Lời giải nào cho “bài toán” kháng kháng sinh?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Tình trạng kháng thuốc kháng sinh đã và đang trở thành mối lo ngại lớn của ngành y tế Việt Nam. Tại các bệnh viện, số bệnh nhân mang trong mình vi khuẩn kháng kháng sinh đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt ở các trẻ nhỏ. 

Nguyên nhân không chỉ từ sự thiếu hiểu biết của các bậc phụ huynh mà còn từ sự thiếu trách nhiệm của chính các bác sĩ. Đây là điều rất nguy hiểm bởi khi kháng kháng sinh sẽ khiến cho việc điều trị bệnh không những không  khỏi mà ngày càng nghiêm trọng hơn và dễ mắc thêm những bệnh mới. 

Mẹ “nhắm mắt” cho con uống kháng sinh

Nhiều người có thói quen uống thuốc ngay khi cơ thể có những biểu hiện bất thường về sức khỏe. Đối với trẻ em khi có những triệu chứng ho, sốt thì được bố mẹ cho sử dụng kháng sinh ngay. Trong khi đó, các hiệu thuốc luôn sẵn sàng bán kháng sinh cho người bệnh với cả số lượng lớn, nhỏ mà không cần đơn thuốc của bác sĩ. Để rồi, ngày nay mọi người vẫn thường bắt gặp là hình ảnh những ông bố, bà mẹ nay đưa con đi khám nơi này, mai đưa con đến nơi khác mà vẫn không giải quyết được những vấn đề đơn giản như ho, hắt hơi, sổ mũi…

Đây là điều báo động, bởi Việt Nam được xếp vào một trong những quốc gia có tỷ lệ kháng thuốc cao trên thế giới. Tình trạng kháng thuốc đang gây nên những hậu quả nặng nề mà một trong những nguyên nhân đó xuất phát từ việc sử dụng kháng sinh bừa bãi. Lời giải nào cho bài toán kháng kháng sinh vẫn chưa có đáp án và đang làm các chuyên gia y tế đau đầu.

Tại Khoa Nhi của Bệnh viện Bạch Mai, nhiều bệnh nhi được thử kháng sinh đã cho kết quả kháng tất cả các loại kháng sinh thông thường, bác sĩ đành phải có biện pháp kết hợp nhiều loại kháng sinh và kê liều cao hơn. Theo phân tích của các chuyên gia y tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh. Song đối với trẻ em, nguy cơ nhiễm vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh càng cao và nguy hiểm hơn. Đơn cử như thói quen lâu nay nhiều phụ huynh tự ra các cửa hàng mua thuốc cho con mà không theo đơn của bác sĩ. Bên cạnh đó, việc dùng không đủ liều, ngừng thuốc giữa chừng không chỉ làm bệnh của trẻ không khỏi mà có thể nghiêm trọng hơn. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các bé bị nhiễm vi khuẩn kháng thuốc. 

Hiện nay, việc sử dụng kháng sinh bừa bãi không chỉ xảy ra ở nông thôn mà ngay cả các thành phố lớn, dân trí cao người dân vẫn có thói quen ngại đến bệnh viện và tự mua thuốc kháng sinh. Nhiều cha mẹ cứ nghĩ mỗi khi con sốt, hắt hơi liền vội vàng chạy ra hiệu thuốc mua vài liều kháng sinh cho con uống nhưng thực tế bằng cách làm đó có rất nhiều người đang hại con mà cứ nghĩ rằng mình đang làm đúng. Thậm chí, không ít người vốn cho rằng trẻ em là người lớn thu nhỏ, người lớn dùng gì thì trẻ em dùng nấy, với một liều thuốc có thể dùng chung cho cả hai, trẻ em chỉ cần bớt liều nhẹ đi là cũng sẽ khỏi bệnh. Họ không biết rằng hành động này của mình vô tình đẩy mạnh tình trạng kháng kháng sinh ở Việt Nam ngày càng tăng lên. Do mỗi đối tượng có độ tuổi khác nhau, thể lực khác nhau,... nên liều lượng thuốc được bào chế khác nhau. 

Mới đây, con chị Nguyễn Thị Huyền (Mỹ Đức, Hà Nội) bị ho, sốt cao liên tục. Sau một ngày điều trị thuốc tại nhà, thấy con vẫn sốt li bì, chị đưa con tới khám ở Bệnh viện Nhi Trung ương. Bác sĩ chẩn đoán cháu bé bị viêm họng, kê đơn thuốc về điều trị tại nhà. Sau hai ngày uống thuốc, bước sang ngày thứ 3 đột nhiên cháu bé lên cơn ho dữ dội, liên tục trong khoảng 1h đồng hồ không cắt cơn cùng biểu hiện mặt tím tái. Chị Huyền hoảng sợ vội đưa con vào khám tại một bệnh viện đa khoa gần khu vực chị đang sinh sống. Tại đó, sau khi xem thuốc của cháu nhỏ, một nhân viên y tá của bệnh viện thắc mắc tại sao số thuốc con chị uống bác sĩ kê lại không có bất kỳ loại kháng sinh nào. Qua câu chuyện đó, có thể thấy không chỉ mỗi người dân mà ngay chính đội ngũ y, bác sĩ vẫn đang lạm dụng và sử dụng không đúng thuốc  kháng sinh. Và càng các bệnh viện tuyến dưới tỷ lệ lạm dụng kháng sinh càng cao. 

