Lời dạy của Bác về xây dựng gia đình hạnh phúc

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLVN) - Cách đây 72  năm, ngay sau Cách mạng Tháng 8 thành công, năm 1947 Bác Hồ đã viết cuốn sách “Đời sống mới” có nội dung cốt lõi là mỗi người  phải “cần, kiệm, liêm, chính trong 7 công việc “ăn, mặc, ở, học hành, sức khỏe, việc làm, đi lại”, với mục đích rõ ràng “làm cho mỗi người, mỗi gia đình được hạnh phúc”. 

Sau ngày giải phóng, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) TPHCM đã đột phá, đi đầu trong cả nước với cuộc vận động “Xây dựng đời sống mới ở địa bàn dân cư” theo lời dạy của Bác Hồ, bắt đầu từ việc xây dựng nhà ở cho người nghèo. 

Trong vòng 6 tháng, 20 căn nhà được hoàn thành mà đối tượng được hưởng là những người nghèo sống trong những túp lều rách nát, gồm cả bà cụ 80 tuổi đi xin ăn. Sau đó Ủy ban Trung ương (UBTƯ) MTTQ Việt Nam (VN) đã tổ chức phổ biến mô hình ra cả nước và hàng trăm ngàn căn nhà được xây dựng (riêng ở quận Bình Thạnh còn xây dựng 300 căn nhà cho cán bộ hưu trí và gần 600 căn cho những người nghèo).

Tuy nhiên, sau đó xuất hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa “thuộc ngành văn hóa của chính quyền” và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng văn hóa ở khu dân cư” thuộc MTTQ với nhiều chồng chéo, bất cập. Ngoài ra, từ Trung ương đến cơ sở lại có Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa của ngành văn hóa (mà Mặt trận là thành viên)... cũng gây ra nhiều bất cập, bệnh thành tích, bệnh hình thức. 

Từ sự phản ứng của MTTQ, của các tầng lớp nhân dân trong cả nước, UBTƯ MTTQVN đã đổi tên “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” thành “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, Đô thị văn minh”. Nhưng sự cải cách chỉ nửa vời. Dù đổi tên nhưng ngành văn hóa của chính quyền và MTTQ vẫn phải cùng xây dựng “Gia đình văn hóa” trái với Hiến pháp 2013. Do đó trong nhân dân cho rằng “bình mới nhưng rượu vẫn cũ”.

Ngày 19/1/2019, tại hội nghị triển khai công tác văn hóa thể thao và du lịch (VHTT&DL) năm 2019 do Bộ VHTT&DL tổ chức tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ sự không hài lòng khi lâu nay có quá nhiều vụ việc đau lòng do sự xuống cấp đạo đức xã hội và ông bộc bạch: không hề thấy bất cứ ai của ngành văn hóa lên tiếng mà chỉ có cộng đồng tự lên tiếng và khẳng định rằng những người làm ngành văn hóa chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình. Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo nhiệm vụ trọng tâm của ngành văn hóa trong năm 2019 phải là “xắn tay vực dậy đạo đức xã hội”.

Tuyên bố của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam là tiếng nói trung thực, quyết nói không với bệnh thành tích mà Bác Hồ cho là “nói dối”. Đó không chỉ là lời dạy của Bác mà còn là nguyện vọng của nhân dân đã được ghi rõ ở Điều 60 Hiến pháp 2013: “Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, có văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân”. 

Để làm tốt vai trò MTTQ, các đoàn thể nên để MTTQ hoạt động độc lập (dưới sự lãnh đạo của Đảng) theo chức năng của mình nhưng vẫn nằm trong cơ chế “Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý,  nhân dân phát huy quyền làm chủ thông qua trách nhiệm vận động, giám sát chính quyền, phản biện xã hội của Mặt trận cùng đoàn thể”.

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.