Lời kêu cứu từ cái nôi đào tạo nghệ thuật miền Trung

Trường ĐH Nghệ thuật thuộc ĐH Huế
Trường ĐH Nghệ thuật thuộc ĐH Huế
(PLVN) - Thông tin Trường Đại học Nghệ thuật Huế buộc phải đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn với 21 cán bộ, giảng viên vì không có tiền trả lương khiến dư luận xót xa. Vì sao các thầy cô giáo lại không được sống với nghề sau bao nhiêu năm gắn bó?

Cả năm chỉ tuyển được 47 sinh viên

Ngay sau buổi khai giảng đầu năm học mới, lãnh đạo Trường ĐH Nghệ thuật Huế đã có Quyết định số 45/TB-ĐHNT về việc chấm dứt HĐLĐ với 21 cán bộ đang công tác tại đây. Các cán bộ này thuộc nhiều bộ phận: Phòng Tổ chức hành chính, Đào tạo công tác sinh viên, Khoa học công nghệ - Hợp tác quốc tế, Tổ Kế hoạch - Tài chính, Khoa Hội họa, Khoa Mỹ thuật Ứng dụng và Tổ cơ sở ngành.  

Hai tháng qua các cán bộ vẫn chưa nhận được lương, dù kế hoạch giảm lao động đã “rục rịch” từ hơn một năm trước, nhưng ai cũng bâng khuâng trăn trở. Phòng Tổ chức Hành chính trước đây đã có hai cán bộ tự xin nghỉ việc, giờ lại có thêm 5 người nằm trong diện phải chấm dứt HĐLĐ. 

TS Đỗ Xuân Phú (Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Nghệ thuật Huế) xác nhận, do quá khó khăn về tài chính nên nhà trường đã “hết cách mới dẫn đến tình trạng đáng tiếc này”. “Trường sẽ tuân thủ các quy định theo Luật Lao động, đảm bảo các chế độ với cán bộ, giảng viên, nhân viên thôi việc”, thầy Phú nói.

Theo thầy Phú, trường đã khó khăn từ những năm trước, trong năm học 2016-2017, một số lãnh đạo trường đã phải mang sổ đỏ nhà riêng đi vay ngân hàng lấy tiền trả lương. Việc cắt HĐLĐ nói trên xuất phát từ nguyên nhân việc tuyển sinh của nhà trường giảm sút theo từng năm, dẫn đến không có nguồn thu và ngân sách cạn kiệt. 

ĐH Nghệ thuật Huế mặc dù được xem là cái nôi đào tạo các ngành nghệ thuật của khu vực miền Trung và Tây Nguyên, nhưng nhiều năm trở lại đây nhà trường rất chật vật trong tuyển sinh.

Thầy Phú dẫn chứng, trong năm học 2019-2020, nhà trường chỉ tuyển được 47 sinh viên. Hiện trường đang đào tạo cho gần 250 sinh viên. Trong đó, toàn Khoa Hội họa chỉ có 9 sinh viên/13 giảng viên; Khoa Điêu khắc có 3 sinh viên/5 giảng viên; Khoa Sư phạm Mỹ thuật có 16 sinh viên/13 giảng viên; riêng Khoa Mỹ thuật ứng dụng có số lượng sinh viên nhiều nhất với 218 em/20 giảng viên.

“Hiện trường có tất cả 101 cán bộ, giảng viên, nhân viên biên chế và HĐLĐ. Đối với cán bộ HĐLĐ, nhà trường phải lo chi trả lương, còn cán bộ thuộc biên chế, ngân sách nhà nước chi trả 70% lương, 30% còn lại trường phải cân đối các nguồn thu - chi để đáp ứng. Bình quân mỗi năm, trường được cấp khoảng 6,5 tỷ từ nguồn ngân sách Nhà nước, số tiền này chỉ vừa đủ trả tiền lương và bảo hiểm cho đội ngũ biên chế. Riêng cán bộ, giảng viên, nhân viên HĐLĐ mỗi tháng được trường chi trả lương và bảo hiểm khoảng 100 triệu đồng; mỗi năm 1,2 tỷ. Dù trường đã vận dụng các nguồn thu khác để trả lương cho lao động hợp đồng nhưng mỗi năm vẫn bị âm hàng trăm triệu. Đây là điều bất khả kháng, bản thân lãnh đạo trường cũng buồn và tiếc nuối nhưng không thể làm gì được”.

Trả lời câu hỏi về việc chấm dứt HĐLĐ với một số giảng viên có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo hay không, thầy Phú thông tin thêm: Có 7 giảng viên (trong tổng số 21 cán bộ) sẽ phải chấm dứt HĐLĐ, tuy nhiên không ảnh hưởng đến công tác đào tạo tại các khoa. Bởi hiện sinh viên ở trường rất ít trong khi số giảng viên còn hơn 70 người, vẫn rất dư dả nguồn lực.

Trường cho biết gặp khó khăn trong việc tuyển sinh nên nguồn thu không có
Trường cho biết gặp khó khăn trong việc tuyển sinh nên nguồn thu không có 

Đã xoay xở mọi cách

Được biết, ĐH Huế từng chi 500 triệu để trả lương cho cán bộ hợp đồng từ tháng 1 đến tháng 5/2019. Công đoàn ĐH Huế cũng đã đến làm việc, tìm hiểu sự việc nhưng không tìm ra giải pháp hiệu quả. Đồng thời, trước khi đưa ra quyết định này, Trường ĐH Nghệ thuật Huế cũng đã làm tờ trình xin mượn quỹ lương của ĐH Huế nhưng không được đồng ý. 

