Lời cảnh báo từ những dòng sông

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trung tuần tháng 3, trong một buổi đoàn công tác Bộ NN&PTNT khảo sát các công trình chống hạn mặn, lãnh đạo một tỉnh miền Tây đã đưa ra một đề xuất táo bạo. Ông cho biết địa phương đang phải gồng mình chống chọi với đợt cao điểm nắng nóng và hạn mặn khốc liệt. Mặn xâm nhập hệ thống sông rạch ảnh hưởng cuộc sống hàng chục nghìn hộ dân. Vì vậy, ông đề xuất dẫn nước từ các sông Hậu, Sài Gòn, Đồng Nai về để hạn chế khô hạn, sụt lún, thiếu nước.

Vị cán bộ này cho rằng dòng chính Mekong đang bị chi phối bởi một số quốc gia thượng nguồn. Trong khi đó, hệ thống sông Sài Gòn, Đồng Nai ở trong nước, ít bị ảnh hưởng. Nguồn nước từ các sông này nằm ở địa hình cao hơn nên có thể khơi một dòng kênh hoặc dùng hệ thống ống dẫn để nước chảy tự nhiên. Nếu không đủ tiền, có thể thi công hệ thống dẫn nước phục vụ sinh hoạt trước, sau đó mới tính đến nước cho sản xuất.

Đề xuất trên sau khi được đưa ra, đã được một số ý kiến đánh giá khó khả thi. Vào mùa khô hạn, các sông đều ít nước chứ không riêng gì một số khu vực miền Tây. Chưa nói đến vấn đề nước sông Sài Gòn, Đồng Nai có đang ô nhiễm không, nếu đưa về miền Tây cách hàng trăm km cần xử lý vấn đề an toàn vệ sinh thế nào; chỉ riêng chuyện chi phí bỏ ra rất lớn, cũng là một bài toán.

Hơn một tuần sau đó, tại Hội nghị công bố Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, đại diện Bộ NN&PTNT cho biết ý tưởng trên đã từng được Bộ nghiên cứu. Đáng tiếc, việc dẫn nước từ miền Đông về miền Tây tại thời điểm này là không thực hiện được vì lưu vực sông Đồng Nai hiện vẫn thiếu tới 5 tỷ m3 nước/năm và phải tiếp tục dẫn nước từ sông Bé về TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai. Hệ thống sông này còn đang thiếu nước thì không thể dẫn nước đi đâu được nữa.

Một thực tế khác, theo Bộ NN&PTNT, các dòng sông của chúng ta đang có nguy cơ tụt đáy, nghĩa là càng ngày đáy sông càng bị bào mòn. Do vậy, các công trình gắn với các dòng sông đều khó khăn trong việc lấy nước, gây ô nhiễm cho hạ du. Hay như hạn hán, xâm nhập mặn ở miền Tây, là quy luật thông thường của vùng giáp biển, nhưng hạn mặn đang có xu hướng đến sớm, kéo dài, nguy cơ ngày càng khốc liệt.

Và như vậy, đề xuất dẫn nước từ miền Đông về miền Tây, không chỉ là một đề xuất, mà còn là một lời cảnh báo từ những dòng sông về thực tế ở một số địa phương miền Tây đang rất khát nước ngọt. Là vấn đề xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng. Là cần có những giải pháp hữu hiệu nào?

Để giải “cơn khát” ở một số nơi miền Tây, Bộ NN&PTNT đã, đang có các giải pháp công trình để người dân có đủ nước cho sản xuất, sinh hoạt; như xây các cống lớn, góp phần tích nước, vận hành cho sản xuất, sinh hoạt, giải quyết nước ngọt.

Về lâu dài, các địa phương cần tuân thủ, triển khai chặt chẽ Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; thực hiện các giải pháp công trình và phi công trình (như chuyển đổi sang kinh tế biển hay nước lợ cho phù hợp) mà ở tầm nhìn vĩ mô Trung ương đã đặt ra; mục tiêu giảm thiểu nhiều nhất những thiệt hại.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

'Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh' trong thế giới đa cực

Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp tại Hà Nội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo báo cáo nghiên cứu vào năm 2019 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh (FALMI), khoảng 75% học sinh THPT thiếu hiểu biết cần thiết về các ngành nghề mà mình lựa chọn, theo đuổi sau khi tốt nghiệp. Vấn đề này dẫn đến có khoảng 60% học sinh nhận thấy bản thân mình đã có lựa chọn sai lầm trong định hướng nghề nghiệp.

