Lợi dụng việc san gạt, hạ cốt nền để bán tài nguyên

Hàng loạt xe nối đuôi nhau vào lấy đất, sau đó nhanh chóng vận chuyển ra khỏi khu vực khai thác
Hàng loạt xe nối đuôi nhau vào lấy đất, sau đó nhanh chóng vận chuyển ra khỏi khu vực khai thác
(PLVN) - Thời gian gần đây, một số hộ dân ở khu 7, xã Hà Lộc, TX Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ lợi dụng việc san gạt, hạ cốt nền đã tự ý khai thác tài nguyên ngoài phạm vi cho phép và bán đất tràn lan, nhằm thu lợi bất chính.

Báo Pháp luật Việt Nam liên tiếp nhận được thông tin phản ánh của nhiều người dân ở khu 7, xã Hà Lộc, TX Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ về việc nhiều hộ dân tại đây đã lợi dụng việc san gạt để hạ cốt nền bán đất trái phép, ảnh hưởng đến môi trường, giao thông đi lại.

Sau khi tiếp nhận phản ánh, PV Báo Pháp luật Việt Nam đã có buổi xác minh thực tế tại hiện trường và ghi nhận cảnh tượng hiện ra trước mắt là rất nhiều máy múc cùng hàng vài chục chiếc ô tô trọng tải lớn di chuyển vào khu vực Đồi Nhà Mụ đang thực hiện khai thác đất.

Từng mét đất đang bị những chiếc máy múc thản nhiên khai thác, hàng loạt xe nối đuôi nhau vào lấy đất, sau đó nhanh chóng vận chuyển ra khỏi khu vực khai thác. Hoạt động này đã ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân khu vực do xe trở đất không được che chắn đất vương vãi ra đường, ngày mưa thì đường lầy lội, ngày nắng thì bụi bặm.

Khu vực Đồi Nhà Mụ đang thực hiện khai thác đất
 Khu vực Đồi Nhà Mụ đang thực hiện khai thác đất

Một số hộ dân ở khu 7, xã Hà Lộc, bức xúc cho biết: “Hoạt động khai thác đất đã diễn ra rầm rộ ở đây suốt một thời gian dài, mỗi ngày có vài trăm lượt phương tiện liên tục ra vào chở đất đi ra ngoài. Xe cộ đi lại không che chắn rơi vãi ra đường bụi bay mù mịt, họ tưới nước ít lắm gần như là không có. Người dân ở đây vừa bị ô nhiễm tiếng ồn do máy móc khai thác, vừa ô nhiễm môi trường chả biết bao giờ người dân ở đây mới hết khổ. Dân như chúng tôi chả biết kêu ai, phản ánh đến chính quyền địa phương nhưng đều không nhận được câu trả lời. Cũng không thấy có cơ quan chức năng nào vào kiểm tra xử lý việc khai thác này”.

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Minh Lợi Chủ tịch UBND xã Hà Lộc cho biết: “Tại khu vực đồi Nhà Mụ việc san gạt, hạ cốt nền là được UBND thị xã Phú Thọ cấp phép từ năm 2018, đất lấy làm đường của thị xã Phú Thọ.

Diện tích đất san gạt là đất nông nghiệp của các hộ dân do ông Bùi Huy Cử đại diện xin cấp phép san gạt. Vấn đề phản ánh của người dân về khói bụi ô nhiễm môi trường thì Chủ tịch xã Hà Lộc xác nhận là có nhận được”.

Ông Bùi Đức Hưng, cán bộ công chức địa chính xã Hà Lộc cũng cho biết thêm: “Các thủ tục giấy tờ của nhà nước về cơ bản là đầy đủ, có thể thiếu một vài đầu văn bản nhưng không phải là quá nghiêm trọng. Về mốc giới chúng tôi không cắm cọc bê tông, mà xác định mốc bằng biện pháp xác định của tôi, chứ đâu phải cứ đóng cái cọc bê tông, cọc tre mới là mốc giới. Chúng tôi chỉ xác định những chỗ nhạy cảm có thể trong quá trình làm biến dạng mặt bằng dân lấn sang hoặc dân cho rằng không rõ ràng.”

Như vậy, rõ ràng chính quyền địa phương không hề có biện pháp giám sát, kiểm tra hoạt động san gạt, hạ cốt của người dân theo giấy phép. 

