Lời giải nào cho bài toán “100% học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế”?

Tham gia BHYT, HSSV được hưởng nhiều quyền lợi về chăm sóc sức khỏe
Tham gia BHYT, HSSV được hưởng nhiều quyền lợi về chăm sóc sức khỏe
(PLO) - Học sinh, sinh viên (HSSV) là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), với  ý nghĩa là nhóm đi trước trên lộ trình BHYT toàn dân, nhưng đến nay vẫn còn khoảng 6,5% HSSV chưa tham gia, cho thấy còn không ít khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách này. 

“Phao cứu sinh” cho học sinh, sinh viên

BHYT thực sự đã là “phao cứu sinh” cho gia đình chị Trần Thu Hằng (Ba Đình, Hà Nội). Con chị khi học lớp 3 đang chạy nhảy ở sân trường bỗng dưng ngất xỉu, đưa đi cấp cứu thì hóa ra cháu bị bệnh tim, phải mổ gấp, viện phí lên tới hàng trăm triệu đồng. Nhưng rất may là cháu có thẻ BHYT nên đã được chi trả 80%, gia đình chỉ lo thêm hơn 20 triệu đồng. “Hai vợ chồng đều là viên chức, nhà còn đi thuê, nếu lại vay mượn thêm cả trăm triệu đồng chắc còng lưng trả nợ” - chị Hằng cho biết. Sau sự việc trên, chị Hằng lập tức tham gia BHYT cho tất cả thành viên trong gia đình, đồng thời vận động anh em bạn bè người thân tham gia BHYT để được nhận những ích lợi của chính sách này.

Còn em Phan Bùi Hữu Ân (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) bị bỏng, loét được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực An Khê, thời gian nằm viện lên đến 134 ngày. Nhờ tham gia BHYT nên chi phí phẫu thuật, điều trị được bảo hiểm chi trả hơn 840 triệu đồng. Số tiền trên đã hỗ trợ rất nhiều cho gia đình em trong giai đoạn khó khăn.

Trong năm học 2017-2018 vừa qua, Quỹ BHYT cũng đã thanh toán chi phí khám chữa bệnh (KCB) cho 237 trường hợp HSSV với số tiền từ 200 triệu trở lên. Đáng chú ý, một học sinh trú tại quận Lê Chân, TP Hải Phòng cũng được Quỹ BHYT chi trả lên đến 1,8 tỷ đồng. Được biết, học sinh này bị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, phải dùng thuốc chuyên khoa, đặc trị, trong đó có thuốc Kedrigamma. Nhờ tham gia BHYT, nên qua quá trình điều trị 6 đợt tại Viện Huyết học - Truyền máu TW, học sinh này đã được chi trả với số tiền như trên, trong đó riêng tiền thuốc Kedrigamma được BHYT thanh toán khoảng 720 triệu. 

HSSV luôn là một trong những đối tượng được quan tâm hàng đầu trong xây dựng chính sách và phát triển BHYT. Khi tham gia chính sách này, HSSV không chỉ được Nhà nước hỗ trợ 30% kinh phí mua thẻ, mà còn được hưởng rất nhiều quyền lợi khác. Đáng chú ý, có nhiều HSSV không may mắn mắc trọng bệnh, chi phí điều trị lớn vượt quá khả năng chi trả của gia đình, tuy nhiên nhờ tham gia BHYT nên phần lớn chi phí điều trị đã được quỹ BHYT chi trả, giảm bớt gánh nặng và các em được cứu chữa kịp thời.

Bên cạnh việc được chi trả khi đi KCB tại các cơ sở y tế, khi tham gia BHYT, HSSV còn được hưởng các quyền lợi thông qua công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nhà trường như sơ cấp cứu, xử lý ban đầu khi bị tai nạn thương tích, các bệnh thông thường trong thời gian học tập… 

HSSV có thể bị thiệt thòi do sự thiếu quyết liệt của các cơ quan hữu trách

Chính những ưu việt và sự thiết thực đó mà thời gian qua, BHYT HSSV đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của toàn xã hội, sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Chính phủ. Từ đó, công tác BHYT HSSV luôn được tổ chức thực hiện hiệu quả với sự phối hợp giữa các ngành BHXH, Giáo dục và Đào tạo, Y tế. 