10 năm Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu

Ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu dâng hương tại Đền Hùng. (Ảnh: Ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu)
(PLVN) - Ngày Giỗ Tổ được tổ chức vào 10/3 (Âm lịch) từ lâu đã là quốc lễ của dân tộc, được người dân Việt Nam trên mảnh đất hình chữ S thân yêu và khắp nơi trên thế giới mong chờ. Nhằm thắp lên nghĩa đồng bào trên khắp muôn nơi, Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu đã được tổ chức từ năm 2015 đến nay.

Chờ tin vui từ lương hưu

Từ 1/7/2024, cùng với cải cách tiền lương, những thông tin về đề xuất tăng lương hưu đang mang lại niềm hy vọng cho nhiều người về hưu. (Ảnh minh họa - Nguồn: BHXHVN)
(PLVN) - Từ 1/7/2024, cùng với cải cách tiền lương, những thông tin về đề xuất tăng lương hưu đang mang lại niềm hy vọng cho nhiều người về hưu, nhất là những người về hưu trước năm 1995 với mong muốn lương hưu được cải thiện trước sự tăng cao của giá sinh hoạt.

Những trang sử lẫy lừng viết bằng cọc nhọn trên Bạch Đằng giang

Phá giặc trên sông Bạch Đằng (Tranh - Nguồn: QN).
(PLVN) - Sông Bạch Đằng là con đường thủy tốt nhất để đi vào Hà Nội (Thăng Long ngày xưa) từ miền Nam Trung Quốc, từ cửa sông Nam Triệu các chiến thuyền đi vào sông Kinh Thầy, sông Đuống và cuối cùng là sông Hồng, đoạn chảy qua Hà Nội ngày nay. Nơi đây cũng ghi dấu 3 trận đánh vẻ vang, cha ông ta lợi dụng con nước vùi chôn quân xâm lược.

Ngày mai (28/4) khu vực nào nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia ngày mai (28/4) nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì ở nhiều khu vực trên cả nước. Đặc biệt có một số khu vực nắng nóng với nhiệt độ có nơi trên 41 độ C.

Ninh Bình phấn đấu trở thành miền đất giàu về văn hóa, mạnh về kinh tế, xanh - sạch về môi trường.

Ninh Bình phấn đấu trở thành miền đất giàu về văn hóa, mạnh về kinh tế, xanh - sạch về môi trường.
(PLVN) - Ngày 27/4, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế "Phát huy vai trò, giá trị Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An trong xây dựng Đô thị Di sản thiên niên kỷ và kết nối các thành phố di sản thế giới" .

Kỉ niệm 30 năm thành lập Làng trẻ em SOS Đà Nẵng

Tặng quà tri ân cho các đoàn thể có thành tích nổi bậc
(PLVN) -  Nhằm kỉ niệm thành lập làng trẻ em SOS Đà Nẵng, sáng ngày 26/04 tại K142 đường Lê Văn Hiến, Khuê Trung, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, Làng trẻ em SOS Đà Nẵng phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tổ chức kỉ niệm 30 năm thành lập làng trẻ em SOS Đà Nẵng (1994-2024)

Đừng để suối Tiên “ngủ quên” trong mùa du lịch

Khu du lịch sinh thái suối Tiên (xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc) những năm qua đã trở thành điểm du lịch điển hình của địa phương. (Ảnh: V.Dinh)
(PLVN) - Sau nhiều năm đi vào hoạt động, khu du lịch sinh thái suối Tiên - hồ Thủy Yên ở xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã trở thành điểm du lịch điển hình của địa phương. Tuy nhiên, mới đây, Công ty TNHH Nhà nước MTV Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh có văn bản yêu cầu HTX nông nghiệp Thủy An đóng cửa khu du lịch sinh thái này vì chưa được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp giấy phép hoạt động.

Lời chia buồn

Lời chia buồn
(PLVN) -  Đảng ủy, Ban biên tập Báo Pháp luật Việt Nam được tin: