Lời hứa

Lời hứa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trời đã nhá nhem tối nó mới đi làm về, sương của màn đêm lạnh toát chỉ đủ bao bọc lên tay chân nó chứ không che lấp được mùi mồ hôi nồng thấm trên áo quần khi nó vất vả cả ngày hè bên ngoài.

Tôi giục nó đi tắm kẻo sương đêm và mồ hôi mà hòa quyện, trái nhiệt dễ sinh đau bệnh. Nhìn bóng dáng đen nhẻm vì giang nắng của nó tôi chợt thấy cuộc sống của hai đứa khác hẳn nhau, dù là hai chị em sinh đôi trưởng thành cùng nhau nhưng cuộc đời của hai đứa lại đi theo hai ngã rẽ. Cho đến bây giờ trong tôi, tôi vẫn luôn có một sự hàm ơn nó sâu sắc.

Ba mẹ mất sớm trong một lần ra khơi, hai đứa nhỏ chúng tôi trở nên côi cút. Tôi còn nhớ khi ấy, em tôi, một đứa trẻ vừa bước qua tuổi mười lăm đã dùng kéo xén đi mái tóc dài mượt của nó mà hùng hồn tuyên bố:

- Chị đừng lo gì cả, em sẽ nuôi chị.

Không hiểu sao tuy lúc ấy tôi phì cười nhưng lời nó nói khiến tôi đáng tin đến lạ. Kể từ lúc ấy, dường như nó luôn cáng đáng hầu hết mọi việc trong nhà, không chỉ là nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa mà ngay cả những việc cần đến những người lớn như điện nước, nó cũng tìm tòi học hỏi rồi về mày mò sửa chữa. Không chỉ vấn đề tiền học hành, ngay cả tiền ăn uống cũng là nó kiếm. Tôi nhớ đêm ấy nhất trong cuộc đời mình, đó là khi chúng tôi cùng viết hồ sơ thi vào đại học, lúc ấy nó đã xé tờ đơn trước mặt tôi cùng tuyên bố:

- Em sẽ không thi đại học, em đã trưởng thành rồi, em muốn đi làm. Nếu cả hai chúng ta cùng đi học sẽ không có đủ tiền, chị thông minh hơn em, chứ em đi học nữa cũng uổng.

Nó cười khì khi nói ra điều đó nhưng tôi biết đó là quyết định trọng đại của cuộc đời hai chúng tôi. Vì khi ấy quả thật kinh tế không đủ để cả hai cùng học tiếp. Hơn nữa vì tôi đã được tuyển thẳng vào trường nên việc học có khả năng hơn. Nhưng ai cũng biết việc đó cũng là việc hệ trọng của cả một cuộc đời. Chúng tôi khi ấy cũng chỉ là những đứa trẻ vừa bước vào tuổi mười tám…

Khi tôi là một cô sinh viên miệt mài trên giảng đường thì nó lại bươn chải ngược xuôi với dòng đời với những công việc tay chân miệt mài ngoài trời nắng. Nó cũng nhảy việc liên tục, việc gì có tiền là nó làm, lúc mới bắt đầu thì rửa chén bát ngoài quán, khi lại xin được vào làm công nhân công ty giày, rồi bị giải thể lại làm chân phụ việc ngoài chợ.

Rồi mọi thứ bắt đầu trở nên khó khăn hơn, khi biết tôi xin đi làm thêm ở một quán ăn gần nhà để đỡ đần nó thì nó giận tôi suốt một tuần liền ép tôi phải nghỉ, nó cứ nghĩ tôi không biết nó đã nhận thêm việc vì tôi bắt đầu đăng kí tín chỉ học nhiều môn hơn. Khi tôi tốt nghiệp, tôi nhanh chóng được nhận vào một công ty cũng khá vì nhiều thành tích thời còn học. Nhiều khi mệt mỏi vì công việc văn phòng nhưng tôi lại ngại vì sợ nó sẽ tủi thân khi ngành nghề chúng tôi khác nhau, nó dường như biết được, dù đi làm về ngày dài mệt mỏi vẫn luôn hỏi han ép tôi kể cho bằng được những gì xảy ra trong ngày.

Em biết chị đang nghĩ gì nhưng năm ấy người đưa ra quyết định là em, sự lựa chọn cũng là của em, em thấy điều tốt nhất thì em làm. Hơn nữa, với em nghề nào cũng là nghề, miễn làm ra tiền và không trái với lương tâm là được. Chị càng sợ em buồn, em tủi thân thì chị mới càng là người coi thường nghề nghiệp em chứ không phải em tủi hổ về chính bản thân mình.

