Lời của bố

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -

Trong mắt tôi từ bấy đến giờ bố vẫn luôn là một người đàn ông kiệm lời và khó gần. Mỗi ngày gia đình chúng tôi cũng ít gặp nhau, nhà neo người nhưng mỗi người lại một cuộc sống riêng và duy chỉ có bữa cơm chiều là lúc cả nhà đông đủ nhất. Mẹ đi theo gánh hàng chợ từ sớm, chỉ về khi muộn để kịp nấu bữa cơm trưa, làm đôi ba lần tôi những tưởng sẽ trễ giờ học buổi chiều. Còn bố thì làm công nhân ở một xưởng gỗ tận Phú Tài, cách nhà cả tiếng đi xe, mỗi sớm đều phải dậy từ khi mặt trời còn chưa tỏ mặt để chờ xe đưa đón cùng các cô chú làm chung trong xóm ra đầu đường đợi xe. Khi tôi dậy để phụ mẹ dọn hàng và chăm em thì bố đã đi làm rồi.

Tôi ít khi nói chuyện với bố vì tôi sợ bố. Đôi mắt bố lúc nào cũng đỏ ngầu và mỗi khi nhìn ai đó thường mang lại cảm giác rất giận dữ. Tuy nhiên, tôi luôn có thể cảm nhận một cách rõ ràng tình thương từ ông. Tôi còn nhớ nhiều lần khi bố đón tôi tan trường, vì ông vốn to cao nên khá nổi bật giữa những phụ huynh đứng chờ, tôi cũng rất vui khi chỉ cần nhìn thoáng qua là có thể thấy ông ngay. Nhưng khi nhìn bố, đôi mắt của ông luôn làm tôi sợ vì nó luôn có vẻ giận dữ, làm trước hết tôi luôn nghĩ không biết mình đã sai gì. Tuy nhiên, ngay khi vừa thấy tôi, đôi mắt tưởng chừng lúc nào cũng đỏ ngầu ấy lại mang bóng hình của một vầng trăng ngược, tự đôi mắt như biết cười và rất dịu dàng khi nhìn tôi. Khi lớn dần lên tôi mới biết, do vẻ ngoài khá gồ ghề và đáng sợ, lại thêm tính ít nói nên hầu như ai cũng sợ ông, duy chỉ có gia đình lúc nào ông cũng dịu dàng và yêu thương và phải tiếp xúc thật gần mới có thể cảm nhận được.

Bố rất kiệm lời kể cả khi trong nhà, nhưng sự yêu thương của ông không thể giấu được qua hành động. Từ bé, mẹ đã hay nói với tôi phải yêu thương bố thật nhiều vì bố sinh ra trong một gia đình không hạnh phúc nên bố không biết cách để thể hiện tình yêu thương. Nhưng với gia đình nhỏ này bố đã hy sinh rất nhiều. Mẹ luôn ốm nặng, trước còn xin đi làm được, sau một cơn đột quỵ thì chỉ có thể bán buôn ngoài chợ nhưng luôn có chúng tôi khi nghỉ tiết thì phụ thêm chứ không thể để một mình. Mọi gánh nặng đổ dồn trên vai bố nhưng chưa bao giờ bố than vãn nửa lời. Mỗi khi tôi thấy hiếm hoi bố la mẹ là vì mẹ cứ không chịu nghỉ ngơi sau khi bố đã tan ca làm cả ngày và đang chuẩn bị nấu cơm thay mẹ…

Từ khi còn bé dù luôn mang cảm giác sợ nhưng tôi lại rất thích quấn quýt lấy bố. Cứ lần mò chơi đồ chơi như thế nào rồi lát sau cũng sẽ lại gần bố, có cảm giác sẽ được bố che chở. Hình ảnh qua ánh đèn dầu một chiếc bóng to lớn và một chiếc bóng bé con in hằn trên bức tường vào những ngày mất điện. Bố không nói gì, thường làm những công việc vặt bên cạnh tôi và dường như ông cũng cảm nhận được tôi muốn ở cạnh ông nên thường ông di chuyển qua chỗ nào trong căn nhà nhỏ ông cũng bế thốc tôi qua cùng. Dần dà, cái bóng dáng to lớn ấy không làm tôi sợ nữa mà tôi chỉ có cảm giác như ông là một người anh hùng có thể cõng tôi trên vai và đi đến muôn thế giới.

Khi tôi lớn dần lên vào trung học, nhiều khoản tiền bắt đầu thành hình và những que kem mỗi cuối tuần bố mua cho tôi cũng ít dần thay vào đó tôi thấy gánh nặng cơm áo gạo tiền in hằn rõ bởi những nếp nhăn nơi vầng trán và mái tóc bạc dần của bố. Ông xin chuyển về gần nhà làm, vì sức khỏe mẹ ngày một yếu hơn và ông muốn đỡ đần mẹ. Ông vẫn thế, vẫn kiệm lời nhưng có thể thấy ông cáng đáng hết mọi việc trong nhà, từ nấu cơm, giặt giũ, khi chúng tôi tan học thì chỉ còn đỡ đần thêm chút ít. Dậy sớm trước nhất, ngủ sau cùng nhất.

Tôi lên đại học đi học xa, cũng lo cha mẹ già ở nhà, khi tiễn tôi lên xe, ông cũng chỉ hiếm hoi nói: “Ráng học, ở nhà có bố”. Nhưng tự nhiên tôi lại thấy vừa có sự rưng rưng rung cảm, vừa cảm thấy tin tưởng, cứ như người anh hùng trong tuổi thơ của tôi vẫn còn ở đây, dẫu thời gian đã không buông tha cho tuổi tác của người. Sau ít năm tôi tốt nghiệp, tôi về lại quê làm và mở một công ty nhỏ, khởi nghiệp bao giờ cũng khó khăn nhưng ít ra được ở bên gia đình và có thể chăm sóc cho bố mẹ. Những tưởng là có thể đền đáp được ơn sinh thành nhưng cuối cùng tôi vẫn mãi luôn là một đứa con nhỏ trong mắt bố mẹ…

Tết năm đó, bố tôi đột quỵ, tưởng chừng không qua khỏi. Trong phòng cấp cứu ông không nói gì chỉ nắm tay tôi thật chặt và nước mắt rơi làm tôi rất lo sợ… Ông hôn mê suốt mấy ngày, cũng may nhờ sự cứu chữa kịp thời nên ông đã hồi phục. Nhưng tôi vẫn còn nhớ như in câu đầu tiên mà khi mở mắt tỉnh dậy ông thều thào nói: “Con sắp đến giờ đi làm rồi, con đã chuẩn bị cơm để mang theo chưa?”.

Đọc thêm

Một thoáng rạ rơm

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Khi những hạt thóc căng mẩy màu vàng ươm đu mình cùng uốn cong thân lúa là lúc vào mùa gặt. Chiếc máy gặt đập liên hoàn hăng hái chạy những đường vòng đều đặn từ đầu ruộng đến cuối ruộng, từ ruộng này sang ruộng khác.

Vị sư hơn 30 năm "gieo" chữ cho con em ở phum sóc

Vị sư hơn 30 năm "gieo" chữ cho con em ở phum sóc
(PLVN) - Trong không khí tưng bừng đón mừng Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, Phóng viên Báo PLVN có dịp đến thăm Hòa thượng Hữu Hinh - Trụ trì chùa Ghositaram (còn gọi là chùa Cù Lao). Một ngôi chùa Khmer cổ đẹp nhất Đồng bằng sông Cửu Long tọa lạc tại ấp Cù Lao, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

Một số điểm mới giúp hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo

Ảnh minh họa!
(PLVN) - Nghị định số 95/2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ra đời đã có nhiều điểm mới nổi bật hơn so với Nghị định 162/2017, góp phần hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cũng như nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo thời gian tới...

Những hình ảnh ấm áp của hành trình thiện nguyện “Sống yêu thương”

Những hình ảnh ấm áp của hành trình thiện nguyện “Sống yêu thương”
(PLVN) -  Chương trình thiện nguyện của Ban Doanh nhân Pháp luật - Báo Pháp luật Việt Nam - đã kết thúc tốt đẹp nhưng những cảm xúc bồi hồi vẫn còn đọng lại trong những người tham gia chương trình. Nhiều hình ảnh rưng rưng vẫn còn được lưu giữ, như nhắc nhở chúng tôi phải luôn tâm niệm “Sống yêu thương”...

Sức khỏe tinh thần, xin đừng bỏ qua!

Tinh thần lạc quan, tích cực có tác dụng lớn với con người. (Ảnh minh họa - Nguồn: leep.app)
(PLVN) - Sức khỏe về tinh thần quan trọng không kém thể chất. Một người muốn sống lành mạnh, hạnh phúc, cần cân bằng giữa việc rèn luyện cả bên trong và bên ngoài.

Khánh thành di tích lịch sử văn hoá Đình làng Tía

Khánh thành di tích lịch sử văn hoá Đình làng Tía
(PLVN) - Sáng ngày 31/3/2024, thôn Tử Dương, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín đã long trọng tổ chức lễ Khánh thành Đình làng Tía. Đây là ngôi Đình được xây dựng từ lâu đời, nơi thờ thành hoàng làng và những người có công khai phá xây dựng và bảo vệ làng xóm.

“Tháng 3 giỗ mẹ” - tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Lễ hội Phủ Dầy được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm nhằm tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh. (ảnh: Báo Công luận)
(PLVN) - Từ sâu thẳm trong tâm thức văn hóa dân gian, hàng trăm năm nay, khắp trong Nam, ngoài Bắc, Nhân dân ta luôn có sự ngưỡng vọng, gửi gắm niềm tin ở Mẫu Liễu Hạnh - Mẫu nghi thiên hạ - người mẹ của muôn dân. Vào tháng 3 âm lịch hàng năm, nhiều nơi tâm linh đã tổ chức Lễ giỗ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh trang trọng nhằm tôn vinh, tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Bồ tát Phổ Hiền là ai?

Bồ tát Phổ Hiền được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo.
(PLVN) - Bồ tát Phổ Hiền được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo. Ngài và Bồ tát Văn Thù là thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni. Bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử đứng thị giả ở bên trái và Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng đứng thị giả ở bên phải.