Tuy nhiên, tính đến hết năm học 2017-2018, tỉ lệ HSSV tham gia BHYT đạt khoảng 93,5%, tương ứng khoảng 16,5 triệu em. Như vậy, với ý nghĩa là nhóm đối tượng đi trước trên lộ trình BHYT toàn dân, đến nay vẫn còn khoảng 6,5% HSSV chưa tham gia cho thấy, vẫn còn không ít những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách này. 

Nói về những bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, ông Trần Đình Liệu – Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam - cho biết: Mặc dù Luật BHYT quy định BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc toàn dân, nhưng lại chưa có chế tài bắt buộc tham gia nên quá trình tổ chức thực hiện gặp không ít khó khăn. Tại một số tỉnh, thành phố tỷ lệ tham gia của nhóm này vẫn còn thấp hơn nhiều so với tỷ lệ bình quân chung của cả nước. 

Theo ông Liệu, bên cạnh nguyên nhân do một bộ phận HSSV và phụ huynh chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tính ưu việt, nhân văn, sự cần thiết của BHYT thì cũng có nguyên nhân do tổ chức thực hiện của các cơ quan liên quan chưa thật tốt. Một số cơ quan BHXH chưa thật sự sâu sát trong quá trình triển khai, do vậy chưa tham mưu kịp thời và hiệu quả cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong chỉ đạo thực hiện công tác này. Một số Sở GD&ĐT các tỉnh, Phòng GD&ĐT các huyện, quận chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm chỉ đạo triển khai BHYT học sinh tại các nhà trường, chưa quan tâm thích đáng đến công tác y tế trường học. Tại một số cơ sở giáo dục bậc đại học, cao đẳng, chỉ liệt kê số tiền đóng BHYT HSSV vào các khoản thu đầu năm học mà thiếu đi công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật BHYT cho HSSV…

Còn bà Nguyễn Thị Nghĩa – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT - cho rằng: Hệ thống y tế trường học (YTTH) vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là thiếu cán bộ y tế chuyên trách tại các cơ sở giáo dục. Việc tuyển dụng nhân viên y tế trong nhiều năm qua gặp nhiều khó khăn, một số địa phương bố trí nhân viên y tế không đúng quy định về trình độ chuyên môn, thậm chí có nơi không bố trí nhân viên y tế, ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe HSSV, ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống dịch bệnh trong nhà trường…

Tìm giải pháp tiến tới bao phủ 100% BHYT HSSV trong năm học 2018-2019

Ông Trần Đình Liệu – Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam – cho biết, để thực hiện mục tiêu 100% HSSV tham gia BHYT, ngoài nỗ lực của ngành BHXH, cần sự vào cuộc mạnh mẽ và trách nhiệm hơn nữa của các cơ quan liên quan. Trong thời gian tới, BHXH Việt Nam sẽ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp tục phối hợp chặt chẽ với ngành GD&ĐT từ Trung ương đến địa phương thực hiện một số nội dung: Giao chỉ tiêu tỷ lệ tham gia BHYT của HS đối với từng cơ sở giáo dục, đưa tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và việc chấp hành pháp luật của HSSV đảm bảo năm 2018 đạt 100% HSSV tham gia BHYT. Thực hiện thu BHYT HSSV theo đúng quy định, cơ sở giáo dục thu tiền đóng của HSSV theo phương thức linh hoạt 3 tháng, hoặc 6 tháng, hoặc một năm một lần nộp vào quỹ BHYT… Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật BHYT đến HSSV và các bậc phụ huynh thông qua Đoàn Thanh niên, Hội SV, Đội Thiếu niên tiền phong… 