Kể từ bấy mỗi khi mệt mỏi hoặc cả khi nó vất vả chúng tôi vẫn luôn tự hứa sẽ kể cho nhau nghe như san sẻ với nhau mọi thứ không giấu điều gì. Nó cũng là một người rất tinh tế, đôi khi công ty tôi tiếp đãi khách ở khách sạn trùng hợp là ở chỗ nó, mỗi khi chúng tôi bắt gặp nhau nó lại lảng đi như sợ người ta sẽ nhận ra em gái của một trưởng phòng lại là nhân viên dọn dẹp ở một khách sạn. Nhưng những lúc ấy tôi vẫn thường giữ nó lại và giới thiệu là em mình. Sự hi sinh nó dành cho tôi và tôi tự hào về nó như thế nào, tôi không giấu. Mắt nó lấp lánh sự cảm động mà nó không biết được tôi mới là người biết ơn nó nhiều hơn.

Năm tôi ba mươi, tôi lên xe hoa, căn nhà chúng tôi sống chỉ còn lại mình nó. Ngày tôi về nhà chồng nó không khóc dù mắt nó lấp lánh nước, ngay cả việc tới giờ nó vẫn chưa kết hôn cũng là vì nó muốn an tâm chăm sóc cho tôi rồi mới nghĩ đến hạnh phúc của bản thân mình. Đã có nhiều lần khi nó và người yêu quyết định đi đến hôn nhân nhưng rồi vì tôi lỡ dở cuộc đời nó lại thôi. Người đó cũng chờ nó những nửa thập kỉ tròn.

Lên xe rồi, tôi quay đầu nhìn lại, nhìn thấy bóng dáng nó vẫy tay rồi tựa đầu vào vai người đàn ông nó vẫn hằng yêu thương, đột nhiên tôi lại cảm thấy ấm áp. Lời hứa tuổi mười lăm với chị, em đã thực hiện rất vẹn toàn rồi.

Tin cùng chuyên mục

Lời hồi đáp

Lời hồi đáp

(PLVN) - Có những khoảng trống không tên gợi lên nỗi nhớ nhung hoặc tôi cố gắng không nhồi nhét một cái tên vào đó. Vì chỉ cần định hình một cái tên thôi thì có nghĩa mình đã nhớ thương người ta đến mức nào...

Đọc thêm

Sau bão

Sau bão
(PLVN) - Trận bão quét qua làm cây cối ngã quỵ. Vùng vốn nghèo khó nay đối mặt mối nguy sạt lở đất đá. Vì sự cảm thương với bà con mà Hiển ngồi lên chuyến xe này.

Có những kiểu yêu…

Có những mối quan hệ độc hại, đầy rẫy bạo lực và bất bình đẳng nhưng người trong cuộc không dứt ra được, bởi cái cớ “trót yêu”. (Nguồn: FL)
(PLVN) - Lan Anh gục khóc nức nở trên vai bạn. Trên gương mặt cô là đôi mắt sưng húp, không phải do khóc, mà là do một tác động ngoại lực. Bờ môi sưng vêu, tụ máu. Người bạn gái thân thiết nghiến răng: “Đã nói mày bao nhiêu lần, phải bỏ cái thằng vũ phu đó đi, không có ngày nó đánh mày chết, mà mày không nghe”. Lan Anh rấm rứt trong làn nước mắt: “Nhưng tao không bỏ được. Tao yêu ảnh. Ảnh chỉ có tật nóng tính, còn lại rất tốt với tao…”.

Cô gái violon

Ảnh minh họa. (Nguồn: V.H)
(PLVN) - Buông tay khỏi những nốt đàn, Nhật thở dài đứng lên. Người bố đi từ trong phòng ra. Nhìn ánh mắt Nhật, ông nói: “Mới gặp chút khó khăn đã…”. Người bố hiểu tâm trạng con qua tiếng đàn.

Suốt đời học làm thầy

Dẫu cho cuộc sống có đổi thay thế nào, vị trí, vai trò của một người thầy trong xã hội, trong hành trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ là không thay thế được. (Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Những lúc không bận bịu lên lớp hay bài vở, giáo án, anh vẫn thường miệt mài xem gì đó trên điện thoại, soạn gì đó trên máy tính, lúi húi ghi chép gì đó trong quyển sổ tay nhỏ mang bên người. Bạn bè hỏi, anh bảo anh đang học. Bạn bè đôi khi đùa, sao đi làm thầy giáo rồi mà cứ học học nữa học mãi vậy, định học đến giáo sư à? Thì anh chỉ cười thủng thẳng: Sự học là sự nghiệp suốt đời mà.

Những gì còn lại

Hình minh họa. (Nguồn: JV)
(PLVN) - Thi thoảng thầy kể về một câu chuyện nào đó của những năm về trước vô tình tôi bắt gặp hình ảnh của chính mình trong đó, chỉ thế thôi không cụ thể một niềm nhớ nào.

Thống Linh và tôi

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Lúc còn là trẻ con, chắc hẳn ai cũng thích chơi trò cô dâu, chú rể. Chỉ là sau này đến tuổi biết ngại ngùng, người ta mới đâm ra rụt rè trước những lời gán ghép vợ chồng. Tôi cũng chẳng là ngoại lệ, hồi học lớp một, tôi khoái làm cô dâu vô cùng. Một ngày tôi đòi làm đám cưới cả chục lần với thằng Thống Linh hàng xóm. Thống Linh chắc cũng thích làm chồng tôi, vì chẳng bao giờ nó tỏ ra khó chịu trước lời những đề nghị kết hôn trắng trợn ấy.