Cần có những giải pháp đồng bộ

Trên thực tế, thuốc kháng sinh chỉ được dùng để điều trị bệnh nhiễm khuẩn chứ không trị được những bệnh nhiễm virus (cảm cúm). Hơn 30 năm trong nghề, PGS Nguyễn Tiến Dũng - Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai từng đau xót nhìn bệnh nhân ra đi chỉ vì bệnh rất đơn giản do vi khuẩn gây nên nhưng kháng sinh vô tác dụng trong trường hợp này. Đây thực sự không còn là vấn đề nhỏ mà theo PGS Dũng đây thực sự là hồi chuông cảnh báo đến các bậc cha mẹ. Có trường hợp, cháu bé được cha mẹ đưa đến với triệu chứng viêm hô hấp trên nhưng nhanh chóng chuyển thành viêm phổi cấp vì các triệu chứng méo mó do người nhà đã dùng thuốc kháng sinh từ trước nên khi đến viện bác sĩ cũng rất khó chẩn đoán. 

Để giảm bớt tình trạng có vi khuẩn kháng thuốc và sự lan truyền vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh ở trong bệnh viện, theo các chuyên gia vấn đề kiểm soát nhiễm khuẩn và chiến lược sử dụng kháng sinh hợp lý là hai vấn đề rất quan trọng. Phải phát hiện, sàng lọc, cách ly phù hợp nhân viên y tế cũng như người nhà người bệnh, phải tuân thủ chiến lược phòng ngừa trong tiếp xúc. Điều quan trọng là vấn đề kiểm soát kháng sinh. Muốn làm được điều này phải nâng cao nhận thức của mỗi một bác sĩ trong vấn đề sử dụng kháng sinh hợp lý. Cụ thể, việc kê đơn ngoại trú cũng như kê đơn nội trú và chiến lược sử dụng kháng sinh phải luôn phù hợp với những đặc điểm của vi khuẩn, vi sinh trong bệnh viện đó, khoa phòng đó. Tuy nhiên, để thật sự làm tốt các chiến lược này vẫn là một việc làm dài hơi chứ chưa thể giải quyết ngày một, ngày hai. 

Do đó, một trong những nguyên tắc sử dụng kháng sinh hàng đầu mà mỗi bác sĩ cũng như bậc cha mẹ đều phải nắm rõ đó là chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn. Không điều trị kháng sinh khi không có bệnh nhiễm khuẩn, ngay cả khi người bệnh yêu cầu, phải lựa chọn đúng kháng sinh thích hợp với loại bệnh. Một người bác sĩ, để có thể chữa bệnh cứu người, để kê được đơn thuốc cho bệnh nhân phải học tập, rèn luyện rất nhiều. Chỉ những bác sĩ giàu kinh nghiệm mới được nhiều bệnh nhân tin tưởng trao gửi tính mạng, sức khỏe của mình. Vậy nên, việc của bác sĩ hãy để họ làm, các bậc cha mẹ hãy là những ông bố, bà mẹ thông thái đừng làm thay bác sĩ, đừng tự ý mua thuốc, tự điều chỉnh đơn thuốc để rồi nguy hại đến sức khỏe của con mình.

Đọc thêm

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.

Các bác sĩ xuyên đêm phẫu thuật lấy tạng từ bệnh nhân chết não, giúp “tái sinh” 4 cuộc đời

Các bác sĩ xuyên đêm phẫu thuật lấy tạng từ bệnh nhân chết não, giúp “tái sinh” 4 cuộc đời
(PLVN) - Rạng sáng 24/10/2024, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tiến hành ca phẫu thuật lấy tạng của người hiến sau khi chết não và ghép 2 thận cho 2 người bệnh suy thận tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Các tạng còn lại gồm tim và gan được chuyển đến ghép cho 2 người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

1 ca tử vong do cúm A/H1, Bộ Y tế khuyến cáo

Một trường hợp nhiễm vi rút cúm A nguy kịch từng điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, TP HCM) - Ảnh: XUÂN MAI
(PLVN) - Bệnh cúm A/H1 thường diễn biến nhẹ, nhưng cũng có thể biến chứng nặng dẫn đến tử vong. Thời điểm giao mùa hiện nay là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh cúm này phát triển.

Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật

Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long. (Ảnh: Tùng Đinh)
(PLVN) - Cục Thú y, Viện Thú y và Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) phối hợp đồng tổ chức Hội thảo "Từ nghiên cứu đến chính sách: Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại Việt Nam" trong 2 ngày 17 - 18/10/2024 tại Quảng Ninh.

‘Gỡ khó’ cho chị em phụ nữ khi bước vào tuổi trung niên

Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học "Liệu pháp Nội tiết Mãn kinh".
(PLVN) - Theo ông Đinh Anh Tuấn, Vụ Trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế), suy giảm nội tiết dẫn đến tiền mãn kinh và mãn kinh là quá trình sinh lý trong cuộc đời bất cứ người phụ nữ nào. Thế nhưng mọi người không nên có ý thức “cam chịu”, bỏ qua và không quan tâm đến vấn đề đó...

Bệnh ho gà ở Hải Dương có xu hướng gia tăng

Cán bộ Trạm Y tế phường Hoàng Tân, TP Chí Linh tiêm vắc xin có chứa thành phần phòng bệnh ho gà cho trẻ nhỏ (ảnh sở Y tế tỉnh Hải Dương)
(PLVN) - Theo thông tin từ sở Y tế tỉnh Hải Dương, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh này vừa ghi nhận thêm 3 trẻ mắc ho gà. Như vậy, từ đầu năm đến nay, Hải Dương đã có 41 trường hợp mắc ho gà, trong khi cùng kỳ năm ngoái không có ca nào.