Theo ông Nguyễn Minh Triết - Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, ngành BHXH cần có nhiều giải pháp hơn nữa trong công tác truyền thông, phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn và ngành GD&ĐT trong việc tuyên truyền tới HSSV về lợi ích thiết thực của việc tham gia BHYT tại các địa điểm thường xuyên tổ chức hoạt động cho HSSV. Đồng thời, tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là hệ thống đài truyền thanh, các trang mạng xã hội, trang thông tin điện tử của tỉnh/thành đoàn, đoàn các trường trên địa bàn. Bên cạnh đó, cần thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành giữa ngành giáo dục và đào tạo, BHXH và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thường xuyên kiểm tra, giám sát để kịp thời ban hành văn bản chỉ đạo, đôn đốc các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động HSSV tham gia BHYT toàn dân.

* Bà Nguyễn Thị Nghĩa – Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: 

Xử lý nghiêm các đơn vị thiếu trách nhiệm 

Phấn đấu đạt chỉ tiêu 100% HSSV tham gia BHYT, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các sở GD&ĐT, các trường đại học, học viện, cao đẳng và trung cấp sư phạm thực hiện các giải pháp: Một là, tăng cường công tác truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức cho HSSV và cha mẹ HSSV về chính sách, pháp luật BHYT, về lợi ích và trách nhiệm khi tham gia BHYT… Hai là, tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra và tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách BHYT, sử dụng nguồn kinh phí trích lại từ quỹ BHYT dành cho công tác y tế trường học… Ba là, tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất nâng mức cho vay đối với SV, đặc biệt là đối tượng SV có hoàn cảnh khó khăn nhưng không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, tạo điều kiện để các em có nguồn kinh phí trang trải học tập cũng như được chăm lo sức khỏe thông qua việc tham gia BHYT… Bốn là, xử lý nghiêm các đơn vị thuộc quyền quản lý, nhất là người đứng đầu thiếu trách nhiệm trong việc tổ chức, thực hiện Luật BHYT, cũng như công tác y tế trường học. Khen thưởng, biểu dương kịp thời những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác BHYT HSSV.

* Ông Lê Văn Khảm - Vụ trưởng Vụ BHYT, Bộ Y tế: 

Tiếp tục củng cố, phát triển hệ thống y tế trường học

Sức khỏe của HSSV là yếu tố quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực của đất nước nên việc đầu tư hợp lý cho công tác YTTH là yêu cầu cấp thiết. Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho HSSV tại trường học phải đảm bảo tiếp cận toàn diện, có đủ cơ sở vật chất, môi trường xã hội lành mạnh, đủ điều kiện về nhân lực và vật lực, truyền thông giảm thiểu các nguy cơ sức khỏe giúp học sinh phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Vì vậy, việc tiếp tục củng cố, phát triển hệ thống YTTH và chất lượng hoạt động YTTH cần được quan tâm và đầu tư đúng mức từ kinh phí nhà nước, từ Quỹ BHYT và từ sự tham gia của cộng đồng xã hội.

Tin cùng chuyên mục

Căn nhà ông Cảnh liền kề công trình đang được phá dỡ. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Sở Xây dựng Hà Nội: Kiểm tra xác minh phản ánh “tháo dỡ công trình gây hư hại nhà hàng xóm”

(PLVN) - Liên quan đơn thư của ông Nguyễn Trọng Cảnh (ngụ ngách 23, ngõ 82, phố Chùa Láng, quận Đống Đa, TP Hà Nội) phản ánh nhà liền kề phá dỡ gây mất an toàn, ảnh hưởng tài sản, kết cấu nhà mình; đại diện Sở Xây dựng cho biết đã thực hiện kiểm tra, xác minh cũng như hỗ trợ UBND quận Đống Đa giải quyết theo thẩm quyền.

