Lợi ích lâu dài

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ngày 18/7 chủ trì cuộc họp Hội đồng thẩm định Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn 2050. Biển chúng ta rộng mênh mông, tại sao vẫn cần thiết phải có quy hoạch?

Việt Nam là quốc gia biển, có bờ biển dài trên 3.260km, diện tích các vùng lãnh hải thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên 1 triệu km2, với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; trên 3.000 đảo và quần đảo khác. Trên 50% dân số sống ở 28 tỉnh, thành ven biển. Biển Việt Nam có nhiều tiềm năng lớn để phát triển kinh tế biển, như giao thông vận tải biển, khai thác và chế biến khoáng sản; khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản, phát triển du lịch biển... Tuy nhiên, không thể chủ quan cứ dựa vào ưu đãi thiên nhiên “rừng vàng, biển bạc”; vì nguồn lợi từ biển cũng không phải “vô tận”.

Hơn nữa, khai thác nguồn lợi từ biển, trong đó có đánh bắt thủy sản, không chỉ vì hôm nay, mà còn phải biết để dành, tái tạo cho muôn đời con cháu mai sau. Bảo vệ môi trường biển, bảo vệ nguồn lợi, có ý nghĩa là bảo vệ không gian sống.

Quy hoạch được xây dựng trong bối cảnh hệ sinh thái biển và nguồn lợi thủy sản trên các vùng biển và vùng nội địa đang bị suy giảm nhanh chóng do các hoạt động khai thác quá mức, thậm chí hủy diệt. Cường lực khai thác thủy sản ngày càng gia tăng, nhất là ở vùng biển ven bờ do lượng tàu còn lớn và vẫn tồn tại việc sử dụng ngư cụ đánh bắt có tính tận diệt (như chất nổ, xung điện, lưới kéo) gây hại lớn cho nguồn lợi thủy sản.

Tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp vẫn tiếp diễn phức tạp, không chỉ trên vùng biển Việt Nam mà đã xảy ra một số vụ ngư dân ra vùng biển quốc tế đánh bắt trái phép, vi phạm IUU... Ngay cả cơ sở hậu cần nghề cá chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, dẫn đến khó quản lý tàu cá cũng như sản lượng khai thác. Công tác tuần tra, kiểm soát chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục dẫn đến tình trạng vi phạm chưa được ngăn chặn kịp thời.

Tài nguyên biển và hải đảo gồm tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật thuộc khối nước biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển, vùng đất ven biển và quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam. Do vậy, Quy hoạch phải bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường của các loài thủy sản, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; bảo tồn đa dạng sinh học, tăng diện tích thủy vực được bảo vệ, bảo tồn tại các vùng biển, vùng nội địa dựa trên cách tiếp cận thận trọng và tiếp cận dựa vào hệ sinh thái.

Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản chính là vì lợi ích cộng đồng; góp phần bảo đảm an sinh xã hội, chia sẻ lợi ích, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc hưởng lợi từ khai thác, sử dụng nguồn lợi thủy sản. Kinh tế biển bền vững phải là kinh tế xanh.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Miền Bắc chuẩn bị chuyển mưa rét

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng từ ngày 12/4, một bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến nước ta. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển lạnh, vùng núi Bắc Bộ có nơi trời rét.

Vì một tương lai có ký ức xanh: Văn hóa ứng xử với thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Mối quan hệ truyền thống hài hòa giữa người Việt và thiên nhiên đang phải đối mặt với những thách thức về môi trường và biến đổi khí hậu. (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Văn hóa ứng xử với thiên nhiên của người Việt Nam được thể hiện qua kho tàng văn hóa dân gian phong phú. Để xây dựng một tương lai có ký ức xanh, việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp về mối quan hệ hài hòa với thiên nhiên cần được chú trọng, tạo động lực mạnh mẽ cho các hành động bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Chung tay cải thiện chất lượng không khí môi trường

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Môi trường ô nhiễm ở một số đô thị, nhất là hai đô thị đặc biệt Hà Nội và TP HCM, đã, đang là vấn đề đáng lo ngại. Lâu nay trên thông tin đại chúng, người dân Hà Nội vẫn được cảnh báo hàng ngày về chỉ số chất lượng không khí (AQI), có những thời điểm cảnh báo AQI xấu và rất xấu, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mọi người.

Bình Định tập trung rà soát nhận diện và đánh giá khả năng áp dụng kinh tế tuần hoàn trên 10 lĩnh vực ưu tiên

Ảnh minh họa
(PLVN) -  UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành văn bản số 428 /TB-UBND thông báo Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn tại cuộc họp nghe báo cáo về Kế hoạch thực hiện Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 23/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035 và Kế hoạch thực hiện Quyết định số 232/QĐ-TTg ngày 23/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập và phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam.

Chủ động phòng ngừa nguy cơ cháy rừng vào mùa khô tại Kon Tum

Lực lượng bảo vệ rừng tuần tra, giám sát tại các khu vực có nguy cơ cháy rừng cao. (Ảnh: Trọng Triển).
(PLVN) -  Chi cục Kiểm lâm Kon Tum cho biết, tỉnh đang bước vào những tháng cao điểm mùa khô năm 2024 - 2025 với diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp; nhiệt độ trung bình năm nay tăng cao hơn mọi năm, các đợt nắng nóng gay gắt kéo dài đã, đang diễn ra tại nhiều địa phương, đặt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trước những thách thức.