Theo bác sĩ Lisandra Guilen Arias (Lisa) - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, da kề da là ôm trẻ sơ sinh không mặc quần áo sao cho da trẻ tiếp xúc lớp da trần của mẹ ngay sau sinh. Việc áp da mẹ giúp mang lại nhiều lợi ích cho bé như lưu thông máu dễ dàng hơn, kích thích bú mẹ... Sau sinh từ 30 phút đến một tiếng, mẹ đặt trẻ trên ngực trần.
Duy trì nhiệt độ cơ thể điều quan trọng đối với trẻ sơ sinh, sự chuyển tiếp từ môi trường ấm áp trong tử cung ra môi trường ngoài khiến trẻ rất dễ bị nhiễm lạnh. Ngực của mẹ ấm hơn nhiều so với các vùng khác của cơ thể, chỉ trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc, bé sẽ được làm ấm. Từ đó, thân nhiệt ổn định cũng giúp trẻ thở tốt, tim ổn định.
Áp da là khoảnh khắc tuyệt vời của mẹ và con. |
Không chỉ tốt cho bé, phương pháp này cũng tốt cho người mẹ. Nhiều bà mẹ chia sẻ rằng khoảnh khắc được nghe tiếng bé khóc, đặt con trên ngực, khi đó mọi đau đớn như tan biến.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên được tiến hành sau khi cơ thế mẹ đã được sát khuẩn và phòng sinh phải đảm bảo sự an toàn vô khuẩn tuyệt đối. Khi đó em bé sẽ không bị đe đọa bởi nguy cơ nhiễm khuẩn
Bác sĩ Lisandra Guilen Arias cho biết thêm, trong trường hợp sản phụ cảm thấy không khỏe hoặc thuốc gây mê vẫn còn tác dụng, bố cũng có thể thay thế mẹ để tiếp xúc da kề da với bé nhưng phải đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vô khuẩn. Đây cũng là cơ hội để bố ảm nhận hơi ấm bé, có thể thấu hiểu với khó khăn vượt cạn của người vợ yêu thương.
Nhiều ông bố cũng monng muốn được áp da con lúc bé chào đời. |
Áp da mẹ là một phương pháp khoa học được áp dụng phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên áp da bố chưa được quan tâm và chú trọng. Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc đã giúp nhiều ông bố được trải nghiệm với phương pháp da kề da.
Anh Nguyễn Văn Khoai, Hà Nội chia sẻ: "Tôi biết đến phương pháp áp da này từ lâu rồi nhưng thực sự cảm thấy thắc mắc là tại sao chỉ áp da mẹ mà không áp da bố. Vừa rồi, vợ tôi sinh ở Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc và tôi được trải nghiệm áp da cùng con".
Anh cho biết thêm, việc áp da ngay sau khi con ra đời cũng là một bài học đầu tiên của bố để học cách nâng niu những đứa con thơ, tránh lúng túng khi bế con.