Đọc thêm

Tiếp vụ dấu hiệu gian dối trong một hồ sơ khai tử tại Quận 8 (TP HCM): Cần giám định chữ ký trong bộ hợp đồng chuyển nhượng tài sản

Tiếp vụ dấu hiệu gian dối trong một hồ sơ khai tử tại Quận 8 (TP HCM): Cần giám định chữ ký trong bộ hợp đồng chuyển nhượng tài sản
(PLVN) - Sau khi PLVN có bài viết “Dấu hiệu gian dối trong hồ sơ khai tử “đại gia” nổi tiếng quận 8, TP HCM”, nhiều độc giả quan tâm, thắc mắc, đặt câu hỏi “chết thực tế ngày 20 nhưng gian dối khai tử lùi ngày thành 27/12 để làm gì?”. Đây cũng chính là vấn đề mà một số người liên quan sự việc đã có đơn đề nghị cơ quan chức năng làm rõ.

Hà Nội: Thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Hội nghị công bố Quyết định của UBND Thành phố thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí .
(PLVN) - Ngày 20/11/2024 , UBND Thành phố quyết định ban hành Quyết định số 6037/QĐ-UBND thành lập “Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của UBND thành phố Hà Nội” do đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố làm Trưởng Ban Chỉ đạo.

Sự việc thu hồi đất thực hiện dự án nuôi trồng thủy sản Cảnh Long (Thanh Hóa): Trả lời của UBND TX Nghi Sơn

Sự việc thu hồi đất thực hiện dự án nuôi trồng thủy sản Cảnh Long (Thanh Hóa): Trả lời của UBND TX Nghi Sơn
(PLVN) - Báo PLVN vừa nhận được Văn bản 4148/UBND-GPMB của UBND TX Nghi Sơn gửi Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa báo cáo, trả lời Báo PLVN về giải quyết đơn thư của ông Lê Ngọc Thách (ngụ tổ dân phố Nam Châu, phường Hải Châu) theo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 11186/UBND-TD ngày 2/8/2024.

Tiêu chuẩn khám sức khoẻ lái xe từ năm 2025

Ảnh minh hoạ
(PLVN) - Bộ Y tế mới ban hành Thông tư số 36 ngày 16/11/2024 quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; cơ sở dữ liệu của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.

Công trình trụ sở TAND huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh): TAND tối cao cho biết 'việc lập dự toán dự án bảo đảm đúng pháp luật'

Công trình trụ sở TAND huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh): TAND tối cao cho biết 'việc lập dự toán dự án bảo đảm đúng pháp luật'
(PLVN) - Liên quan đến phản ánh của bạn đọc cho rằng có dấu hiệu nâng khống hóa đơn trong việc thi công dự án xây dựng mới trụ sở làm việc TAND huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh): mới đây, TAND tối cao đã có Văn bản 312/TANDTC-KHTC phản hồi Báo PLVN, cho biết, việc lập dự toán của dự án đã bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Chủ đầu tư căn cứ trên kết quả thẩm tra, thẩm định của các bên liên quan để phê duyệt dự toán, tổ chức đấu thầu. Không có dấu hiệu nâng khống giá trong việc lập dự toán xây dựng công trình.

Cần chế tài mạnh hơn với hành vi liên quan ma túy

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Hậu quả của ma túy, “ngáo đá”, là vấn đề nhức nhối trong xã hội bấy lâu nay. Một minh chứng rõ ràng tang thương mới nhất là vụ án xảy ra ở một tỉnh phía Nam cuối tháng 10/2024, khi một cháu bé 14 tuổi đi bán vé số, vô cớ bị một đối tượng tấn công tử vong ngay trên đường.

Một số vấn đề liên quan dự án khu phố chợ Chiên Đàn (Quảng Nam): UBND huyện Phú Ninh trả lời

Dự án khu phố chợ Chiên Đàn. (Ảnh: Anh Huy)
(PLVN) - Dự án khu phố chợ Chiên Đàn (xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh) được UBND tỉnh Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư tại Công văn 6754/UBND-KTN ngày 4/12/2017. Dự án do Cty CP địa ốc Newland Quảng Nam làm chủ đầu tư với diện tích khoảng 9,8 ha, tổng số 328 căn (đất ở chia lô), quy mô dân số khoảng 1.600 người.