Bánh đúc không xương

Bánh đúc không xương
(PLVN) - Sau ngày giỗ đầu của mẹ tôi, bố mời mọi người đến họp gia đình. Trong cuộc họp, tiếng ông nội sang sảng quyền lực, tiếng chú Hảo buông bải nước đôi, tiếng cô Hậu thẽ thọt xa xót. Chỉ có tiếng bố trầm lắng nhưng lại như những nhát búa nện vào trái tim đang tuổi nổi loạn của tôi.

Bay lên từ nước

Bay lên từ nước
(PLVN) - Màn đen hun hút, gió thổi rát mặt đêm. Bà Nhường cảm nhận chuyện chẳng lành với đàn cò nên đã gọi con trai dậy, cầm đèn pin ra vườn.

Sài Gòn trong cơn mưa…

Những cơn mưa Sài Gòn thường chọn cho mình giờ rơi khắc nghiệt nhất, ấy là buổi tan tầm.
(PLVN) - Nhiều người hay bảo thích ngắm mưa rơi. Vì nhìn mưa rơi sao mà tươi mát, mà dịu dàng đến thế, như một bản nhạc của đất trời.

Xuyên bão

Tranh minh họa của Văn Học
(PLVN) - Trận bão về sớm hơn thường lệ. Gió ầm ào gào rít như muốn tàn phá tất cả. Ngoài kia, cây cối bị vặn ngả nghiêng, rõa rượi, lá bị bứt xáo xác, bay chíu chít.

Về nhé bạn ơi!

Ảnh minh họa. (Nguồn: N.T)
(PLVN) - Cứ sáng sớm hơn 4 giờ bố sẽ gọi tôi dậy. Vệ sinh cá nhân xong là đi học. Nhà tôi cách trường hơn 10 cây số. Cả làng chỉ có mình tôi đi bộ nên sáng nào cũng vậy, bố đều đi cùng cho tới khi gặp được người đi chợ thì ông mới quay về.

Miền thơ ấu

Ảnh minh họa. (Nguồn: B.T)
(PLVN) - Sáng đi học, chiều vừa chăn bò, cắt cỏ. Nếu không cắt cỏ thì phải vơ lá. Thôi thì đủ các loại lá, lá tre, lá vải, gốc cây ngô, dây bù lào già (cây bí đỏ)… để về làm củi đun.

Báu vật của người già

Ảnh minh họa
(PLVN) - Có một lần, một người bạn của tôi đăng lên mạng thông tin “Tìm bố lạc”. Trong bài viết ấy, bạn nói rằng bố bạn đã bỏ nhà đi mấy hôm nay. Kèm theo thông tin ấy là tấm ảnh một người đàn ông hơn 65 tuổi, trông còn minh mẫn, nét mặt sáng sủa, hiền lành.

Thám tử

Ảnh minh họa - Nguồn: ST
(PLVN) - Gã thích đội mũ nỉ đen, mặc áo ba đờ xuy đen và đeo kính râm mỗi khi ra đường mà không cần biết đó là mùa đông hay mùa hạ.

Gánh hàng rong

Hàng rong gây thương nhớ. (Ảnh: Pinterest)
(PLVN) - Đó là lúc canh khuya sương lạnh, trên con đường vắng tanh, có người mẹ, người chị kẽo kẹt gánh hàng rong ra chợ. Ánh lửa bập bùng từ bếp lò than sáng lên màu hồng tươi trong đêm đen, chuyển động nhịp nhàng theo bước chân chạy lúp xúp, rong ruổi, đánh thức sự sống ngày mới.

Sốt nhẹ

Ảnh minh họa: PV
(PLVN) - Rồi thì trong họ cũng không biết được rằng tình cảm ai nặng hơn: một người vốn luôn vui vẻ, chân thành lại vì một người chỉ cần nhắc đến tên là rơi lệ; và một người vốn lúc nào cũng lạnh nhạt, hờ hững với đời lại trở thành một người lãng mạn, biết quan tâm. Tình yêu muôn loại, ta sẽ không thể nào biết được toàn tâm, toàn ý vì một người hay thay đổi vì một người, cái nào sâu nặng hơn.

Giọt thu

Tranh minh họa: Nguyễn Văn Học
(PLVN) - An đến khi những cơn mưa mùa thu vẫn lất phất gõ đều trên mái hiên gỗ. Quán nằm trong con hẻm nhỏ. Giàn hoa phong sương vẫn biêng biếc lá. Bao năm rồi, quán vẫn cũ kỹ nằm nghe tàu lửa chạy sầm sập qua. Những bản tình ca cũng da diết như ngày nào. Chỉ có người ta sẽ trôi vào guồng quay bất tận của thời gian rồi dần dà thay đổi, chứ cái quán này muôn đời vẫn vậy, trừ khi ông lão họa sĩ mất đi mà thôi.