Theo lãnh đạo ĐH Huế, vào năm 2017 đơn vị này thông qua Hội đồng ĐH, Đảng ủy, các trường để vận dụng quỹ chung, hỗ trợ 2,5 tỷ cho Trường ĐH Nghệ thuật Huế mượn, ứng trước để trả lương cho cán bộ trước đó vì trường quá khó khăn. Năm 2018, tiếp tục hỗ trợ cho trường giải quyết hai tháng lương cho cán bộ, nhân viên và chế độ Tết, tức là ĐH Huế đã làm hết sức trên mọi phương diện, nhất là tài chính. ĐH Huế cũng giao trường tái cấu trúc nguồn thu cùng nhiều biện pháp khác nhưng không làm được, vì thế trường phải quyết định chấm dứt HĐLĐ với một số cán bộ, nhân viên.

TS Trương Quý Tùng (Phó Giám đốc ĐH Huế) thông tin thêm: “Nhà trường giải quyết vấn đề trên đúng quy định pháp luật và cũng đã trăn trở, vì nếu tiếp tục giữ những lao động đó ở lại, sẽ ảnh hưởng quyền lợi của họ do khó trả lương, trong khi nhiều cán bộ trẻ còn có thể tìm cơ hội khác. ĐH Huế từng nhiều lần đề nghị các Bộ, ban ngành liên quan về cơ chế đặc thù của ngành nghệ thuật nhưng chưa có cơ chế. Mong rằng các Bộ, ngành Trung ương xem xét”. 

Ông Hồ Triều (52 tuổi, ngụ phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, bảo vệ nhà trường thuộc Phòng Tổ chức hành chính) cho biết: “Tôi đã làm việc ở đây gần 24 năm, với bao nhiêu kỷ niệm gắn bó ở ngôi trường này. Giờ già rồi, nghe có thông báo cho nghỉ việc buồn lắm. Chừng này tuổi, tôi không biết đi đâu xin việc nữa. Trường có 2 bảo vệ, 3 vệ sinh tạp vụ thì đợt này đều bị chấm dứt HĐLĐ  cả. Thời gian tới trường có 5 tòa nhà không có bảo vệ và lao công. Dù đã nhận được quyết định nhưng mình vẫn làm việc bình thường vì lương tâm nghề nghiệp”.

Thầy Nguyễn Việt Dũng, Khoa Mỹ thuật ứng dụng đã cống hiến ở trường 21 năm hay thầy Trần Vĩnh Thọ, Khoa hội họa còn 3 năm nữa về hưu; những người này đã cống hiến rất nhiều cho trường, giờ tuổi đã cao, khó mà kiếm được việc làm mới.

Nhiều giảng viên trẻ cho biết, bản thân đã mất rất nhiều thời gian lẫn công sức, tiền bạc để đi học Thạc sĩ ở Thái Lan với hy vọng sẽ được gắn bó công việc lâu dài với nhà trường nhưng giờ đành chấp nhận…

Trường hợp cô Phan Thị Hồng Hà dạy môn Lý luận lịch sử mỹ thuật Việt Nam thuộc Tổ cơ sở ngành. Môn này chỉ cô Hồng Hà và cô Tiềm đảm nhận nhưng cô Tiềm hiện đã đảm nhiệm tới 4 môn không phân công thêm được nữa. Vì vậy, việc chấm dứt HĐLĐ lần này, có ý kiến cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến chuyên môn. 

Vợ chồng thầy Trần Sông Lam (37 tuổi, Khoa Hội họa) và cô Nguyễn Thị Thu Hà (Khoa Cơ sở ngành) đều có tên trong danh sách bị chấm dứt hợp đồng. Cả hai đều là sinh viên xuất sắc được giữ lại trường làm giảng viên và có rất nhiều giải thưởng về sáng tác. Hai vợ chồng bỏ tiền đi học thạc sĩ cách đây không lâu, đang còn nợ và phải ở nhà thuê; nuôi 2 con nhỏ.

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh buổi Hội thảo

Đại học Nha Trang tiên phong trong việc công bố dự thảo phương hướng tuyển sinh đại học từ năm 2025

(PLVN) -  Ngày 5/11, Trường Đại học Nha Trang đã tổ chức Hội thảo “Đổi mới tuyển sinh đại học nhằm thích ứng với chương trình Giáo dục phổ thông mới”. Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Sở GDĐT cùng lãnh đạo Phòng giáo dục Trung học của 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Phú Yên, Ninh Thuận và Khánh Hòa.

Đọc thêm

Nhiệm vụ trọng tâm đổi mới giáo dục

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là chuyện lớn của quốc gia, Đảng và Nhà nước luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, ngày 15/9/1945”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô': Hành trình dạy - học hạnh phúc

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tôn vinh các thầy cô xuất sắc tiêu biểu tại những vùng khó khăn trên cả nước. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Đây là năm thứ 10 Chương trình đồng hành lan tỏa thông điệp dạy học hạnh phúc của các thầy cô trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được 'nâng cấp'

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
(PLVN) - Đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả khác khâu.

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.