Đưa người đi lao động nước ngoài trái phép sẽ bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - "Lợi dụng tâm lý những người có hoàn cảnh khó khăn, muốn đi lao động ở nước ngoài, một số đối tượng đăng thông tin trong các hội, nhóm trên mạng xã hội để tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài “việc nhẹ lương cao”. Những đối tượng có hành vi vi phạm trên sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?" - bạn Minh Anh (Sơn La) hỏi. 

Bà Trương Mỹ Lan đề nghị thi hành án chủ động để khắc phục hậu quả: Cục THADS TP HCM chuyển đơn đến TAND Cấp cao

Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên tòa đang diễn ra. (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) - TAND Cấp cao tại TP HCM đang mở phiên phúc thẩm xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm trong giai đoạn 1 vụ án xảy ra tại Cty Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị có liên quan. Trước đó, ngày 23/10/2024, bà Lan đã có đơn gửi Cục Thi hành án Dân sự (THADS) TP HCM đề nghị THA chủ động để khắc phục hậu quả vụ án.

Sau thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động có phải nhận lại người lao động không?

Luật sư Nguyễn Quang Tâm.
(PLVN) - Bạn Duy Khang (Hải Phòng) hỏi: Do tình hình sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên công ty tôi muốn tạm hoãn hợp đồng với một số người lao động (NLĐ). Xin hỏi, thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động (HĐLĐ) được quy định thế nào? Sau thời gian tạm hoãn HĐLĐ công ty có phải nhận lại NLĐ không?

Chi nhánh VPĐKĐĐ Thủ Đức (TP HCM): Một số vấn đề cần làm rõ trong một hồ sơ đăng ký biến động đất đai

Liên 1, biên nhận 375 và biên nhận 376 có chữ ký, dấu vân tay tên bà Mai nhưng bị tẩy xóa.
(PLVN) - Bà Ngô Thị Mai (SN 1967) cho rằng, là người nộp hồ sơ đăng ký cập nhật biến động căn nhà vừa mua nhưng Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Thủ Đức (TP HCM) lại trả kết quả cho chủ cũ, dẫn đến bà không nhận được sổ đỏ và tài sản. Trong khi đó, Chi nhánh VPĐKĐĐ cho rằng trả kết quả đúng quy định.

UBND xã Chàng Sơn (Hà Nội) bị phản ánh vi phạm khi tháo dỡ công trình: UBND huyện Thạch Thất ra kết luận

Công trình vi phạm của ông Trường bị UBND xã Chàng Sơn cưỡng chế phá dỡ khi chưa thiết lập đầy đủ hồ sơ xử lý vi phạm hành chính. (Ảnh: Bạn đọc cung cấp)
(PLVN) - UBND huyện Thạch Thất (Hà Nội) vừa có Văn bản 13/KL-UBND kết luận nội dung tố cáo Chủ tịch UBND xã Chàng Sơn cho tháo dỡ công trình vi phạm trên đất ruộng phần trăm (đất nông nghiệp dùng cho mục đích công ích - NV) khi chưa thiết lập đầy đủ hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính; là tố cáo đúng.

Mô hình “Hội - Đoàn - Trường” phối hợp tuyên truyền, giáo dục: Học sinh hào hứng học kỹ năng sống được nhận quà

Sáng 11/11, tại các trường học trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục Luật Giao thông đường bộ, kỹ năng sống đã được tổ chức.
(PLVN) - Sáng 11/11, gần 2.000 học sinh Trường tiểu học Nguyễn Văn Tây, P Bình Chiểu, TP Thủ Đức (TP.HCM), sôi nổi tham gia tiết học An toàn giao thông và phòng chống đuối nước, đồng thời được nhận những phần quà hấp dẫn. Đây là hoạt động thiết thực từ sự phối hợp thú vị theo mô hình “Hội - Đoàn - Trường” giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường Bình Chiểu và Ban giám hiệu Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tây.