Lợi ích của gạo lứt với sức khoẻ

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Gạo là thực phẩm phổ biến tại nhiều nơi trên thế giới, được sử dụng hàng ngày tại Việt Nam. Nguồn gạo chủ yếu được sử dụng hiện nay là gạo trắng được xay xát kĩ, đã loại bỏ lớp trấu và lớp cám bên ngoài.

Theo Bệnh viện K, gạo lứt hay còn gọi là gạo rằn, là gạo mới được bỏ lớp vỏ trấu chưa được xát bỏ lớp cám. Gạo lứt được đánh giá là giàu dinh dưỡng hơn so với gạo trắng xát kĩ về các thành phần như protein, lipid, khoáng chất và một số vitamin nhóm B, vitamin E và Kali.

Theo đó, trong 100g gạo lứt chứa 7.1 – 8.3g đạm; 1.6 – 2.8g chất béo; 73 – 76g đường bột; 0.6 – 1.0g chất xơ; 363 – 385 kcl; 3.5 - 5.3 mg Vitamin B1; 0.04 – 0.14 mg Vitamin B2; 4.4 – 6.2 mg Vitamin B3; 0.66 – 1.86 mg Vitamin B5; 0.9 – 2.5 mg Vitamin E (mg/100g); 120 – 340 mg K.

Ngoài các thành phần dinh dưỡng cơ bản trên, gạo lứt còn chưa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học: hợp chất phenolic là hoạt chất sinh học chính, ngoài ra còn chứa γ-oryzanol và GABA…Nghiên cứu cho thấy ngâm gạo lứt với nước trước khi nấu làm tăng đáng kể hàm lượng tocopherols, tocotrienol và γ-oryzanol so với gạo lứt chưa ngâm. Các hợp chất này đều có hoạt tính chống oxy hoá đã được chứng minh trong ống nghiệm và trên thực nghiệm.

Dự phòng và hỗ trợ đái tháo đường: Nhiều nghiên cứu trên chuột cho thấy các sản phẩm được chế biến từ gạo lứt giúp giảm sự tăng đường huyết sau bữa ăn so với gạo trắng thông thường, giúp chậm rỗng dạ dày, dự phòng đái tháo đường tốt hơn, bảo vệ tế bào beta của đảo tuỵ, cải thiện tình trạng kháng insulin.

Dự phòng béo phì và rối loạn mỡ máu: Lợi ích này của gạo lứt do tác dụng kết hợp của các chất xơ, vitamin, khoáng chất và các hợp chất hoạt tính sinh học khác như GABA, γ-oryzanol, phytosterol, polyphenol, tocotrienol và α-tocopherol. Một nghiên cứu khác về các hoạt chất trong gạo lứt còn cho thấy tác dụng ức chế lipase của tuyến tụy, giảm tích tụ chất béo, giảm nồng độ triglycerid lúc đói, giảm nồng độ acid béo bão hoà nên còn được khuyến cáo sử dụng cho các bệnh nhân béo phì và rối loạn mỡ máu, dự phòng béo phì.

Chống ung thư và giảm viêm: trong nghiên cứu trên chuột, thành phần trong cám gạo giúp giảm nguy cơ ung thư đại tràng, giảm viêm và xơ gan. Chiết xuất PEF có trong gạo lứt ức chế sự biểu hiện gen và interleukin trong các tế bào ung thư đại tràng, có vai trò như 1 chất chống viêm tự nhiên.

Ngoài ra gạo lứt có một số tác dụng khác như: bảo vệ tế bào thần kinh, chống loãng xương, hỗ trợ bệnh nhân mắc Celiac…

Gạo lứt mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên một số người có thể thấy gạo lứt khó ăn hơn. Bởi vậy việc sử dụng gạo lứt hay gạo trắng tùy thuộc vào sở thích và tình trạng dinh dưỡng của mỗi người.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.