSND Mai Hoa thích hát những bài buồn, nhưng là buồn ánh lên tia hy vọng, ánh lên niềm lạc quan về cuộc sống chứ không phải buồn não nề, bi ai.

"Hoa hậu Việt Nam năm 2024" góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc

Các Hoa hậu: Tiểu Vy, Ngọc Hân, Đỗ Thị Hà, Đỗ Mỹ Linh cùng hội ngộ (ảnh BTC).
(PLVN) - Được thiết kế chuỗi hoạt động giàu tính thực tế, đậm chất nhân văn, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 sẽ góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc, lan tỏa lòng nhân ái và khát khao chinh phục những đỉnh cao mới trong mỗi người dân đất Việt, để từ đó làm "Rạng rỡ Việt Nam".

Nguyễn Mộc An dành Quán quân "Tiếng hát Hà Nội 2024"

Thí sinh xứ Nghệ Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi (ảnh BTC).
(PLVN) - Tối 25/12/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, Chung kết cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024 do Đài Hà Nội tổ chức đã diễn ra với 15 thí sinh tranh tài. Với ca khúc "Lời ru" (sáng tác: Quang Thái) và "Mênh mang một khúc sông Hồng" (sáng tác: Phó Đức Phương), thí sinh xứ Nghệ - Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi.

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam
(PLVN) - Sau giai đoạn thành công với các bộ phim về đề tài gia đình, phim truyền hình Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn khi các mô típ quen thuộc dần trở nên nhàm chán. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của những tác phẩm khai thác các đề tài mới mẻ cho thấy tín hiệu đáng mừng, khẳng định sự cần thiết của một “luồng gió mới” để làm phong phú mảng phim truyền hình và đáp ứng nhu cầu khán giả hiện nay.

Triển lãm “Thiên Quang” - câu chuyện ánh sáng đất trời Thăng Long

Triển lãm truyền tải ý nghĩa về ánh sáng đất trời, tri thức, văn hóa và lịch sử lâu đời đất Thăng Long (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của trời và đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống diễn ra tại khu Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Từ ngày 22/12/2024 đến ngày 25/3/2025

Câu chuyện thoát nghèo của người phụ nữ Mường chinh phục Liên hoan phim quốc tế

Chị Bùi Thị Thu Huyền cầm trên tay hai chiếc cúp danh dự của Liên hoan phim SineMaya 2024. (Ảnh: TYM)
(PLVN) - Những ngày cuối năm 2024, tin vui đã đến khi bộ phim ngắn mang tên “Escaping Poverty: A Story of a Muong Woman Supported by TYM” được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật của chị Bùi Thị Thu Huyền, một phụ nữ dân tộc Mường sống tại Thanh Sơn, Phú Thọ, đã đạt giải tại Liên hoan phim quốc tế SineMaya 2024. Bộ phim gây ấn tượng khi chị Huyền và các thành viên trong gia đình tự đóng vai chính, mang đến cảm xúc chân thực và sâu sắc.

Cuộc đời buồn của 'ông hoàng bolero' Trúc Phương

Những bản nhạc sầu thương đã vận vào đời nhạc sĩ Trúc Phương. (Nguồn: Amnhac.net)
(PLVN) - Nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng khoảng những năm 60 của thế kỷ trước với dòng nhạc bolero uyển chuyển, hấp dẫn. Mỗi câu hát, lời ca của ông đều gắn liền với thân phận con người trôi nổi, đau thương, buồn khổ. Có lẽ, âm nhạc đã vận vào cuộc đời của nhạc sĩ Trúc Phương “chữ tài đi với chữ tai một vần”.