Lôi kéo bệnh nhân điều trị ở ngoài khiến 1 bé gái nguy kịch

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM mới thông tin chính thức về vụ việc 1 người tự xưng là nhân viên Bệnh viện Nhi đồng 2 cung ứng dịch vụ vật lý trị liệu tại nhà cho bé gái 1 tuổi. Trong quá trình người này điều trị cho bé gái, gia đình phát hiện trẻ tím tái và nằm bất động trên giường không phản ứng.

Trước đó, Thanh tra Sở Y tế TP HCM nhận được đơn của bà V.X.M tố cáo ông N.Q.T giả danh bác sĩ Khoa phục hồi chức năng của Bệnh viện Nhi Đồng 2 nhận điều trị tại nhà cho con gái của bà là bé L.A.T (sinh năm 2023). Ngay sau đó, Thanh tra Sở Y tế đã làm việc với các cá nhân và đơn vị có liên quan.

Theo lời bà V.X.M, tháng 10/2023, con của bà đang điều trị nội trú tại Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 2 với chẩn đoán viêm phổi, co giật nghi ngờ động kinh. Ông N.Q.T đã vào phòng bệnh, tiếp cận và giới thiệu là bác sĩ, giảng viên của khoa Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng của Bệnh viện. Sau đó, ông N.Q.T và bà V.X.M thỏa thuận ông sẽ giúp tập vật lý trị liệu cho bé L.A.T vào khung giờ cố định tại bệnh viện và tiếp tục điều trị tại nhà sau khi xuất viện. Tổng số tiền gia đình bà M đã thanh toán cho ông T là 37,8 triệu đồng.

Trong đơn tố cáo gửi đến Sở Y tế, bà V.X.M cho biết, ngày 11/3/2024, trong khi ông N.Q.T đang điều trị tại nhà cho bé L.A.T, bà M phát hiện con gái tím tái và nằm bất động trên giường không phản ứng. Gia đình lập tức đưa bé đi cấp cứu lúc 16h cùng ngày và nằm điều trị tại khoa Cấp cứu trong 7 ngày.

Ngày 27/5, Thanh tra Sở Y tế có làm việc với ông N.Q.T. yêu cầu làm rõ những nội dung tố cáo. Ông N.Q.T. cho biết, sau quá trình thực hành tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, ông thường đến đây tiếp cận người nhà các bệnh nhi để tìm hiểu và đề nghị tập vật lý trị liệu cho các bé có nhu cầu.

Từ năm 2018 đến năm 2023, ông T thực hiện tập vật lý trị liệu cho các bé tại các Khoa Nội thần kinh và Khoa Nhiễm tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Tuy nhiên, ông không thừa nhận việc mặc áo blouse và tự xưng là bác sĩ, giảng viên Bệnh viện Nhi đồng 2. Đồng thời, ông T cho rằng, bé L.A.T trở nặng trước khi ông đến tập vật lý trị liệu theo lịch hẹn với gia đình. Ông chỉ có văn bằng tốt nghiệp trình độ chuyên môn trung cấp điều dưỡng, không có chứng chỉ hành nghề Vật lý trị liệu.

Theo báo cáo của Bệnh viện Nhi đồng 2, ông N.Q.T không phải nhân viên của Bệnh viện. Tuy nhiên, trong năm 2018, Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố có cử điều dưỡng N.Q.T tham gia lớp đào tạo “Công tác chăm sóc người bệnh ngoại thần kinh” tại khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ ngày 31/12/2017 đến ngày 31/01/2018. Đồng thời, Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố có báo cáo Bệnh viện có ký hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng với ông N.Q.T vào năm 2017 và ông N.Q.T được cử tham gia lớp đào tạo “Công tác chăm sóc người bệnh ngoại thần kinh” tại khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 2 trong vòng một tháng. Tuy nhiên, Bệnh viện đã có Quyết định số 437 ngày 31/7/2018 chấm dứt hợp đồng lao động với ông N.Q.T kể từ ngày 1/8/2018.

Hội đồng chuyên môn của Bệnh viện đã họp và xác định nguyên nhân tử vong trường hợp này là ngưng tim ngưng thở trước nhập viện, sốc nhiễm trùng từ đường hô hấp, viêm phổi hít, hội chứng nguy kịch hô hấp cấp, hội chứng Pierre Robin...

Ngoài việc tiếp tục củng cố hồ sơ chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra những dấu hiệu vi phạm pháp luật của ông N.Q.T, Sở Y tế TP HCM yêu cầu Bệnh viện Nhi đồng 2 tổ chức tiếp xúc với gia đình bệnh nhi để giải thích về bệnh lý nền, quá trình theo dõi, điều trị trước đó và quá trình tiếp nhận cấp cứu, điều trị khi bệnh nhi trở nặng để gia đình hiểu rõ.

Đọc thêm

Cứu trẻ 13 ngày tuổi bị khuyết tật tim phức tạp

Bác sĩ thăm khám cho trẻ sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An mới can thiệp, cứu 1 trẻ sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh nặng đảo gốc động mạch. Đây là ca mổ đảo gốc động mạch trên bệnh nhi nhỏ tuổi nhất (13 ngày tuổi) và có số cân nặng nhẹ nhất (2,5kg) mà bệnh viện từng phẫu thuật thành công.

Gánh nặng y tế từ thói quen ăn mặn

Thói quen ăn mặn dẫn đến bệnh tăng huyết áp và là nguy cơ chính của các bệnh tim mạch. (Ảnh: Bảo Ngọc)

(PLVN) - Ăn mặn là thói quen phổ biến và khó bỏ của nhiều người dân, tuy nhiên việc lạm dụng gia vị, muối đã và đang gây ra ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe, có nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh.

Khi giám định viên pháp y 'vận công' phá án

Trong những vụ việc giám định, sự cẩn trọng của các giám định viên pháp y là rất cần thiết. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTPYHN)
(PLVN) - Pháp y là lĩnh vực giao điểm giữa luật pháp và y học, liên quan đến vận mệnh của con người, sự thật của vụ việc, niềm tin vào công lý. Ý thức được điều này nên các giám định viên pháp y đều cẩn trọng trong từng hoạt động giám định của mình. Và cứ thế, khi cái thiện và cái ác luôn song hành tồn tại thì cuộc sống này vẫn rất cần đến bàn tay, khối óc của bác sĩ pháp y, để mang lại công bằng cho mọi công dân trước pháp luật.

Cơ hội nâng cao kiến thức chuyên sâu về ngoại khoa cho các cơ sở y tế

Các đại biểu tham dự hội nghị.
(PLVN) - Trong 2 ngày 18 - 19/7, Hội nghị khoa học kỹ thuật chuyên ngành ngoại khoa lần đầu tiên được tổ chức tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận, với sự có mặt của nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các thầy giáo, đội ngũ y bác sĩ đến từ các trường đại học, các bệnh viện lớn trong cả nước.

Tỷ lệ tiêm vaccine chưa đạt đúng tiến độ

Người dân đến CDC Cần Thơ tiêm vaccine ngừa bạch hầu.
(PLVN) - Bộ Y tế cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ tiêm chủng hầu hết các vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng chưa đạt tiến độ, chỉ có vaccine phòng lao, vaccine sởi và vaccine DPT đạt tiến độ theo kế hoạch.

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly
(PLVN) - TS Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đánh giá, tình hình bạch hầu năm 2024 đến nay chưa phải là vấn đề phức tạp, số mắc thấp, các ổ dịch nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thành dịch lớn là thấp. Các địa phương không nên lạm dụng việc cách ly diện rộng...