Khi phóng viên đề nghị được tiếp cận đến thủ tục cấp phép san gạt hạ cốt thì UBND xã Hà Lộc chỉ cung cấp được văn bản số 875/ UBND-TNMT ngày 27/8/2019 về việc cho phép ông Bùi Huy Cử tiếp tục san gạt mặt bằng, hạ cốt nền đói với đất nông nghiệp tại Đồi Nhà Mụ Lớn, khu 14, xã Hà Lộc, thị xã Phú Thọ. Còn về biên bản bàn giao mốc giới, cam kết bảo vệ môi trường,… thì ông Trần Minh Lợi không cung cấp được.

Có hay không việc việc buông lỏng quản lý của UBND xã Hà Lộc để cho người dân tự do lợi dụng việc san gạt hạ cốt nền để khai thác tài nguyên đất vận chuyển ra ngoài tiêu thụ nhằm những mục đích ngoài phạm vi cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.  Đề nghị cơ quan chức năng sớm vào cuộc, xử lý nghiêm tránh tình trạng trên, làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức có liên quan .

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa: Ngọc Nga

Đợt rét này kéo dài ở miền Bắc đến ngày nào?

(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia nhận định, do tác động của không khí lạnh, ngày 30/3-4/4, Bắc Bộ có mưa vài nơi; riêng phía Đông Bắc Bộ gần sáng 30/3 -1/4, đêm và sáng có mưa nhỏ rải rác, trời rét. Từ ngày 3/4 trở đi, tại Bắc Bộ đêm và sáng trời rét...

Đọc thêm

Kêu gọi đầu tư dự án Nhà máy xử lý rác tại Côn Đảo

Kêu gọi đầu tư dự án Nhà máy xử lý rác tại Côn Đảo
(PLVN) -Ngày 25/3, lãnh đạo Sở Tài chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết vừa gửi đi thông báo kêu gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước đăng ký tham gia thực hiện Dự án Nhà máy xử lý rác Côn Đảo tại huyện Côn Đảo – một dự án mang tính cấp thiết trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững cho khu vực đảo tiền tiêu của tỉnh.

Nhiều hồ thủy lợi ở Kon Tum khô cạn

 Một hồ thủy lợi chỉ còn vài vũng nước nhỏ tại Kon Tum. (Ảnh: Trọng Triển)
(PLVN) - Nhiều hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh Kon Tum hiện đã trong tình trạng báo động vì cạn kiệt nguồn nước, ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp và cuộc sống người dân địa phương.

Mang Yang (Gia Lai): Xe chở nông sản gây ô nhiễm

Tình trạng khói bụi, ô nhiễm từ trạm cân nông sản đặt cạnh Trường Mẫu giáo Đê Ar. (Ảnh: Nguyễn Luật)
(PLVN) - Theo phản ánh của người dân, thời gian gần đây trên địa bàn xã Đê Ar, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai thường xuyên xảy ra tình trạng thu mua, vận chuyển nông sản gây ô nhiễm môi trường, hư hỏng đường sá. Đặc biệt, nhiều phụ huynh của học sinh tại Trường Mẫu giáo Đê Ar bức xúc khi trạm cân nông sản đặt gần trường dẫn tới ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn.

Cháy lớn tại Bắc Kạn, đe doạ hàng nghìn m2 rừng

Vụ cháy xảy ra tại thôn Nà Dì, xã Dương Quang, thành phố Bắc Kạn (Ảnh: Báo Bắc Kạn)
(PLVN) - Một vụ cháy rừng nghiêm trọng xảy ra tại thôn Nà Dì, xã Dương Quang, thành phố Bắc Kạn, thiêu rụi nhiều diện tích rừng trồng của người dân địa phương. Đến cuối giờ chiều nay, ngọn lửa vẫn chưa được khống chế.

Tối nay, 22/3, hưởng ứng Giờ Trái đất để lan tỏa lối sống tiết kiệm năng lượng

Tối nay, 22/3, hưởng ứng Giờ Trái đất để lan tỏa lối sống tiết kiệm năng lượng
(PLVN) - Trong bối cảnh nguồn tài nguyên năng lượng ngày càng khan hiếm, việc chuyển dịch sang lối sống xanh không chỉ giúp giảm chi phí sinh hoạt mà còn góp phần bảo vệ môi trường và xây dựng tương lai bền vững. Thủ đô Hà Nội là một trong những nơi tiên phong và tích cực hưởng ứng chiến dịch này nhằm lan tỏa thông điệp về tiết kiệm năng lượng và sống xanh.