Lời giải cho thắc mắc 'thi hài Bác là thật hay tượng sáp'

Vào Lăng viếng Bác.
Vào Lăng viếng Bác.
(PLVN) - Nhiều người dân đi viếng Bác khi thấy thi hài Bác trong Lăng rất đẹp đã thắc mắc đó là thi hài Bác thật hay tượng sáp. Thiếu tướng Cao Đình Kiếm - Chính uỷ Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cho biết: “Đến nay đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ của Việt Nam đã học tập, nghiên cứu, làm chủ hoàn toàn công nghệ giữ gìn thi hài Bác. 50 năm qua, thi hài Bác được bảo quản rất tốt, chòm râu, mái tóc vẫn còn nguyên”.

Công nghệ giữ gìn thi hài là một lĩnh vực mới mà trên thế giới chỉ có Liên Xô (cũ) và hiện là Nga có. Vận dụng công nghệ này cũng chỉ có Việt Nam giữ gìn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và Triều Tiên giữ gìn thi hài lãnh đạo Kim Nhật Thành cùng con trai nhà lãnh đạo này là ông Kim Jong Il.

Chính ủy Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh Cao Đình Kiếm cho biết: “Thành công lớn nhất và xuyên suốt 50 năm qua của Bộ Tư lệnh là dù trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào, nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hoàn thành xuất sắc”.

Thiếu tướng Cao Đình Kiếm kể, việc gìn giữ thi hài Bác diễn ra qua nhiều giai đoạn. Trong đó, 6 năm đầu mang tính quyết định. Ngày 23/8/1969, trước tình hình sức khoẻ của Chủ tịch Hồ Chí Minh yếu đi, Liên Xô cử chuyên gia sang cùng Việt Nam bàn cách gìn giữ thi hài. Lúc 9h47 ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh trút hơi thở cuối cùng.

Việc gìn giữ thi hài Bác được giao cho các chuyên gia Liên Xô cùng tổ y tế đặc biệt của Việt Nam. Khi Bác mất, có ý kiến do điều kiện chiến tranh, khí hậu, kinh tế Việt Nam khó khăn nên phía bạn đề xuất đưa thi hài Bác về Liên Xô. Tuy nhiên sau đàm phán, ta đã quyết định để thi hài Người tại Việt Nam và Liên Xô sẽ hỗ trợ.

“Đây là nhiệm vụ mới, chưa có tiền lệ, điều kiện Việt Nam nhiệt đới gió mùa, nóng lạnh thất thường nên càng khó khăn”, Tướng Kiếm nói và cho biết, từ năm 1969 - 1975, việc gìn giữ thi hài Bác được tổ chức ở K9. Do điều kiện chiến tranh, thiên tai, thi hài Hồ Chủ tịch đã có 6 lần di chuyển. Lần đầu từ Hà Nội lên Ba Vì, lần cuối từ Ba Vì về Lăng ngày 18/7/1975. 

Ngày 29/8/1975, Nhà nước khánh thành Lăng và tổ chức lễ viếng. Thiếu tướng Cao Đình Kiếm cho biết: “Hàng ngày, thi hài Bác phải tiếp xúc với ánh sáng, khí hậu nên yêu cầu bảo vệ, gìn giữ rất nghiêm ngặt. Đội ngũ y tế phải luôn duy trì thông số về nhiệt độ, độ ẩm vì hanh khô hay ẩm ướt quá cũng không được”.

Sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam lại phải bảo vệ biên giới Tây Nam, phía Bắc, trực tiếp ảnh hưởng đến việc đảm bảo an ninh thi hài Bác. Cuối thập niên 1980, tình hình Đông Âu, Liên Xô khó khăn. Năm 1991, Liên Xô sụp đổ, toàn bộ chuyên gia ở Lăng rút về nước, nguồn viện trợ vật chất không hoàn lại bị cắt.

Việc này đặt Việt Nam vào tình thế tưởng chừng không thể để Lăng hoạt động được nữa. Trong bối cảnh đó, lực lượng bác sĩ, kỹ thuật của Việt Nam từng bước khắc phục khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ.

Sau nhiều năm đàm phán, năm 2004, phía Nga đã đồng ý chuyển giao công nghệ và phối hợp pha chế dung dịch đặc biệt tại Việt Nam. Đến nay, ta đã 15 lần pha chế thành công dung dịch đặc biệt sử dụng trực tiếp cho việc giữ gìn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Từ thành công đó, năm 2018, đơn vị tiếp tục hợp tác xây dựng cơ sở kỹ thuật và sản xuất thành công bộ quần áo đặc biệt cho Bác. “Tới hiện nay, chúng ta đã xây dựng được dây chuyền sản xuất bộ quần áo này và bàn giao cho Tổng cục Công nghiệp quốc phòng quản lý, vận hành phục vụ cho nhiệm vụ giữ gìn thi hài Bác”, ông Kiếm thông tin.

Đây là những bước tiếp theo quan trọng đánh dấu quá trình chuyển tiếp và khẳng định Việt Nam có đủ khả năng làm chủ vững chắc tiến tới làm chủ hoàn toàn nhiệm vụ gìn giữ lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Công tác nghi lễ được hình thành từ ngày mở cửa Lăng và được bổ sung hoàn thiện, đổi mới trong nhiều năm qua. Đặc biệt, từ ngày 19/5/2001, đơn vị thực hiện trang nghiêm nghi lễ chào cờ hàng ngày trước Lăng Bác; ngày 18/5/2014, đơn vị phối hợp với Đoàn Nghi lễ Quân đội tổ chức nghi thức mới phục vụ Lễ viếng cấp Nhà nước, qua đó tạo ấn tượng và tình cảm tốt đẹp đối với nhân dân và khách quốc tế, góp phần bồi đắp thêm niềm tự hào, tự tôn dân tộc trong mỗi người dân Việt Nam.

Theo Chính ủy Bộ Tư lệnh Lăng, việc tổng kết 50 năm nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh năm nay nhằm đấu tranh phản bác luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. 

Từ năm 1975 đến nay, đơn vị đã đón tiếp và phục vụ chu đáo, an toàn trên 57 triệu lượt người, trong đó có hơn 9 triệu khách quốc tế đến viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; phục vụ hơn 2.500 đoàn tổ chức sinh hoạt chính trị tại Lăng; phục vụ chiếu phim giới thiệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh cho gần 32 ngàn đoàn; tặng Huy hiệu Bác Hồ cho 214.565 đại biểu…

Tại Khu di tích K9, từ năm 1998 đến nay, đã đón tiếp, phục vụ an toàn hơn 40 ngàn đoàn với trên 3 triệu lượt khách đến tưởng niệm Bác Hồ và tham quan Khu di tích. Từ ngày 19/5/2017, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, đơn vị đã tổ chức đón thêm khách quốc tế vào tham quan Khu di tích K9.

Đọc thêm

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' bậc học mầm non

Cô và trò Trường Mầm non Tuổi hoa Cầu Giấy - Hà Nội. (Ảnh minh họa - Nguồn: Web trường)
(PLVN) - Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tham mưu và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Công tác tham mưu có vị trí, vai trò rất quan trọng trong mỗi cơ quan và được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tham mưu là công việc khó, để hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ làm công tác tham mưu phải chủ động, nắm tình hình từ “sớm”, từ xa, có đầu óc “sắc” sảo, nhạy bén, vững “chắc” ngay trong bản lĩnh chính trị và nhiệm vụ được giao, và phải đi “sâu”, đi sát vào đời sống cán bộ và quần chúng nhân dân. Đó chính là “Sớm – Sắc – Chắc – Sâu”.